Làm thế nào để bố mẹ hiểu mình năm 2024

Jessica cùng cha mẹ ăn tối với vài người bạn của cha mẹ. Khi đang dùng bữa, một người bạn nói với mẹ của Jessica: “Bà không hình dung được đâu, hôm bữa tôi mới gặp Richard, người bạn trai cũ của bà lúc ở trung học”.

Cái nĩa của Jessica rớt xuống bàn. Cô chưa hề nghe kể về Richard!

“Ồ, mẹ có người khác trước bố sao? Con chưa hề biết điều này đó nha!”.

Như Jessica, bạn có bao giờ ngạc nhiên khi mới biết điều gì đó về cha mẹ chưa? Nếu thế, có lẽ bạn thắc mắc còn điều gì khác mình chưa biết về cha mẹ.

Tại sao có những điều bạn không biết về cha mẹ mình? Khi biết thêm về họ, bạn có thể được lợi ích nào? Làm sao bạn đạt được điều đó?

Có nhiều điều để biết

Tại sao có những điều bạn không biết về cha mẹ mình? Không sống gần cha mẹ cũng là một lý do. Bạn Jacoba, hiện nay 22 tuổi, cho biết: “Bố mẹ tôi ly dị khi tôi mới được tám tuổi. Sau đó, tôi chỉ gặp bố vài lần một năm. Tôi muốn biết nhiều điều về ông”.

Dù sống chung với cha mẹ đã nhiều năm, có lẽ họ vẫn chưa nói cho bạn biết mọi điều về họ. Tại sao? Như chúng ta, đôi khi cha mẹ cảm thấy ngượng ngùng về lỗi lầm họ đã phạm (Rô-ma 3:23). Có lẽ họ cũng lo rằng nếu cho bạn biết, bạn sẽ không tôn trọng họ hoặc sẽ dễ dãi hơn với bản thân.

Tuy nhiên, có những điều cha mẹ không nói với bạn chỉ vì chưa ai đề cập đến. Bạn Cameron nói: “Điều đáng ngạc nhiên là làm sao bạn sống với cha mẹ bao năm nay mà vẫn chưa biết hết về họ!”. Vậy, tại sao bạn không tìm cơ hội để hiểu rõ hơn về cha mẹ?

Lợi ích thứ nhất: Có lẽ cha mẹ rất vui khi thấy bạn quan tâm. Chắc chắn họ sẽ hài lòng vì bạn quan tâm hỏi han về đời sống họ. Điều bất ngờ là có lẽ họ còn cảm thông hơn với bạn và cảm xúc của bạn.—Ma-thi-ơ 7:12.

Lợi ích thứ hai: Bạn sẽ hiểu quan điểm của cha mẹ hơn. Chẳng hạn, ngày xưa cha mẹ bạn có thiếu thốn về vật chất không? Có lẽ vì vậy mà giờ đây họ chi tiêu tằn tiện, ngay dù bạn thấy không cần thiết.

Hiểu về lối suy nghĩ của cha mẹ như thế có thể hữu ích. Bạn Cody nhận xét: “Khi biết lối suy nghĩ của cha mẹ, trước khi nói, tôi có thể cân nhắc lời nói của mình tác động thế nào đến họ”.—Châm-ngôn 15:23.

Lợi ích thứ ba: Bạn dễ tâm sự về đời tư của mình hơn. Bạn Bích Ngọc, 18 tuổi, nói: “Tôi thấy khó nói với cha về người bạn trai tôi thích. Nhưng khi tâm sự với cha, ông kể cho tôi nghe về lần đầu tiên ông biết yêu và cảm xúc ấy rất tuyệt vời. Thậm chí, ông cho tôi biết về ngày hai người chia tay và ông đau khổ tới mức nào. Điều đó khiến tôi muốn kể cho ông nghe nhiều hơn về mình”.

Lợi ích thứ tư: Bạn có thể học hỏi. Kinh nghiệm sống của cha mẹ có thể giúp bạn đối phó với sự nản lòng và khó khăn của mình. Bạn Dũng, 16 tuổi, nói: “Tôi muốn biết làm thế nào cha mẹ có thể quán xuyến đại gia đình gồm nhiều người có nhu cầu thể chất, tình cảm và tâm linh khác nhau. Chắc hẳn tôi rút ra được một số bài học quan trọng từ họ”. Thật vậy, Kinh Thánh cho biết: “Người già-cả có sự khôn-ngoan, kẻ hưởng trường-thọ được điều thông-sáng”.—Gióp 12:12.

Hãy chủ động

Nếu muốn hiểu cha mẹ rõ hơn, bạn có thể làm gì? Sau đây là vài đề nghị.

Chọn dịp thích hợp. Không nhất thiết phải chọn dịp đặc biệt. Thay vì thế, hãy chọn những lúc bình thường. Chẳng hạn, có lẽ bạn cùng chơi trò chơi, làm việc nhà, đi chung xe hoặc đi bộ với cha mẹ. Bạn Cody, được đề cập ở phần trên, nói: “Lúc đi chơi xa và ngồi chung xe, tôi có cuộc nói chuyện bổ ích với cha mẹ. Chắc chắn tôi thích nghe nhạc hoặc ngủ, nhưng tôi thấy rằng việc chủ động trò chuyện luôn đáng công”.

Hãy chủ động hỏi. Sự thật là ngay vào những dịp thích hợp, có lẽ mẹ cũng không nói cho bạn biết về lần đầu tiên trái tim mẹ rung động, còn cha có lẽ không nói về lúc cha làm hư xe. Tuy nhiên, có lẽ cha mẹ sẽ nói cho bạn nghe những điều như thế nếu bạn hỏi.—Về những câu hỏi gợi ý, xin xem

Hãy linh động. Thường thì việc trả lời một câu hỏi sẽ dẫn đến câu chuyện hoặc đề tài khác. Có lẽ bạn muốn lái câu chuyện trở lại đề tài ban đầu, nhưng đừng làm thế! Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn không chỉ để thu thập thông tin mà là gần gũi hơn với cha mẹ. Một trong những cách tốt nhất để bạn làm điều đó là nói về những điều cha mẹ muốn nói.—Phi-líp 2:4.

Hãy sáng suốt. Kinh Thánh cho biết: “Ý định trong lòng người như nước sâu, nhưng người sáng suốt sẽ múc lấy”. (Châm-ngôn 20:5, Bản Dịch Mới). Đặc biệt bạn cần sáng suốt khi nói về những đề tài nhạy cảm đối với cha mẹ. Chẳng hạn, có lẽ bạn tò mò về những lỗi lầm của cha khi ông bằng tuổi bạn và nếu gặp lại vấn đề đó, ông sẽ giải quyết thế nào. Tuy nhiên, trước khi thảo luận những vấn đề ấy, bạn có thể nói: “Cha ơi, cho con hỏi... được không?”.

Hãy tế nhị. Khi cha mẹ kể cho bạn về họ, hãy “mau nghe mà chậm nói” (Gia-cơ 1:19). Cho dù làm gì đi nữa, đừng chế giễu hay chỉ trích cha mẹ về những điều mà họ chia sẻ với bạn. Những lời như: “Ồ! Con không tin là cha/mẹ làm điều đó!” hoặc “Thì ra đó là lý do mà cha mẹ quá khắt khe với con!” sẽ khiến cha mẹ không muốn nói thêm nữa. Bạn cũng không nên chia sẻ những điều riêng tư với người ngoài.

Không bao giờ là quá trễ!

Những đề nghị ở trên có thể giúp bạn hiểu cha mẹ mình hơn khi còn chung sống với họ. Nhưng nói sao nếu bạn đã ra riêng? Những nguyên tắc ấy có thể giúp bạn gần gũi với cha mẹ trở lại, ngay cả thiết lập mối quan hệ với cha hoặc mẹ mà bạn chưa thật sự hiểu rõ. Đó là điều mà bạn Jacob, được đề cập ở trên, đã làm được. Dù bây giờ sống tự lập, bạn cho biết: “Tôi đã hiểu rõ cha hơn và tôi vui về điều đó”.

Thế nên, dù sống ở nhà hoặc ra riêng, không bao giờ là quá trễ để hiểu rõ về cha mẹ. Vậy, sao bạn không thử áp dụng những lời đề nghị trong bài này?

[Chú thích]

Trong loạt bài này, một số tên đã được đổi.

ĐỂ SUY NGHĨ

◼ Bạn định dùng những điểm nào trong bài này để hỏi cha mẹ?

◼ Làm sao việc hiểu rõ hơn về cha mẹ giúp bạn hiểu thêm về bản thân?

[Khung/Hình nơi trang 12]

Hãy hỏi cha hoặc mẹ những câu như được đề nghị dưới đây:

HÔN NHÂN: Làm sao cha gặp được mẹ? Lúc đầu, mẹ có điểm nào làm cha ấn tượng nhất? Sau khi lấy nhau, cha mẹ sống ở đâu?

THỜI THƠ ẤU: Đời sống của Cha lúc nhỏ ra sao? Cha có hòa thuận với anh chị em ruột không? Ông bà nghiêm khắc hay là dễ dãi với cha?

HỌC VẤN: Cha học giỏi môn nào nhất? Môn nào cha dở nhất? Cha thích giáo viên nào nhất? Điều gì làm cho giáo viên ấy đặc biệt?

CÔNG VIỆC: Công việc đầu tiên của cha là gì? Cha thích nó không? Nếu được chọn thì cha thích làm gì nhất?

SỞ THÍCH: Nếu được đi du lịch bất cứ nơi nào trên thế giới, cha sẽ đi đâu? Cha muốn phát huy sở thích hoặc kỹ năng nào?

TÂM LINH: Cha có được ông bà dạy đạo từ nhỏ không? Nếu không, điều gì làm cha chú ý đến Kinh Thánh? Khi cố gắng làm theo nguyên tắc Kinh Thánh, cha gặp khó khăn nào?

NHỮNG ĐIỀU CAO QUÝ: Cha nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong quan hệ bạn bè? trong một gia đình hạnh phúc? trong cuộc hôn nhân thành công? Trong đời, cha nhận được lời khuyên nào có giá trị nhất?

Thử nghiệm: Chọn vài câu hỏi ở trên và thử đoán câu trả lời của cha mẹ. Sau đó, hãy hỏi những câu ấy và so sánh câu trả lời của cha mẹ với điều bạn đoán.

[Khung nơi trang 13]

DÀNH CHO BẬC CHA MẸ

Bạn đang ăn tối với chồng, con gái và một vài người quen. Trong lúc trò chuyện, một người bạn đề cập đến người mà bạn từng hẹn hò và đã chia tay trước khi gặp chồng mình. Chưa bao giờ bạn kể cho con nghe chuyện này. Và giờ đây con bạn muốn biết thêm. Bạn sẽ làm gì?

Thông thường, tốt hơn hết là nên vui khi con đặt câu hỏi. Suy cho cùng, bất cứ lúc nào con cái hỏi và lắng nghe bạn trả lời thì thật ra bạn đang trò chuyện với con—điều mà hầu hết các bậc cha mẹ mong muốn.

Bạn nên kể cho con nghe về quá khứ của mình tới mức nào? Dĩ nhiên, bạn muốn giấu kín những chuyện mình ngại nói ra. Tuy nhiên, khi thích hợp, việc cho biết một số lỗi lầm và khó khăn của bạn có thể hữu ích cho con. Tại sao vậy?

Hãy xem một thí dụ. Có lần sứ đồ Phao-lô đã tiết lộ: “Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính-dấp theo tôi... Khốn-nạn cho tôi!” (Rô-ma 7:21-24). Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã cho viết ra và lưu giữ những lời này trong Kinh Thánh hầu giúp chúng ta được lợi ích (2 Ti-mô-thê 3:16). Thật vậy, tất cả chúng ta được lợi ích vì có thể hiểu được điều mà ông Phao-lô thổ lộ.

Tương tự thế, việc nghe về những lựa chọn đúng đắn cũng như lỗi lầm của bạn có thể giúp con rút tỉa kinh nghiệm. Đành rằng, bạn sinh trưởng trong thời đại khác. Tuy nhiên, thời đại thay đổi nhưng bản tính con người thì không, các nguyên tắc Kinh Thánh cũng thế (Thi-thiên 119:144). Việc thảo luận những thử thách và cách bạn vượt qua có thể giúp con ở độ tuổi thanh thiếu niên biết cách giải quyết vấn đề của chúng. Bạn Cameron nói: “Khi khám phá ra rằng cha mẹ từng đối phó với những thử thách giống như mình, bạn nhận ra là cha mẹ cũng không khác mình cho lắm”. Bạn ấy cho biết thêm: “Lần sau, nếu gặp vấn đề, bạn tự hỏi không biết cha mẹ mình đã trải qua trường hợp này chưa?”.

Lưu ý: Không nhất thiết mọi câu chuyện đều kết thúc bằng lời khuyên bảo. Thật vậy, có lẽ bạn lo rằng con mình sẽ đi đến kết luận sai hoặc thậm chí cảm thấy chúng có quyền phạm lỗi như thế. Nhưng thay vì nói về những điều bạn muốn con mình rút ra từ kinh nghiệm này (“Đó là điều con không nên...”), hãy cho biết vắn tắt cảm nghĩ của bạn (“Nếu được quay trở lại, cha/mẹ nghĩ rằng cha/mẹ sẽ không làm thế đâu, vì...”). Nhờ thế, con bạn có thể rút ra một bài học có giá trị từ kinh nghiệm của bạn mà không có cảm giác là chúng đang bị thuyết giáo.—Ê-phê-sô 6:4.

[Khung nơi trang 13]

“Một lần nọ, tôi thú nhận với mẹ rằng khi chơi với bạn trong trường, tôi cảm thấy thoải mái hơn là với anh em trong hội thánh. Hôm sau, trên bàn tôi có một lá thư của mẹ. Trong thư, mẹ cho biết mẹ cũng từng không tìm được bạn trong vòng anh em đồng đạo. Mẹ đã nhắc tôi về các nhân vật trong Kinh Thánh, những người từng phụng sự Đức Chúa Trời, ngay cả khi không có ai bên cạnh để khích lệ họ. Mẹ cũng khen vì tôi đã cố gắng vun đắp tình bạn lành mạnh. Tôi đã ngạc nhiên khi biết rằng mình không phải là người duy nhất đương đầu với vấn đề này. Mẹ tôi cũng từng như thế, tôi hạnh phúc đến mức rơi lệ khi biết điều đó. Những điều mẹ kể đã khích lệ tôi rất nhiều và tôi đã được củng cố để làm điều đúng”.—Bạn Junko, 17 tuổi ở Nhật Bản.

[Hình nơi trang 11]

Xin cha mẹ cho bạn xem hình hoặc những đồ vật khác của họ thời xưa. Điều này thường dẫn đến cuộc trò chuyện sôi nổi

Làm thế nào để cha mẹ và con cái hiểu nhau?

Cha mẹ nên làm gì để thấu hiểu con cái?.

Luôn lắng nghe con trẻ ... .

Dành nhiều thời gian bên cạnh con cái. ... .

Đặt mình vào vị trí của trẻ ... .

Chú ý đến sở thích, mong muốn của con. ... .

Khích lệ và động viên trẻ ... .

Kiểm soát cơn nóng giận và trách mắng trẻ chừng mực. ... .

Quan sát cảm xúc của trẻ ... .

Trò chuyện với bạn bè của con..

Làm thế nào để bố mẹ yêu mình?

1Ăn cùng nhau..

2Kể nhau nghe về những điều đã xảy ra..

3Chơi cùng nhau..

4Tôn trọng nhau..

5Cho phép trẻ giúp đỡ cha mẹ.

6Âu yếm..

7Thể hiện tình cảm..

Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với cha mẹ?

9 cách để yêu thương và làm cha mẹ hạnh phúc trong cuộc sống ?.

Đáng tin cậy..

Dành thời gian cho cha mẹ..

Khen ngợi cha mẹ..

Thể hiện tình cảm..

Tự cảm thấy hạnh phúc..

Làm việc nhà..

Chuẩn bị một bữa ăn thật ngon..

Quan tâm, chăm sóc đến anh chị em của bạn..

Làm thế nào khi bị bố mẹ mắng?

7 cách vượt qua tổn thương khi bị cha mẹ trách mắng.

Mở rộng trái tim. Khi mở rộng bạn sẽ bao chứa được nhiều hơn. ... .

Tĩnh tâm, tìm ra nguyên nhân. ... .

Thấu cảm và bao dung. ... .

Ngừng tập trung vào nỗi đau. ... .

Bạn không phải người duy nhất bị la mắng. ... .

Ngừng việc oán giận, trách móc. ... .

Biết ơn những lời la mắng..