Làm lại the bảo hiểm mất bao lâu

Ngày đăng: 15:05 - 17/08/2021 Lượt xem: 39211 Cỡ chữ

Mất thẻ bảo hiểm y tế khiến cho việc thăm khám và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Vậy trường hợp mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm như thế nào? Bài viết dưới đây BHXH điện tử eBH sẽ hướng dẫn chi tiết trường hợp mất thẻ và thủ tục làm lại thẻ BHYT cho người tham gia.

Mất thẻ bảo hiểm y tế. 

1. Giải quyết trường hợp mất thẻ BHYT

Căn cứ theo Điều 18, Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp.

[1] Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

[2] Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

Như vậy, khi người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT sẽ phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT để tiếp tục được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

>>> Đối với khách hàng đang sử dụng phần mềm eBH của Thái Sơn có thể thực hiện nghiệp vụ cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ [504] gồm 4 bước Xem chi tiết

2. Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Đối với trường hợp bị mất thẻ bảo hiểm y tế người tham gia có thể làm đơn xin cấp lại thẻ dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tiếp người lao động thực hiện như sau:

Bước 1: Làm hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Người mất thẻ làm hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS]. Đối với người sử dụng lao động chuẩn bị bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS.

Thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:

  • Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.

  • Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.

Trường hợp người lao động tham gia BHYT tại các doanh nghiệp, đơn vị nộp hồ sơ trực tiếp cho doanh nghiệp, đơn vị nơi mình làm việc. Doanh nghiệp, đơn vị đại diện người lao động làm việc với cơ quan BHXH để được cấp lại thẻ BHYT.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra thông tin và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia. 

Thời gian cụ thể cấp lại thẻ BHYT như sau: 

  • Trường hợp người tham gia không thay đổi thông tin thẻ BHYT sẽ được cấp lại trong ngày.

  • Trường hợp thay đổi thông tin, thẻ BHYT sẽ được cấp lại không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

[Theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Quyết định 595 và Khoản 32, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH]

Quy định về khám chữa bệnh trong thời gian cấp lại thẻ BHYT:

Tại Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:

“3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”

Theo quy định trên, trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, tuy nhiên phải xuất trình được giấy hẹn cấp đổi thẻ BHYT theo quy định.

Như vậy, khi mất thẻ bảo hiểm y tế người mất thẻ cần làm các thủ tục để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế càng sớm càng tốt để đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế. Để tìm hiểm thêm các thông tin liên quan đến việc thay đổi thông tin trên thẻ BHYT, đổi thẻ BHYT người tham gia có thể truy cập tại website //ebh.vn để nắm thông tin nhanh nhất.

Cấp lại thẻ BHYT mất bao lâu?

Nguyễn Bích Ngân [tỉnh Bình Phước] hỏi: "Tôi xin cấp lại thẻ BHYT do bị mất thông qua dịch vụ trực tuyến thì sau bao lâu sẽ nhận được thẻ mới?".

  • Dùng ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh

  • Thẻ BHYT bị khóa khi nào?

  • Gia hạn thẻ BHYT ở đâu?

  • Từ ngày 1- 4, sử dụng mẫu thẻ BHYT mới

BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định đối với thủ tục cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT [ban hành kèm theo Quyết định số 222/QĐ-BHXH ngày 25-2-2021 của BHXH Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam], trường hợp cấp lại thẻ BHYT không thay đổi thông tin [do hỏng, mất] hoặc người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh thì thẻ BHYT sẽ được cấp lại và trả thẻ trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến [trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc ứng dụng VssID] cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất, bà có 2 lựa chọn để nhận lại thẻ [tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích].

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, em có thắc mắc mong Luật sư giải đáp:

Em tên là Lê Hồng Phúc, 26 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hôm vừa rồi đi làm trời mưa bị cảm, em đi khám bệnh nhưng do sơ suất đã làm mất thẻ. Vậy:

– Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất 2021 như thế nào?

– Xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?

– Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT mẫu TK1-TS như thế nào?

– Làm lại thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu?

Mong Luật sư tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi. Với câu hỏi các của bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc theo quy định được áp dụng đối với các đối tượng được quy định cụ thể của Luật bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang hướng tới mục đích thực hiện chế độ bảo hiểm y tế toàn dân, khuyến khích mọi người tham gia bảo hiểm y tế. Và thực tế đã cho thấy những lợi ích to lớn của việc tham gia BHYT, nhất là đối với những gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may gặp vấn đề về sức khỏe.

Đồng thời, tham gia BHYT cũng là hình thức để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, tham gia BHYT là một cách đóng góp khi lành, để dành khi chẳng may ốm đau.

Bảo hiểm y tế sẽ thực hiện chi trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh, thuốc men, xét nghiệm và hỗ trợ chăm sóc cho người tham gia BHYT với đúng mức hưởng và đúng nơi đăng ký được ghi nhận trên thẻ.

Thực hiện đi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế là cách hỗ trợ tốt nhất giúp người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn khác phần nào giảm bớt được gánh nặng chi phí khi ốm đau.

Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất 2021

Theo quy định tại khoản 1 điều 18 Luật bảo hiểm y tế được sử đổi bổ sung năm 2014 như sau:

“1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.”

Như vậy, trong trường hợp bạn làm mất thẻ BHYT thì bạn sẽ được cấp lại theo quy định của pháp luật. Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT được quy định tại khoản 4 Điều 27 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:

” 4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ

a] Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh [nếu có] theo Phụ lục 03.

b] Đơn vị: Bảng kê thông tin [Mẫu D01-TS].

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Theo đó, để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bạn bị mất, bạn cần chuẩn bị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS;

+ Giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân có ảnh [CMND, CCCD, Hộ chiếu,…];

+ Mẫu D01-TS với trường hợp thuộc đối tượng người lao động đóng bảo hiểm y tế bắt buộc, nộp hồ sơ qua đơn vị sử dụng lao động.

Xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?

Theo Khoản 3 Điều 3 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sửa đổi bởi Quyết định số 505/QĐ-BHXH về phân cấp quản lý thì:

” 3. Cấp thẻ BHYT

3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu.

3.2. BHXH tỉnh: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tỉnh.”.

Hiện nay, đa phần các đối tượng tham gia BHYT nộp hồ sơ tại BHXH huyện, do đó, thông thường BHXH cấp huyện là đơn vị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất. Trường hợp bạn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì nộp hồ sơ trực tiếp tại BHXH nơi cư trú [trước đó đã cấp phát thẻ] hoặc nộp tại tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ; trường hợp bạn đóng BHYT theo đối tượng người lao động thì thông qua công ty nộp hồ sơ tại BHXH cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT mẫu TK1-TS

Mẫu TK1-TS hay Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT là tài liệu bắt buộc cần có trong hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT. Song do quy định pháp luật về bảo hiểm thường xuyên có sự cập nhật nên không ít khách hàng lúng túng trong việc lấy mẫu và điền thông tin sao cho chính xác. Qua đây, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về mẫu TK1-TS hiện đang áp dụng:

Mẫu TK1-TS có thể tham khảo theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quý vị có thể tham khảo mẫu chúng tôi cung cấp:

Tải [Download] mẫu Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT mẫu TK1-TS

Làm lại thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu?

Điều 30 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sửa đổi bởi Quyết định số 505/QĐ-BHXH quy định:

” Điều 30. Cấp thẻ BHYT

1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

Theo quy định trên, thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế là khoảng 1-3 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời gian chờ cấp lại khi đến khám bệnh, chữa bệnh bạn phải xuất trình giy hẹn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ cấp theo Mu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP và giấy tờ chứng minh về nhân thân của mình.

Lệ phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Kể từ ngày 01/01/2017, khi Luật phí và Lệ phí năm 2015 có hiệu lực đã chính thức bãi bỏ quy định về thu phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

Như vậy, kể từ thời điểm đó, người tham gia bảo hiểm y tế trường hợp làm thủ tục cấp lại thẻ được miễn phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ

Căn cứ theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, quy định: Trong thời gian chờ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHYT vẫn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của BHYT.

Theo đó, trong thời gian người bệnh đi khám chữa bệnh vẫn sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám, chữa bệnh theo đúng phạm vi mức hưởng theo quy định.

Tuy nhiên, người bệnh để được hưởng đúng quyền lợi của bảo hiểm y tế trong thời gian đang chờ để được cấp lại thẻ, cần phải xuất trình cho cơ sở khám, chữa bệnh giấy hẹn của cơ quan bảo hiểm xã hội và kèm theo 01 loại giấy tờ tùy thân cá nhân có dán ảnh như chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp không có các giấy tờ này thì cần có Giấy xác nhận nhân thân có dán ảnh của UBND xã/phường/thị trấn.

Trên đây, là phần tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, bạn có thể tham khảo để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Và rất hi vọng bạn sẽ tiếp tục tin tưởng Luật Hoàng Phi của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề