Lá cờ LGBT có mấy màu

Bạn đang xem bài viết Cờ Lgbt Có Mấy Màu? Ý Nghĩa Từng Màu Là Gì? / 2023 được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Cờ LGBT có từ khi nào?

Tác giả của lá cờ đồng tính ngày nay thuở “sơ khai” ban đầu chính là Họa sĩ Gilbert Baker. Ông đã lấy cảm hứng từ hình ảnh của “Racing Flag” – lá cờ thường xuất hiện trong các giải đua xe F1 tốc độ trên thế giới để thiết kế cờ biểu tượng của LGBT. Tuy nhiên con đường để lá cờ 6 sắc này trở thành biểu tượng của người đồng tính trên thế giới là cả một chặng đường dài.

Sau khi thiết kế xong vào năm 1978, họa sĩ Gilbert Baker đã nghĩ đến ý tưởng kinh doanh bằng việc bán ý tưởng về lá cờ cầu vồng cho một công ty chuyên sản xuất cờ có tiếng là San Francisco’s Paramout để in cờ hàng loạt và giới thiệu ra thị trường. Tuy nhiên một sự cố đã nảy sinh. Chiếc cờ mẫu mà họa sĩ mang tới được nhuộm màu bằng tay toàn bộ, nhưng khi đem đến nhà máy họ lại không có sẵn loại vải màu hồng để sản xuất hàng loạt. Thế là lá cờ được giảm xuống còn 7 màu.

Trong cuộc diễu hành này, với quyết định của Ủy ban Diễu hành Tự hào năm 1979 lá cờ của họa sĩ Baker đã lần đầu tiên được biết đến rộng rãi khắp cộng đồng người đồng tính. Tuy nhiên lá cờ 7 màu đã được bỏ màu lam đi, để số màu trở thành số chẵn, như vậy có thể chia dọc theo đoạn đường diễu hành, mỗi bên ba màu. Màu xanh chàm cũng đổi thành màu xanh hoàng gia, sáng hơn, để tránh bị chìm vào màu tím bên cạnh.

Lá cờ lục sắc xuất hiện rộng rãi lần đầu tiên trong cuộc biểu tình tại San Francisco. Sự kiện này xảy ra để tưởng niệm cảnh sát người Mỹ Harvey Milk – người đầu tiên dám công khai xu hướng tính dục bị ám sát vào 10/1978, ngay sau khi ông vừa tuyên bố mình là người đồng tính.

Tại Việt Nam, lá cờ cầu vồng 6 màu được giới thiệu chính thức trong một sự kiện cộng đồng vào ngày 16/7/2011, tại buổi giao lưu mang tên “I♥”. Trước đó, hình ảnh cờ cầu vồng cũng thường xuất hiện trong các poster và dance party của Bitch Party Saigon.

2. Cờ LGBT có mấy màu? Ý nghĩa từng màu là gì?

Ngày nay lá cờ lục sắc trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của cộng đồng LGBT. Tại bất cứ đâu, chỉ cần nhìn thấy lá cờ này là mọi người biết đó là cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên năm 1978, cờ lục sắc đã qua nhiều lần thay đổi thiết kế, bớt một số màu rồi thêm lại do tình trạng thiếu hụt vải màu trên thị trường. Biến thể phổ dụng nhất bao gồm sáu sọc màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, và tím – chính là lá cờ lục sắc mà chúng ta thấy ngày nay.

Với ý nghĩa mang lại sự kết nối không biên giới, không giới hạn, 6 màu sắc tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, thể hiện niềm hy vọng cũng như sự khát khao cho cộng đồng những LGBT+ trên toàn thế giới.

Các gam màu trên lá cờ cũng mang những ý nghĩa sau:

Màu đỏ tượng trưng cho dũng khí.

Màu cam tượng trưng cho nhận thức và các khả năng.

Màu vàng tượng trưng cho sự thách thức.

Màu xanh lá cây thể hiện sự khích lệ và phấn đấu.

Màu xanh dương là hy vọng, sự chia sẻ, giúp đỡ, đấu tranh.

Màu tím tượng trưng cho sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết.

3. Lá cờ biểu tượng của từng nhóm nhỏ trong cộng đồng LGBT

Cộng đồng LGBT là một cộng đồng lớn bao gồm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới. Ngày nay, cộng đồng LGBT mở rộng hơn thành LGBTQ+, xuất hiện thêm những người toàn tính và vô tính. Trong mỗi nhóm nhỏ đều có một lá cờ biểu tượng của riêng họ.

Cờ của người đồng tính nữ (Lesbian)

Đồng tính nữ là những người bị thu hút, lôi cuốn, hấp dẫn về tình cảm và tình dục bởi những người phụ nữ khác. Lá cờ biểu tượng của cộng đồng đồng tính nữ gồm có 7 vạch màu thể hiện 7 màu son môi khác nhau.

Khác với lá cờ lục sắc dành chung cho cộng đồng giới tính thứ 3, lá cờ này dành riêng cho người đồng tính nữ, dạng “femme” (đồng tính nữ nhưng theo chiều hướng nữ tính). Những người này còn được gọi là “đồng tính nữ thích son môi”. Lá cờ xuất hiện từ năm 2010.

Cờ của người song tính (Bisexual)

Người song tính là những người bị thu hút, hấp dẫn về tình cảm, tình dục bởi cả đàn ông và phụ nữ.

Lá cờ của cộng đồng người song tính được thiết kế bởi Michael Page vào năm 1998. Màu hồng trên lá cờ tượng trưng cho sự hấp dẫn với người cùng giới, màu xanh tượng trưng cho sự hấp dẫn với người khác giới, và máu tím, màu trộn lẫn giữa hai màu nói trên, tượng trưng cho sự hấp dẫn với cả hai giới.

Cờ của người toàn tính (Pansexual)

Người toàn tính (Pansexual) là những người có thể có hấp dẫn về mặt tình cảm, tình dục hoặc cả 2 với bất kể xu hướng tính dục hay giới nào của đối phương. Người toàn tính hay tự nhận là những “kẻ mù giới” vì những yếu tố như giới hay giới tính không ảnh hưởng tới việc họ cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, tình dục của họ với bất kỳ ai.

Lá cờ này được cho là xuất hiện trên Internet từ giữa năm 2010. Dải màu hồng trên cùng đại diện cho những người phụ nữ đã xác định giới tính. Dải vàng đại diện cho những người khác giới, không có giới tính hoặc đơn giản là những người thuộc giới tính thứ 3. Cờ về giới này cũng dành cho những người có thể bị thu hút bởi bất kỳ giới tính nào.

Cờ của người vô tính (Asexual)

Người vô tính là những người không có hấp dẫn về mặt tình dục với bất kỳ ai hoặc ít có/hiếm có mong muốn với bất cứ hoạt động tình dục nào.

Cờ của người chuyển giới (Transgender)

Người chuyển giới là những người có bản dạng giới (suy nghĩ, cảm nhận về giới của bản thân) không trùng với cơ thể sinh học của họ khi sinh ra.

Lá cờ này được thiết kế năm 1999 bởi Monica Helms – một cựu lính hải quân Mỹ đã công khai là người chuyển giới nữ vào năm 1987. Ý tưởng khá đơn giản, màu hồng đại diện cho người chuyển giới nữ, màu xanh dương đại diện cho người chuyển giới nam còn khoảng trắng chính giữa đại diện cho những người không muốn dán nhãn chính mình.

Lá cờ của cộng đồng GenderQueer

Người genderqueer là những người cảm nhận về giới của bản thân không phù hợp với bất kì những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội. Genderqueer là một khái niệm rơi vào bất kỳ điểm nào nằm giữa nam và nữ.

Lá của người liên giới tính (Intersex)

Người liên giới tính (Intersex) là người có giới tính sinh học không điển hình là nam hay nữ. Theo các thống kê y khoa trên thế giới, hiện nay có đến 17 loại liên giới tính, và cứ 2000 người thì lại có 1 người là người liên giới tính.

Cờ của người lưỡng tính được thiết kế bởi tổ chức Intersex Human Rights Australia (IHRA) vào năm 2013 với tông màu chủ đạo không phải là hồng hoặc xanh để tạo sự khác biệt.

Giải thích ý nghĩa của lá cờ, IHRA cho biết: “Vòng tròn là không bị gián đoạn, tượng trưng cho sự trọn vẹn và đầy đủ cũng như tiềm năng của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang đấu tranh cho sự tự chủ về thể chất và tính toàn vẹn của bộ phận sinh dục. Lá cờ này tượng trưng cho quyền được làm người và quyền lựa chọn cách sống”.

Như vậy, mỗi một nhánh nhỏ thuộc cộng đồng LGBT đều có một lá cờ biểu tượng riêng. Điểm chung của chúng là đều gồm các sọc màu khác nhau, mỗi sọc màu lại có những ý nghĩa nhất định.

Lgbt là một khái niệm xuất hiện khá phổ biến trên Facebook hoặc các trang mạng xã hội, các kênh truyền thông, báo chí. Lgbt có nghĩa là cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender) trong tiếng Anh.

Lgbt là viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender lấy các chữ cái đầu ghép lại mà thành. Lgbt có thể hiểu là cộng đồng những người đồng tính. Lgbt là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender).

Lgbt thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c và bản dạng giới. Thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c của con người được chia thành 3 loại chủ yếu: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới.

Trong đó, Lgbt là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c và bản dạng giới thiểu số trong xã hội.

Cộng đồng Lgbt là gì trên facebook – “Life Gets Better Together”

Thuật ngữ Lgbt không phải là 1 từ chính thống trong pháp lý nhưng được nhóm người này chấp nhận và sử dụng rộng rãi (đặc biệt là những nước sử dụng tiếng Anh). Nhân đây thì mình cũng nói thêm về trào lưu hình đại diện hay avatar có nền 6 màu thời gian vừa qua trên cộng đồng giải trí facebook.

Ý nghĩa các màu sắc trong lá cờ cộng đồng LGBT

Các gam màu trong lá cờ cầu vồng có ý nghĩa như sau:

Màu đỏ – dũng khí

Màu cam – nhận thức và khả năng

Màu vàng – thách thức

Màu xanh lá – sự khích lệ và phấn đấu

Màu xanh dương – hy vọng, sự chia sẻ, giúp đỡ và đấu tranh

Màu tím – sự thống nhất và hòa hợp.

Biểu tượng lá cờ 7 màu của cộng đồng Lgbt có ý nghĩa gì?

Lgbt là gì ý nghĩa của lá cờ 7 màu cầu vồng. Biểu tượng của cộng đồng Lgbt là lá cờ 7 màu của cầu vồng gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím (red, orange, yellow, green, blue, indigo, violet).

Tuy nhiên, trong thực tế, người ta sử dụng biểu tượng không có màu chàm, và màu lam được thay bằng màu xanh cyan. Các avatar mà người dùng Facebook sử dụng trong những ngày gần đây chỉ có 6 màu (lục sắc: đỏ, cam, vàng, lục, xanh cyan, tím) như vậy.

Lá cờ 6 màu này là lá cờ được sử dụng chung cho cả cộng đồng LGBT, ngoài ra mỗi cộng đồng riêng lại có một biểu tượng riêng biệt, chẳng hạn như:

Cờ của cộng đồng người toàn tính (Pansexual) gồm 3 màu: hồng- vàng- xanh da trời.

Cờ của cộng đồng song tính (Bisexual) gồm 3 màu: hồng- tím- xanh dương

Cờ của người vô tính (Asexual) gồm 4 màu: đen-xám- trắng- tím than

Cờ của cộng đồng người chuyển giới (Transgender) gồm 3 gam màu chia thành 5 dải màu, cụ thể như sau: xanh da trời- hồng- trắng- hồng- xanh da trời.

Phong trào này là do vào ngày 26/06/2015 vừa qua, Mỹ đã thông qua điều luật cho phép việc kết hôn những người đồng tính trên khắp cả nước Mỹ. Và ông chủ facebook cũng tham gia hưởng phong trào đó cùng với cộng đồng LBGT qua việc thay đổi hình đại diên của mình có nền là cờ lục sắc 6 màu.

Đồng tính luyến ái nữ (Les là gì hay Lesbian là gì?)

Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, t.ì.n.h d.ụ.c hoặc việc yêu đương hay quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c giữa những người cùng giới tính với nhau trong một hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.

Với vai trò là một thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c, đồng tính luyến ái là một mô hình bền vững của sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu, và/hoặc hấp dẫn t.ì.n.h d.ụ.c một cách chủ yếu hoặc duy nhất đối với người cùng giới tính. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thực của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này.

Đồng tính luyến ái cùng với dị tính luyến ái và song tính luyến ái, là ba dạng chủ yếu của thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c con người, thuộc thang liên tục dị tính – đồng tính (Thang Kinsey).

Đồng tính luyến ái bản chất là một biến thể bình thường và tích cực của t.ì.n.h d.ụ.c con người, không phải là một bệnh hay sự lệch lạc tâm lý, và không phải là nguyên nhân gây ra các hiệu ứng tâm lý tiêu cực.

Nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ đã đang sống trong mối quan hệ gắn kết, mặc dù chỉ các hình thức điều tra dân số mới và thuận lợi chính trị tạo điều kiện cho việc bộc lộ, công khai xu hướng t.ì.n.h d.ụ.c bản thân của họ và thực hiện các điều tra nghiên cứu về họ.

Những mối quan hệ này là tương đương với các mối quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c khác giới trên các khía cạnh tâm lý thiết yếu. Đồng tính luyến ái đã từng được ngưỡng mộ cũng như lên án trong suốt quá trình phát triển nhân loại được lịch sử ghi lại, tùy thuộc vào hình thức của nó và nền văn hóa mà nó diễn ra.

Hành vi đồng tính cũng rất phổ biến trong thế giới tự nhiên, được quan sát và ghi nhận ở khoảng 1.500 loài động vật.

Đồng tính luyến ái nữ (Gay)

“Gay” là 1 từ chỉ chung những người “Đồng tính” không chỉ riêng con gái và con trai. Một người nam bị thu hút về mặt tâm hồn và thể xác bởi con trai chứ không phải con gái.

Giống như một mối quan hệ giữa con gái và con trai, mối quan hệ giữa hai con trai cũng bao gồm cả những rung động về mặt cảm xúc, tình cảm chứ không chỉ là hấp dẫn về thể xác như nhiều người lầm tưởng.

Không thể biết được một người là Gay hay không chỉ dựa trên bề ngoài đầu tóc, cách ăn mặc, đi đứng nói năng, … của họ. Vì có những “Gay” nam tính (Male) nhưng cũng có những “Gay” nữ tính (Bot).

Song tính luyến ái (Bisex hay bisexual là gì?)

Song tính luyến ái hay lưỡng giới (tiếng Anh: bisexual) là mối quan hệ hoặc hấp dẫn t.ì.n.h d.ụ.c của một người với cả hai giới tính nam và nữ. Người có thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c song tính luyến ái có thể bị hấp dẫn về mặt cảm xúc, tình cảm và t.ì.n.h d.ụ.c với cả người cùng giới tính và khác giới tính với mình.

Nó cũng chỉ sự công nhận về mặt cá nhân và xã hội đối với những người như vậy. Song tính luyến ái, cùng với đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái là ba thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c chính. Những người không bị hấp dẫn về mặt t.ì.n.h d.ụ.c với cả nam lẫn nữ được gọi là vô tính (asexual).

Theo nghiên cứu của Alfred Kinsey về t.ì.n.h d.ụ.c loài người vào giữa thế kỷ 20, nhiều người không chỉ là dị tính luyến ái hoặc đồng tính luyến ái mà nằm giữa hai loại này. Kinsey đánh giá sự hấp dẫn và thể hiện t.ì.n.h d.ụ.c trên một thang 7 điểm bắt đầu từ 0 (hoàn toàn dị tính luyến ái) đến 6 (hoàn toàn đồng tính luyến ái).

Theo nghiên cứu của Kinsey, phần lớn dân số thuộc loại từ 1 đến 5 (giữa dị tính luyến ái và đồng tính luyến ái). Mặc dù phương pháp của Kinsey đã từng bị chỉ trích, thang đo này vẫn được sử dụng rộng rãi để đánh giá sự liên tục của t.ì.n.h d.ụ.c loài người.

Song tính luyến ái đã được thấy trong các xã hội khác nhau và trong thế giới loài vật thông qua các tài liệu lịch sử. Tuy nhiên, các thuật ngữ bisexual (song tính luyến ái), heterosexual (dị tính luyến ái) và homosexual (đồng tính luyến ái) chỉ mới được sử dụng từ thế kỷ 19.

Người chuyển giới (Transsexual/Transgender là gì)

Người chuyển giới (tiếng Anh:Transgender) hay còn gọi là hoán tính, là trạng thái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính của cơ thể. Chẳng hạn, một người sinh ra với cơ thể nam nhưng cảm nhận giới tính mình là nữ hoặc một người sinh ra với cơ thể nữ nhưng lại cảm nhận giới tính của mình là nam.

Cảm nhận này không phụ thuộc vào việc người đó có làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay chưa. Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mình mong muốn gọi là người chuyển giới đã phẫu thuật.

Người chuyển giới hoàn toàn độc lập với thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c. Họ có thể thuộc xu hướng t.ì.n.h d.ụ.c dị tính, đồng tính hoặc song tính luyến ái…một số khác có thể xem xét định hướng t.ì.n.h d.ụ.c thông thường không đầy đủ hoặc không áp dụng đối với họ.

Những người chuyển giới được mô tả là những người khi sinh ra đã mang sắn một giới tính sinh học (dựa vào cơ quan sinh dục để phân biệt), nhưng tâm lý của những người này cảm nhận rằng giới tính của họ không giống với giới tính mà thể xác của họ đang có.

Không phải tất cả những người chuyển giới đều muốn thay đổi cơ thể họ, mặc dù một số khác thì cảm thấy mong muốn điều này. Tuy nhiên, hầu hết những người chuyển giới đều mong muốn thiết lập một vai trò xã hội phù hợp với giới tính mà tâm lý của họ tự xác định.

Là những người không hoặc hiếm khi bị hấp dẫn t.ì.n.h d.ụ.c với bất kỳ nhóm giới tính nào. Họ dường như thờ ơ với mọi quan hệ tình yêu, t.ì.n.h d.ụ.c trong xã hội. Người vô tính còn có tên gọi khác là Nonsexuality.

Pansexual (Toàn tính luyến ái)

Đây vẫn còn là khái niệm khá mới trong cộng đồng LGBT hiện nay. Toàn tính luyến ái được hiểu là những người bị cuốn hút bởi cái đẹp hoặc bất kỳ ai mang tới cảm xúc cho họ mà không hề quan tâm tới giới tính người đó ra sao.

Toàn tính luyến ái khác với song tính đó là họ có xu hướng hấp dẫn với toàn bộ các giới tính khác nhau mà không chỉ giới hạn ở 2 (song tính). Toàn tính luyến ái còn có tên gọi khác là Omnisexual.

Demisexual (Người khuyết tính)

Đơn giản là những người ban đầu không có bất kỳ sự cuốn hút đối với giới tính nào. Tuy nhiên đến thời điểm khi họ tìm được 1 người tạo cho họ sợi dây cảm xúc chặt chẽ bất kể cho đó là giới tính nào. Người khuyết tính có thể coi là nằm lưng chừng giữa người toàn tính và người vô tính.

Là thuật ngữ chỉ những người thuộc giới tính thứ 3 nói chung. Bao gồm toàn bộ người đồng tính, người vô tính, người toàn tính, song tính, khuyết tính…

Come out trong LGBT nghĩa là gì?

Come out trong LGBT được hiểu là hành động công khai giới tính thực của mình đối với xã hội sau khi người đó đã trải qua 1 quá trình tìm hiểu khám phá.

Come out có nghĩa là “lộ diện”, là khái niệm dùng để chỉ sự công khai của những người trong cộng đồng LGBT với những người khác về xu hướng t.ì.n.h d.ụ.c khác biệt của mình.

Chứng sợ đồng tính (Homophobia) là gì?

Chứng sợ đồng tính (Homophobia) ám chỉ những người có định kiến sâu sắc đối với những người đồng tính, dị tính nói chung. Đa phần những người này có thái độ tiêu cực, bài trừ, miệt thị… đối với cộng đồng LGBT.

Hội chứng sợ người chuyển giới (Transphobia)

Như cái tên của nó đã nói lên tất cả. Đây là nhóm người mang cảm giác ám ảnh, ghê sợ đối với những người chuyển giới hay hành động chuyển giới. Có thể đối với những giới tính khác họ vẫn cảm thấy bình thường nhưng riêng chuyển giới mang tới cho nhóm người này sự bài xích vô cùng lớn.

Gei trong LGBT có nghĩa là gì?

Gei trong LGBT được hiểu là bản thân người con gái hoặc 1 nhóm con gái thích 1 hoặc 1 nhóm con gái khác. Nếu như Gay là chỉ Nam x Nam thì Gei là cách nói vui chỉ Nữ x Nữ.

Ngoài LGBT, nếu bạn muốn tiếp xúc và tìm hiểu kỹ hơn về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới, nhất định bạn phải hiểu thêm về những thuật ngữ sau:

SB là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Soft Butch- là loại trong Les. SB gồm 2 loại SBM (SB mềm) và SBC (SB cứng).

SB mềm: là những người có tính khí giống con trai, và luôn nghĩ mình là con trai. Nhưng khi thể hiện ra bên ngoài vẫn giống con gái và chỉ yêu thích con gái.

SB cứng là những les có phong cách, dáng vẻ, cử chỉ và cách ăn mặc như con trai. Nếu chỉ nhìn về bên ngoài thì bạn sẽ không biết đó là một cô gái.

Trans guys là từ dùng để chỉ một người là con gái nhưng khi nhìn vào thì không ai có thể phân biệt được vì bề ngoài giống hệt con trai.

Fem là viết tắt của từ Femme- les yểu điệu, là những người có hình dáng, cử chỉ và cách biểu hiện ra bên ngoài giống hệt một người con gái bình thường, nhưng chỉ yêu thích con gái.

Tom chính là từ viết tắt của Tomboy. Những người này có cá tính, cách ăn mặc, ngoại hình và cách thể hiện giống với con trai- khá giống với SB cứng.

Tuy nhiên, họ không hoàn toàn là les 100% vì hiện nay nhiều bạn nữ thích phong cách tomboy và thể hiện ra bên ngoài sự mạnh mẽ của mình mà thôi.

SB và Trans guys khác nhau như thế nào?

Cả SB và Trans đều là những người có cơ thể ở dạng nữ nhưng thể hiện hành động và phong cách giống một người con trai. Nếu xét về mặt bản chất thì đây là 2 khái niệm chỉ những dạng người khác nhau. Cụ thể như sau:

Tính cách: Nếu so sánh về mặt tính cách, cử chỉ thì Trans thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả SB cứng.

Nhìn nhận về cơ thể: Trans luôn mong muốn và gần như tìm mọi cách để biến mình thành một người con trai.

Trong khi đó, SB cũng mong muốn trở thành một người đàn ông, nhưng họ không hề ghét những đặc điểm nữ tính của mình; thậm chí những bạn SB mềm còn thể hiện ra vẻ ngoài không khác gì những cô nàng khác.

Gay là một từ thường xuyên bị sử dụng một cách nhầm lẫn. Trên thực tế, “gay” chính là từ chỉ người đồng tính, không chỉ riêng đồng tính nam

Bot hay Bottom hay thụ đều là những từ dùng để chỉ những người đồng tính luyến ái bị động trong việc quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c. Nói nôm na, dễ hiểu thì là những người nằm dưới- đóng vai trò “vợ”.

Ngoài ra, với những bạn yêu thích nền văn hóa Nhật Bản, bot còn được biết với tên gọi “uke”. Đôi khi người ta cũng gọi những bạn bot thuần là “thuần 0”.

Ngược lại với bot, top hay công đều là từ dùng để chỉ những người đồng tính luyến ái chủ động trong quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c- những người nằm trên, đóng vai trò “chồng”.

Tương tự như bot trong tiếng Nhật được gọi là “uke” thì top trong tiếng Nhật được gọi là “seme”.

Nếu bot thuần được gọi là “thuần 0” thì top sẽ được gọi là “thuần 1”.

Nếu trong cộng đồng đồng tính có những người chuyên ở vai top hoặc bot thì cũng sẽ có những người có thể thay đổi vai trò của mình giữa bot và top liên tục.

Có nghĩa là, với đối tượng này họ có thể là top, nhưng với người yêu khác họ có thể là bot. Những người như vậy được gọi là “center”- ở giữa.

Hủ là từ thường được sử dụng để chỉ những cô nàng hoặc những anh chàng thích và bị thu hút bởi những cặp đôi nam- nam hoặc nữ- nữ.

Hủ nữ: cô nàng thích những cặp đôi đồng tính

Hủ nam: anh chàng thích các cặp đôi đồng tính

Đam mỹ: truyện hoặc phim nói về các cặp đôi đồng tính nam

Bách hợp: truyện hoặc phim nói về các cặp đôi đồng tính nữ.

Làm sao để một người biết mình là đồng tính hay song tính?

Lgbt là gì và làm cách nào để biết được mình là đồng tính hay song tính. Về cơ bản, người ta có thể không quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c mà vẫn biết xu hướng t.ì.n.h d.ụ.c của mình thích người cùng giới, khác giới hay cả hai.

Mỗi người đồng tính và song tính cũng có trải nghiệm rất khác nhau. Có người biết mình là đồng tính hoặc song tính từ lâu, sau đó mới có quan hệ yêu đương, t.ì.n.h d.ụ.c. Có người lại có quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c trước (với những người cùng giới hay khác giới) rồi mới tự xác định xu hướng t.ì.n.h d.ụ.c của mình.

Định kiến và phân biệt đối xử khiến nhiều người chối bỏ xu hướng t.ì.n.h d.ụ.c của mình, vì thế việc nhận ra bản thân là đồng tính hay song tính có thể là một quá trình diễn ra từ từ.

Ngày kỉ niệm Lgbt theo Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp quốc chọn ngày 17 tháng 5 hàng năm là “Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (Lgbt) – IDAHO” (Tiếng Anh: International Day Against Homophobia and Transphobia).

Ngày này được chọn để kỷ niệm sự kiện ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã “giải mã” thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c và công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Sự kiện 17/5 được tổ chức tại hơn 100 quốc gia, tại tất cả các khu vực trên thế giới từ năm 2004.

Sự kiện này được công nhận chính thức bởi nhiều Chính phủ và tổ chức quốc tế như Nghị viện Châu u và rất nhiều nhà chức trách địa phương. Hầu hết các cơ quan thuộc Liên Hiệp quốc cũng đánh dấu và kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ thể.

Các quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính

Mỹ – 2015: Trước khi hôn nhân đồng tính được công nhận trên toàn nước Mỹ ngày 26/6, nhiều bang của quốc gia này đã cho phép các đôi nam hoặc nữ kết hôn như Massachusetts, New York, Washington, Hawaii, New Mexico…

Trong đó, thành phố San Francisco, Los Angeles, Miami từ lâu được xem là thánh địa của các đôi thuộc giới tính thứ 3.

Ireland, 2015: Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận hôn nhân đồng giới bằng cách trưng cầu dân ý với đa số tán thành. Tại đây, các đôi có thể thực hiện bộ ảnh cưới với những tòa lâu đài tuyệt đẹp.

Tuy nhiên, họ phải thông báo trước vài tháng về kế hoạch làm đám cưới của mình và ở lại Ireland ít nhất 15 ngày để được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Phần Lan – 2015: Quốc hội nước này đã thông qua luật hôn nhân sửa đổi cho phép các cặp đồng tính kết hôn với 105 phiếu thuận và 92 phiếu chống.

Slovenia – 2015: Tháng 3 vừa qua, quốc hội nước này cũng vừa thông qua dự luật về quyền tự do kết hôn. Dù đang chờ chữ ký của Tổng thống, dự luật này cũng cho phép các đôi thuộc cộng đồng Lgbt (đồng tính nam, nữ, song tính và chuyển giới) nhận nuôi con.

Luxembourg – 2014: Với số phiếu thuận áp đảo 54/6, đất nước này đã thông qua dự luật mở rộng quyền tự do kết hôn với các cặp đồng tính. Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettle là lãnh đạo đầu tiên trong Liên minh châu u (EU) kết hôn với người tình đồng giới.

Scotland – 2014: Đất nước này có nhiều điểm đến được xem như “thánh địa của người đồng tính”, như Glasgow, Edinburgh cùng đường bờ biển đẹp tuyệt.

Pháp – 2013: Sau khi được luật pháp chấp thuận, Vincent Autin và Bruno Boileau là đôi đồng tính đầu tiên tổ chức đám cưới ở Montpelier.

Ngoài ra, Marais và Riviera cũng là các thiên đường dành cho cộng đồng này với nhiều trải nghiệm lãng mạn trong kỳ trăng mật. Lễ hội cho người đồng tính ở Pháp thường tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 6.

Anh – 2013: Ngoài các câu lạc bộ đêm ở London, Liverpool và Manchester cũng là những thiên đường vui chơi cho mọi người, đặc biệt là người thuộc giới tính thứ 3. Riêng Brighton còn được mệnh danh là “Thủ đô đồng tính”.

Brazil – 2013: Thành phố Rio de Janeiro cũng là địa điểm thân thiện với người đồng tính nhờ nhiều bãi biển đẹp, nhà hàng đẳng cấp và các trò vui chơi giải trí hấp dẫn cho đến đêm khuya.

Chủ nhật đầu tiên sau kỳ nghỉ Corpus Christi (thường là vào tháng 5 hoặc tháng 6), hàng triệu người sẽ tham gia lễ hội dành cho cộng đồng Lgbt ở Sao Paulo.

Uruguay – 2013: Là quốc gia thứ 3 ở Mỹ Latinh chấp nhận kết hôn đồng tính, nơi đây trở thành điểm đến an toàn và thân thiện cho cộng đông này.

Ở đây hay tổ chức các hoạt động vui chơi dành cho du khách đồng tính, trong đó nổi bật nhất là tuần lễ trượt tuyết được tổ chức ở thị trấn Queenstown vào trung tuần tháng 7 hoặc đầu tháng 8.

Đan Mạch – 2012: Ngay giữa trung tâm thủ đô Copenhagen có một quảng trường dành riêng cho người đồng tính với tên gọi “Quảng trường bình đẳng”. Nơi đây là một địa điểm tuyệt vời cho đôi tổ chức lễ thành hôn.

Liên Hiệp quốc và quyền Lgbt

Liên Hiệp quốc coi “Quyền Lgbt” (các quyền đối với cộng đồng Lgbt như: công nhận hôn nhân đồng giới đối với người đồng tính, cho phép chuyển đổi giới tính với người chuyển giới, công nhận hay cho phép nhận người Lgbt sinh con, nhận con nuôi… trong luật pháp) là vấn đề nhân quyền (quyền con người) và cần thực hiện tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết, trong gần 80 quốc gia trên thế giới thì yêu thương một người nào đó cùng giới vẫn được coi là bất hợp pháp, và ở nhiều nước vẫn còn nhiều công dân bị từ chối quyền được sống theo bản sắc giới tính của họ.

Cùng với bất bình đẳng trong trong luật pháp, hội chứng kỳ thị và phân biệt đối xử đang hàng ngày diễn ra để từ chối những phẩm giá con người căn bản của hàng triệu người trên toàn thế giới..

Trong một cuộc họp vào tháng 5 năm 2012 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phát biểu: “Trong tài liệu báo cáo của OHCHR cho thấy có một sự vi phạm đáng lo ngại ở tất cả các vùng miền.

Chúng tôi thấy một hình ảnh của phân biệt đối xử, kỳ thị nhắm vào những con người chỉ vì họ là người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hay chuyển giới. Có một sự bất công phổ biến tại những nơi làm việc, trường học và bệnh viện, có cả các cuộc tấn công, bạo lực kinh khủng, bao gồm cả tấn công t.ì.n.h d.ụ.c.

Có những người Lgbt đã bị bỏ tù, tra tấn, thậm chí bị giết. Đây là một thảm kịch lớn cho những người phải chịu đựng, và là một vết nhơ bẩn đối với lương tâm chung của chúng ta. Nó cũng là một sự vi phạm luật pháp quốc tế.”

Một báo cáo của tổ chức GLAAD ban hành vào tháng 2 năm 2011 cho thấy, 90% số người chuyển giới phải đối mặt với nạn kỳ thị tại nơi làm việc và tỷ lệ thất nghiệp gấp đôi tỷ lệ chung của dân số. Hơn một nửa số họ đã bị sách nhiễu hoặc bị từ chối khi cố gắng tiếp cận vào các dịch vụ công cộng.

Các thành viên của cộng đồng người chuyển giới cũng gặp phải sự phân biệt đối xử cao độ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Thực trạng LGBT ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Về số lượng người đồng tính ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số thực sự chính xác vì chưa có một cuộc thống kê chính thức mang tính quy mô và toàn diện được tổ chức. Theo ước tính của bác sĩ Trần Bồng Sơn , số đồng tính nam ước tính là khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số).

Một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện ước tính Việt Nam có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Việt Nam hiện đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59.

Theo báo cáo từ tổ chức WHO của Liên hợp quốc thì khoảng 3% dân số có thiên hướng t.ì.n.h d.ụ.c đồng tính, nếu lấy tỷ lệ này áp dụng cho Việt Nam thì hiện nay cả nước có khoảng gần 3 triệu người đồng tính.

Về số lượng người chuyển giới, năm 2015 Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã nhận được gần 600 hồ sơ cá nhân đề xuất sửa đổi giới tính mới sau khi họ đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới.

Ngày 24 tháng 11 năm 2015, quyền chuyển đổi giới tính chính thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi được Quốc hội thông qua.

Từ cuối thập niên 2000, cùng với sự cởi mở hơn đối với giới LGBT ở các nước phát triển, LGBT ở Việt Nam bắt đầu được đề cập và nhìn nhận dần dần ở nhiều lĩnh vực. Cho đến nay, mặc dù hôn nhân đồng tính chưa được hợp pháp hóa, Việt Nam là nước dẫn đầu ở Đông Nam Á trong công nhận quyền lợi của LGBT.

Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều nước trên thế giới, nam có quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c với nam ở đô thị vẫn tiếp tục là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV, đây là một trong những thử thách lớn cho công tác tuyên truyền và các hoạt động phòng chống HIV.

Luật pháp LGBT ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c đồng tính. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).

Các chính quyền trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật về quan hệ đồng tính. Luật Hồng Đức có đề cập đến hãm hiếp, ngoại tình, và loạn luân nhưng không nhắc gì đến đồng tính. Chính quyền thực dân Pháp cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa.

Mặc dù m.ạ.i d.â.m nữ là phạm pháp, luật pháp không đề cập gì đến m.ạ.i d.â.m nam. Tuy nhiên, những hành vi đồng tính có thể bị khởi tố dưới các tội danh như “vi phạm luân lý”. Trong những trường hợp hiếm hoi mà hành vi đồng tính bị trừng phạt, tội danh là “ngoại tình” hay “hãm hiếp”.

Từ cuối thập niên 1990, một vài đám cưới đồng tính rất hiếm hoi xuất hiện nhưng đến cuối thập niên 2010 nhiều đám cưới được tổ chức khắp các tỉnh thành. Ngày 7 tháng 4 năm 1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh giữa hai người nam.

Tiệc cưới diễn ra tại một khách sạn với 100 khách mời, và bị nhiều người dân phản đối. Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận. Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua quy định cấm hôn nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998.

Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái trong các “tệ nạn xã hội” cần phải bài trừ như m.ạ.i d.â.m và m.a t.ú.y.

Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc “xác định lại giới tính” đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Khác với người đồng tính, những người này là do bị dị tật bẩm sinh về thể xác, cần phẫu thuật để điều chỉnh lại bộ phận bị dị tật.

Tháng 7 năm 2012, Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có thể công nhận hôn nhân đồng tính; việc này làm nhiều báo chí nước ngoài cho rằng Việt Nam có khả năng trở thành nước châu Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính.

Tại một cuộc đối thoại trực tuyến, bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết “cá nhân tôi cho rằng, việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính cần phải dựa trên những nghiên cứu hết sức cơ bản, những đánh giá tác động nghiêm túc trên rất nhiều khía cạnh xã hội và pháp lý như quyền tự do cá nhân, sự tương thích với văn hóa, tập quán của xã hội và gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm, hậu quả xã hội của quy định pháp luật… Các vấn đề này đang được nghiên cứu trong quá trình chuẩn bị dự án Luật Hôn nhân và Gia đình.”

Ngày 1 tháng 1 năm 2015, một chỉnh sửa mới từ luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực, trong đó quy định sẽ không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, coi như hủy bỏ luật cấm năm 2000.

Tuy nhiên, theo Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” có ghi “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống.

Những chuyện tình đồng tính Việt đẹp nhất

Khi Việt Nam đã dần cởi mở và có cái nhìn thoáng hơn về cộng đồng LGBT, ngày càng có nhiều người dám công khai giới tính và tìm đến hạnh phúc của cuộc đời mình. Năm 2016 được đánh giá là một năm khá trầm với các hoạt động của cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện vui, những mối tình đẹp của người đồng tính, song tính và chuyển giới trên cả nước làm tốn không ít giấy mực của báo giới.

Mai Xuân Bảo (49 tuổi) – Trần Văn Hùng (37 tuổi)

Đầu tháng 4/2016, lễ cưới ngập tràn hạnh phúc của cặp đôi anh Mai Xuân Bảo (49 tuổi) – Trần Văn Hùng (37 tuổi) đã được tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa. Trải qua hơn 18 năm yêu đương với bao khó khăn, trắc trở, từ bàn tay trắng rồi cùng nhau vượt qua bao gian nan của cuộc sống, cuối cùng họ đã đến được với nhau.

Lê Vũ Phong – Nguyễn Ngọc Phong: cặp đôi hơn nhau 21 tuổi

Lê Vũ Phong là một người đàn ông 42 tuổi. Anh tình cờ gặp được người bạn đời của mình – chàng trai trẻ Nguyễn Ngọc Tuấn Phong, 21 tuổi trong một lần lướt facebook. Hai người đã có nhiều cuộc trò chuyện qua facebook mỗi tối, nhắn tin hỏi thăm nhiều hơn rồi cùng nhau đi ăn sáng, hẹn hò…

Cặp đôi bà Phương Phan và bà Tuyết Nhung

Ngày 30/7, đám cưới đồng tính nữ của cặp đôi bà Phương Phan và bà Tuyết Nhung đã gây xôn xao cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Dù đã bước sang độ tuổi cũng ít người kết hôn, kể cả với người dị tính, tại nhà hàng Quảng Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đám cưới của 2 cô đã diễn ra trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè.

“Tiến Thành x2”: Cặp đôi đồng tính cùng tên hot nhất Facebook

Cái tên Nguyễn Tiến Thành (Thành lớn) và Đặng Tiến Thành (Thành bé) được nhắc đến rất nhiều với cộng đồng LGBT trong năm 2016. Đơn giản, hai người đã có một chuyện tình đẹp và lãng mạn…

Khi được hỏi về việc có tổ chức đám cưới hay không, Thành cho biết: “Bọn mình nghĩ là yêu nhau thật lòng, nghiêm túc, sẽ nắm tay nhau lâu nhất có thể và nói với nhau rằng: “Ngày nào còn yêu nhau thì ngày đó còn đặc biệt!”.

Có lẽ, đó là điều mà các cặp đôi đều luôn mong muốn trong cuộc đời này; không cần hứa hẹn gì cả nhưng hãy yêu nhau thật lâu, nắm tay nhau thật chặt vì “ngày nào còn yêu nhau thì ngày đó còn đặc biệt”.

Chuyện tình lãng mạn của MC Ngọc Trang và Jay Lin

Cặp đôi của MC Ngọc Trang – Jay Lin được đánh giá là một mối tình siêu đẹp trong cộng đồng LGBT khi cả hai người đều khá nổi tiếng. MC Ngọc Trang là gương mặt quen thuộc với nhiều khán giả của đài truyền hình Việt Nam (VTV) qua nhiều chương trình như “Vì bạn xứng đáng”, “Chìa khóa thành công – CEO”, “Mua sắm thú vị”, “Không gian nghệ thuật VTV1”, “Tạp chí đẹp”,…

Lê Văn Cường (SN 1991, Biên Hòa) và Trần Trọng Nghĩa (SN 1993, Trảng Bom)

Những ngày cuối năm, cộng đồng LGBT tại Việt Nam lại ngập tràn tin vui khi được chứng kiến một đám cưới đồng tính nữa tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai; một đám cưới với tình yêu và sự chúc phúc của gia đình cả hai bên.

Tình cờ biết nhau qua mạng xã hội từ tháng 7/2015, Lê Văn Cường (SN 1991, Biên Hòa) và Trần Trọng Nghĩa (SN 1993, Trảng Bom) đã tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng. Để rồi gặp nhau, hẹn hò và hiểu nhau hơn, mối tình lãng mạn của họ cũng lớn dần cho đến khi cả hai người quyết định làm đám cưới.

Hi vọng những thông tin trong bài này có thể giúp bạn hiểu một phần nào đó về cộng đồng LGBT.

Ý Nghĩa 5 Màu Trên Lá Cờ Phật Giáo / 2023

Năm màu sắc của lá cờ Phật giáo: Xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam là biểu trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật; đồng thời ý nghĩa các màu sắc cũng tương ưng, nêu biểu gắn với Ngũ căn Ngũ lực.

> Người tu nên chọn pháp môn phù hợp với căn cơ của mình

Là những phương pháp tu học Phật quý báu có thể đưa người tu hành từ địa vị phàm phu đến các Thánh quả trong ba thừa.

Mỗi màu sắc có ý nghĩa, sự phân biệt khác nhau:

Màu trắng: tượng trưng Tín căn

Màu đỏ: tượng trưng cho Tinh tấn căn

Màu vàng: tượng trưng cho Niệm căn

Màu xanh dương: tượng trưng cho Định căn

Màu da cam: tượng trưng Huệ căn.

Năm màu sắc của lá cờ Phật giáo: Xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam là biểu trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật; đồng thời ý nghĩa các màu sắc cũng tương ưng, nêu biểu gắn với Ngũ căn Ngũ lực.

Ngũ căn

Là năm căn. Căn đây tức là căn bản, là gốc rễ, là nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.

Luận Trí Độ, quyển thứ mười, giải rằng: “Năm căn này là căn bản để phát sinh tất cả thiện pháp, nên gọi là ngũ căn”. Năm căn ấy là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn.

Chúng là sự phục sức trang nghiêm, là phương tiện công hiệu giúp người tu học thẳng tiến trên bước đường tu đạo, chứng quả.

1. Tín căn:

Là lòng tin mạnh mẽ vững chắc. Lòng tin này không giống như lòng tin mù quáng, vô điều kiện, bất chấp lý trí của phần nhiều ngoại đạo. Lòng tin ở đây là con đẻ của lý trí, là kết quả của sự suy luận sáng suốt, của sự quan sát kỹ càng. Đức Phật không bao giờ bắt buộc Phật tử tin một điều gì mà không suy luận được, không giải thích được.Vì lòng tin của người Phật tử khởi từ trí xét đoán. Bởi thế nên nó vô cùng vững chắc, mãnh liệt. Chính nó là căn bản phát sinh các hạnh lành, Phật dạy: “Tin là mẹ vô lượng của công đức”. Nhưng Phật tử tin cái gì? Phật tử tin Tam Bảo:

Tin Phật: Phật tử biết rằng đức Phật là đấng hoàn toàn giác ngộ, giải thoát. Vì thế, Phật tử suốt đời tin tưởng theo Phật, để hướng tiến đến sự giác ngộ, giải thoát mà Phật đã thân chứng.

Tin pháp: Pháp là chân lý, là sự thật mà đức Phật đã khám phá ra và truyền lại cho chúng ta. Hay nói một cách khác, pháp là giáo lý đúng như sự thật mà đức Phật đã thuyết minh. Chúng ta tin tưởng những giáo lý ấy, vì người nói ra là đức Phật, đã thân chứng được và giác ngộ được nhờ giáo lý ấy.

Tin Tăng: Tăng là người thực hành các giáo lý của Phật để giác ngộ mình và người, là kẻ thay Phật đưa cao ngọn đuốc chính pháp sáng ngời, để soi đường cho chúng sinh. Vì thế, Phật tử suốt đời quy hướng về Tăng.

Luận Trí Độ, quyển thứ mười, giải rằng: “Năm căn này là căn bản để phát sinh tất cả thiện pháp, nên gọi là ngũ căn”. Năm căn ấy là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn.

2. Tấn căn:

Tấn là tinh tấn. Tấn căn là sự dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập không bao giờ thối lui. Nếu đã có lòng tin chắc chắn mà không tinh tấn thực hiện, làm theo những điều mình tin, thì lòng tin suông ấy trở thành vô dụng, không đưa chúng ta đến đâu cả.

Vậy cho nên người Phật tử đã tin Tam Bảo, thì phải luôn luôn tinh tấn thực hành giáo lý của Phật.

3. Niệm căn:

Niệm là ghi nhớ. Ghi nhớ những gì? Mục tiêu của niệm là nhớ nghĩ đến những phương pháp thực hành: Niệm thí (tu tập bổ thí); Niệm giới (việc trì tịnh giới đoạn trừ phiền não); Niệm thiên (nhờ nghĩ đến cách tu tập 4 thiền định, để thanh lọc hết các phiền não).

4. Định căn:

Định hay tịnh lự do dịch nghĩa chữ Phạn là Dhyana (Thiền na). Định là lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chánh pháp, để suy đạt thật nghĩa của nó. Theo Luận Nhiếp Đại Thừa, định có thể chia làm ba bậc:

5. Huệ căn:

Huệ là trí huệ sáng suốt, thâm nhập được chân tướng của vạn pháp. Trí huệ ấy không có sự phân biệt, vì phân biệt là tác dụng của vọng thức, là mê lầm.

Nói một cách tổng quát giản dị, huệ căn là trí huệ do thiền định đã làm lặng sạch.

Ngũ căn và Ngũ lực vừa làm hai căn bản, vừa là nghị lực để phát sinh, tăng trưởng vô lượng công đức thù thắng.

Ngũ Lực

Ngũ lực tức là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của Ngũ căn. Nói một cách dễ hiểu: Ngũ căn như năm cánh tay, còn ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy.

1. Tín lực: tức là thần lực của đức tin, hay sức mạnh lớn lao, vi diệu do tín căn phát sinh.

2. Tấn lực: tức thần lực của đức tinh tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể san bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh.

3. Niệm lực: tức là thần lực của sự ghi nhớ, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.

4. Định lực: tức thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.

5. Huệ lực: tức thần lực của trí huệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.

Nói một cách tổng quát, những sức mạnh này là kết quả thu đạt được do sự kiên cố tu luyện của Ngũ căn. Nó như là một ngọn lửa bật lên sau khi người ta đã nỗ lực cọ sát hai cây củi vào nhau để lấy lửa.

Huệ căn là trí huệ do thiền định đã làm lặng sạch.

Diệu Dụng Của Ngũ Căn Và Ngũ Lực

Như chúng ta đã thấy ở trên, Ngũ căn và Ngũ lực vừa làm hai căn bản, vừa là nghị lực để phát sinh, tăng trưởng vô lượng công đức thù thắng.

Bất luận người nào, hễ đã lấy trí làm nền tảng, tinh tấn thật hành chính pháp (tấn), hằng ghi nhớ chánh pháp để tiến tu (niệm), tập trung tư tưởng để trừ sạch vô minh phiền não, đem diệu huệ vô phân biệt (huệ) để chứng chân như, thì người ấy thế nào cũng nắm chắc trong tay quả vị vô thượng Bồ đề. Vì sao? Vì người ấy đã có những thần lực vĩ đại (Ngũ lực) do Ngũ căn gây tạo. Với ngũ lực này, hành giả như người bộ hành có đủ phương tiện linh lợi, diệu dụng để băng rừng, vượt biển và đi đến đích cuối cùng. Đích cuối cùng của người tu hành theo chính pháp tức là thành Phật. Đến đích này, người ấy là ánh sáng của chúng sinh gieo mầm an lạc. Chính người mới có đủ thần lực, diệu dụng làm cho chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ.

Minh Chính (TH)

Ý Nghĩa Màu Vàng Là Gì / 2023

Đó là màu sáng nhất mà mắt người có thể nhìn thấy. Màu vàng có ý nghĩa đại diện cho tuổi trẻ, niềm vui, niềm vui, ánh nắng mặt trời và những cảm giác hạnh phúc khác. Đó là một màu sắc vui vẻ và tràn đầy năng lượng – tổng quan về ý nghĩa màu sắc

Màu vàng thường được sử dụng cho đồ chơi và quần áo trẻ em. Màu vàng thường khó đọc khi đặt trên nền trắng, vì vậy các nhà thiết kế phải cẩn thận khi sử dụng màu vàng. Nó nhanh chóng trở nên khó đọc và bạn có thể không nhận thấy điều đó. Mặc dù màu vàng là màu sáng và vui vẻ, nhưng nó có thể nhanh chóng trở nên bẩn và khó chịu, khi nó tiếp cận các màu tối hơn.

Bài viết khác:

Khám phá ý nghĩa màu vàng

Màu vàng là màu tốt nhất để tăng sự nhiệt tình trong cuộc sống của bạn và có thể đóng góp với sự tự tin và lạc quan hơn. Nó thích những thách thức, đặc biệt là các loại tinh thần. Trong tâm lý màu sắc, màu vàng được gọi là màu của giao tiếp. Đó là một diễn giả, nhà mạng và nhà báo tuyệt vời, những người làm việc và giao tiếp ở cấp độ tinh thần. Màu vàng là nhà khoa học, người liên tục phân tích mọi thứ và nhìn một cách có phương pháp trên cả hai mặt của một vụ án, trước khi đưa ra quyết định. Màu vàng cũng là nghệ sĩ giải trí, diễn viên hài và chú hề.

Màu vàng , màu của ánh nắng mặt trời, hy vọng và hạnh phúc, có những liên tưởng mâu thuẫn. Một mặt màu vàng tượng trưng cho sự tươi mới, hạnh phúc, tích cực, rõ ràng, năng lượng, lạc quan, giác ngộ, tưởng nhớ, trí tuệ, danh dự, lòng trung thành và niềm vui, nhưng mặt khác, nó đại diện cho sự hèn nhát và lừa dối. Một màu vàng xỉn hoặc bẩn thỉu có thể đại diện cho sự thận trọng, bệnh tật và ghen tuông.

Màu vàng sáng là màu thu hút sự chú ý và khi được sử dụng kết hợp với màu đen, sẽ tạo ra một trong những kết hợp màu dễ nhất để đọc và nhìn từ khoảng cách xa. Đây là lý do tại sao xe buýt trường học, xe taxi và biển báo giao thông được sơn màu vàng và đen.

Nếu màu vàng được sử dụng quá mức, nó có thể có tác dụng đáng lo ngại. Ví dụ, một thực tế đã được chứng minh rằng trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn trong phòng sơn màu vàng. Quá nhiều màu vàng gây mất tập trung và làm cho nó khó hoàn thành một nhiệm vụ. Quá nhiều màu vàng cũng có thể khiến mọi người trở nên quan trọng và đòi hỏi cao. Quá ít màu vàng gây ra cảm giác cô lập và sợ hãi, bất an và lòng tự trọng thấp. Việc thiếu màu vàng có thể khiến người ta trở nên cứng nhắc, xảo quyệt, chiếm hữu hoặc phòng thủ.

Đá quý màu vàng được cho là hỗ trợ sự rõ ràng cho việc ra quyết định, tăng cường sự tập trung, tăng năng lượng và cung cấp cứu trợ từ kiệt sức, hoảng loạn, lo lắng hoặc kiệt sức.

Trong các nền văn hóa khác nhau, màu vàng có ý nghĩa khác nhau . Trong một số nền văn hóa, màu vàng tượng trưng cho hòa bình.

Ở Ai Cập, màu vàng để biểu thị người chết

Ở Nhật Bản, màu vàng tượng trưng cho sự can đảm

Ở Ấn Độ, màu vàng là màu của các thương gia

Màu vàng là về bản thân chúng ta

Nếu bạn đang trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống, bạn có thể thấy rằng bạn sẽ không chịu đựng được màu vàng rất tốt – điều này thường sẽ qua. Điều đó chỉ có nghĩa là hiện tại bạn cảm thấy khó đối phó với tất cả những điều mới mẻ trong cuộc sống của bạn, và màu vàng rung động quá nhanh đối với bạn, khiến bạn căng thẳng. Thêm một chút màu xanh lá cây hoặc một màu cam mềm mại trong cuộc sống của bạn trong một thời gian để khôi phục lại sự cân bằng năng lượng của bạn. Điều đáng nói là nhiều người già không phản ứng tốt với số lượng lớn màu vàng, vì màu sắc rung quá nhanh đối với họ.

Màu vàng đậm tượng trưng cho sự thận trọng, ghen tuông, sâu răng và bệnh tật.

Màu vàng nhạt gắn liền với trí thông minh, sự tươi mới và niềm vui.

Bạn có biết:

Cách màu vàng ảnh hưởng đến tâm lý tính cách

Các nghiên cứu cho thấy ý nghĩa của màu vàng có thể là sự ấm áp, vui vẻ, tăng hoạt động tinh thần, tăng năng lượng cơ bắp.

Làm cho nó dễ dàng hơn để đưa ra quyết định và suy nghĩ rõ ràng

Kích thích hệ thần kinh

Làm sắc nét bộ nhớ và sự tập trung

Khuyến khích giao tiếp

Khi bạn mua một chiếc xe màu vàng

Trẻ trung và có tâm trạng tốt

Màu vàng báo hiệu trí tuệ, sự ấm áp và bạn muốn thoải mái, bằng mọi giá

Xin chào! Tôi là Bá Nhuận, Sau khi tốt nghiệp Đại Học, tôi đã bắt đầu làm việc tại Vitamin News. Với đam mê tìm tòi về khoa học, tự nhiên, sức khoẻ, làm đẹp cũng như những điều bí ẩn trong 12 cung hoàng đạo. Mong rằng với những kiến thức mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích được bạn đọc. Cảm ơn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Cờ Lgbt Có Mấy Màu? Ý Nghĩa Từng Màu Là Gì? / 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tại sao lá cờ LGBT cờ 6 màu?

Lá cờ của cộng đồng người song tính được thiết kế bởi Michael Page vào năm 1998. Màu hồng trên lá cờ tượng trưng cho sự hấp hẫn với người cùng giới, màu xanh tượng trưng cho sự hấp hẫn với người khác giới, và máu tím, màu trộn lẫn giữa hai màu nói trên, tượng trưng cho sự hấp dẫn với cả hai giới.

Màu tím trong LGBT là gì?

Màu Tím tượng trưng cho sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết. Không chỉ vậy, bên cạnh lá cờ chung này thì mỗi một xu hướng tính dục đều có một lá cờ riêng của mình. Người song tính (bisexual) người có hấp dẫn tình cảm, tình dục với 2 giới. Lá cờ của cộng đồng người song tính được thiết kế bởi Michael Page vào năm 1998.

Lá cờ LGBT trước khi sửa thành lục sắc như ngày nay từng cờ bao nhiêu màu?

Baker đã khâu các màu sắc của cầu vồng lại với nhau để tạo ra lá cờ Pride ban đầu. Tám màu ban đầu đều ý nghĩa riêng. Lá cờ của Baker ngày càng trở nên phổ biến, đầu tiên là ở khu vực đồng tính nam ở San Francisco. Sau vụ ám sát Harvey Milk năm 1978, nhiều tổ chức đã thông qua lá cờ để tưởng nhớ thành tích của ông.

Cờ LGBT cờ tự khi nào?

Cờ LGBT được thiết kế vào năm 1978 bởi Gilbert Baker để dành cho Ngày tự do của người đồng tính (Gay Freedom Day) diễn ra tại San Francisco. Được biết, ông thiết kế lá cờ này nhằm thay cho biểu tượng tam giác hồng và là biểu tượng cho sự hy vọng, độc lập.