Kim taehyung là người như thế nào

Bài gốc: isn’t taehyung a romantic thinker?

r/bangtan
u/honeyoongi

Tôi vừa đọc bài phỏng vấn của BTS với tạp chí Paste và rất hứng thú với nó. Là một người luôn quan tâm đến thời trang, thật tuyệt khi thấy cách mà các chàng trai nhìn nhận và tạo dựng phong cách của riêng mình. Điều khiến tôi chú ý là cách mà Taehyung nói rằng: “Thời trang là một trong những điều quan trọng nhất trong đời em. Nó mang nhiều ý nghĩa với em và em bắt đầu nghĩ về nhiều điều thông qua thời trang.” Từ đây tôi bắt đầu nghĩ về cách Taehyung thể hiện con người mình và cậu ấy có vẻ là một người có lối tư duy lãng mạn (romantic thinker). Tôi muốn đề cập 1 chút về triết học ở đây, rằng trường phái lãng mạn và tư duy lãng mạn không nhất thiết là về tình yêu, mà là về khái niệm lãng mạn từ những năm 1800 – dựa trên tư tưởng đối lập với tư tưởng cổ điển (classical thinking) vốn thiên về logic hơn. Dù sao thì, trở lại với Taehyung, tôi nghĩ rằng một trong những yếu tố rõ ràng nhất chỉ ra tình yêu của Taehyung với thời trang là việc tủ quần áo của cậu ấy ngập trong Gucci. Fandom chúng ta sẽ dễ dàng kết luận rằng chúng ta bị ám ảnh với bộ đôi “Taehyung x Gucci” hơn là việc Taehyung cuồng Gucci thế nào. Điều khiến tôi có chút khó chịu là fandom chúng ta xem xét việc này khá hời hợt – kiểu “Ui Taehyung CUỒNG Gucci mà, ảnh quả là Gucci boy, ảnh sẽ mua bất cứ thứ gì của Gucci” hơn là nhìn nhận đó như là đánh giá của Taehyung về nghệ thuật, vốn là một thứ đã nằm sẵn trong con người của cậu ấy. Thời trang là nghệ thuật, Gucci trình diễn nghệ thuật, và Alessandro Michele (giám đốc sáng tạo của Gucci) là một nghệ sĩ. Tôi nhớ là Taehyung để hình đại diện kakao của anh ấy là sàn runway từ show thời trang Gucci lần thứ 16 và thậm chí còn bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình với Alessandro Michele ở profile Festa mới đây.

Điều khiến tôi thấy thú vị là cậu ấy có thể chỉ đơn thuần ghi nhớ tới cái tên “Gucci”, mà thay vào đó, cậu ấy viết cái tên Alessandro Michele bên cạnh các nghệ sĩ khác như Chet Baker và Van Gogh. Tôi ngưỡng mộ Taehyung rất nhiều vì điều đó, thật mừng khi thấy cậu ấy quan tâm đến thời trang và Gucci ở mức độ sâu sắc hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn tưởng tượng. Tôi thật sự khó chịu khi thấy mọi người nghĩ về Taehyung như một thằng ngốc hay người ngoài hành tinh, và tình yêu cậu ấy giành cho Gucci không có gì nhiều hơn “sự ám ánh”. Tôi nghĩ là nhiều người vẫn không nhìn nhận về cậu ấy nghiêm túc và nghĩ về những điều Taehyung nói. Cậu ấy rõ ràng có gu riêng về nghệ thuật và cái cách mọi người xem nhẹ việc đó thật đáng buồn, tôi nghĩ vậy. Tôi cũng nghĩ rằng việc kêu gọi sự chú ý của Gucci về Taehyung sẽ đem lại phản ứng trái chiều, và đơn giản là sẽ không xảy ra.

Còn mọi người nghĩ sao?


u/ faerypitta

“Flanderization: Hành vi xem xét một hành động đơn lẻ (thường là nhỏ) hoặc vết tích của một chủ thể trong công việc nào đó và phóng đại nó lên cho đến khi nó hoàn toàn trở thành bản chất chủ thể.”

Các fan thường phóng đại hóa các nghệ sĩ. Nhất là ở K-pop, có vẻ là vì ngành công nghiệp này tập trung vào việc duy trì hình tượng và hình ảnh cá nhân (nói xa hơn 1 tí, gương mặt là một khái niệm được nghiên cứu rất kĩ ở tâm lý học xã hội, đặc biệt khi liên quan đến Á Đông).

Tất nhiên, khái niệm này không giúp ta trả lời được câu hỏi tại sao chuyện đó xảy ra, nhưng mà tôi có 1 vài giả thuyết ở đây.

Đầu tiên là về hình ảnh – rất quan trọng với các idol và công ty. K-pop hoạt động dựa trên việc bán hình ảnh những chàng trai và cô gái trẻ như những người bạn trai, bạn gái lý tưởng. Đó là lý do họ không thể hẹn hò, bởi vì trong nhiều năm trời họ phải nói rằng fan của họ là số một. Việc hẹn hò sẽ phá vỡ ảo mộng đó. Âm nhạc không tạo ra tiền bạc ở K-pop, mà là nhờ vòa các hợp đồng quảng cáo, cơ hội diễn xuất, cũng như các tour diễn âm nhạc. Nếu một idol có hình tượng sạch sẽ thì các nhãn hàng sẽ cố gắng gắn tên họ vào hình ảnh idol đó (tận dụng sự phổ biến, dĩ nhiên), đây vốn là điều cơ bản trong kỹ thuật quảng cáo 101* rồi. Ở Hàn Quốc thì mọi việc còn đi xa hơn, khi mà khái niệm “hình ảnh cá nhân” được đề cao và áp lực mà xã hội đặt lên các idol là họ phải giữ một hình tượng hoàn hảo. Những nhãn hàng thành công sạch bóng scandal sẽ phải đòi hỏi người đại diện cho bộ mặt của họ cũng phải nói không với scandal.
(Trans: *Advertising 101: Kỹ thuật quảng cáo cơ bản đối với doanh nghiệp.)

Giả thuyết thứ 2 là một vài vấn đề về độ tuổi của fan K-pop. Các fan quốc tế thì không hẳn nhiều nhưng ở Hàn Quốc K-pop được định cho giới trẻ là chủ yếu. Đó là lý do khiến các idol phải thật dễ thương và trở nên hấp dẫn với khách hàng tiềm năng của họ (1 lần nữa, kĩ thuật quảng cáo 101).

Giả thuyết thứ 3 là tương tác giữa fan và idol. Dựa vào cách idol được quảng cáo – như là người bạn trai hay bạn gái trong mơ hoặc bạn thân, sao cũng được – các fan hâm mộ rất gần gũi với họ. Nó trở thành 1 mối quan hệ gần như sở hữu, khi mà bạn chưa bao giờ gặp thần tượng trước đó nhưng bạn lại có cảm giác rất thân quen, rằng bạn HIỂU RÕ họ. Thật dễ dàng để quên đi rằng thần tượng cũng là con người dưới lớp vỏ idol hoàn mỹ ấy. Hãy nghĩ về điều này: bạn có lẽ có một khuôn mặt thật và lớp vỏ ngụy trang khi ra ngoài xã hội. Khi đi chơi với bạn bè, bạn chắc hẳn chẳng để tâm mấy nhưng nếu đi phỏng vấn thì rõ là bạn sẽ trưng ra hình ảnh tốt nhất của mình. Như việc tôi đang trì hoãn công việc ngay lúc này nhưng dĩ nhiên là tôi sẽ nói với nhà tuyển dụng rằng mình là một người có đạo đức nghề nghiệp (bạn biết đấy, với những thứ tôi thật sự thích).

Bên cạnh đó, xã hội có 1 sự ám ảnh kì lạ với việc dán nhãn lên người khác. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này sau.

Quay lại với Taehyung.

Cậu ấy là người chịu ảnh hưởng từ sự phóng đại hóa của fan tệ nhất mà tôi từng thấy, kể từ khi ngụp lặn trong K-pop những năm 2008.

Tôi nói chắc chắn vậy vì hình ảnh debut của cậu ấy là “cute 4D alien boy”. À và các chàng trai đang 17 tuổi hử? Nghĩa là trong mắt mọi người sẽ là hình ảnh một cậu tóc vàng hoe dễ thương ngây ngốc. Và hình tượng này đã mắc kẹt với cậu ấy trong mọi khía cạnh. Chúng ta có gì? – sau 4 năm, đến bây giờ người ta mới bắt đầu tự hỏi về người đàn ông Kim Taehyung đằng sau lớp mặt nạ idol tên là V.

Vấn đề là đây. 1 trong những điều đầu tiên tôi làm sau khi biết BTS là xem Bon Voyage Season 1. Với tư cách là 1 người đi du lịch cũng kha khá, tôi nhận ra rằng cách người ta cư xử khi ra nước ngoài cũng nói lên rất nhiều điều về con người họ, kể cả khi có bị vây kín bới camera và các staff xung quanh. Taehyung, người mà, cho đến tận bây giờ đối với tôi vẫn là một anh chàng đẹp trai, được cho là một thành viên 4D – lại tạo ấn tượng về một người điềm đạm, 1 chàng trai tự lập. Đôi lúc còn hành động tự phát. Nhưng rõ ràng không vô dụng, hay là 1 đứa bé, hoặc bất cứ danh ngôn xàm xí nào tôi vẫn thấy họ gọi cậu ấy 24/7.

Và cậu ấy bây giờ là như vậy. Viết rõ rành rành ra đấy rằng cậu ấy là một người đam mê nhạc jazz, cậu yêu Van Gogh và Klimt, Mc Ginley, rằng cậu thích xem những phim indie u sầu của Đức và Nhật Bản, và cậu ấy là người mang nhiều tham vọng vượt qua những suy nghĩ xem thường của kẻ khác. Muốn học trumpet và saxophone. Muốn khám phá và cảm nhận nhiều hơn về nghệ thuật, phim ảnh và ca nhạc. Cậu ấy là người duy nhất nghĩ về “vocal” như là một thứ luôn hiện hữu trong tâm trí, có lẽ vì cậu ấy thực sự muốn rèn luyện và trưởng thành hơn nữa.

Cậu ấy viết bài hát với Namjoon. Một bài hát với giai điệu mộng mơ giàu chất thơ. Và mọi người lại đi nói về việc ship cậu ấy với Jimin hơn là bàn luận về mối liên kết mà cậu ấy đã tạo ra với Namjoon (nếu thực sự bạn muốn nói về việc ship). Kể cả những lời tán tụng cũng nửa đùa nửa thật. “Oh bài hát này nghe như là về Rapmon”. “Oh, không thể tin là V có thể deep như này”. Taehyung không được thừa nhận bởi những thành tựu của cậu ấy. Cậu ấy bị đóng khung vào định nghĩa “cute” và “alien”, “ồn ào” và “trẻ con”. Càng tiết lộ nhiều về bản thân, người ta càng cố gắng bóp méo tính cách cậu ấy cho vừa vặn với cái định kiến từ trước của họ. MBTI là một thứ xàm le mà các nhà khoa học thà chết chứ không thèm dùng, cơ mà hãy cứ cho là cậu ấy là 1 ENFP thật sự đi. Xét đến những khía cạnh khác, không chỉ những gì chúng ta đã biết về tính cách trên màn ảnh của cậu ấy (hăng hái, thân thiện, nhiệt huyết, ồn ã). Bởi vì ENFP còn có nghĩa là tự lập, sáng tạo, ưa phân tích, tò mò, sống nội tâm).

Dù sao thì.

Tôi không nghĩ Taehyung là một người tư duy lãng mạn. Tôi nghĩ cậu ấy chỉ là khá bình tĩnh. Và phần còn lại là một con người đam mê nghệ thuật chính cống… Những nghệ sĩ được cậu ấy nhắc đến đều là những người theo trường phái tượng trưng hoặc các nghệ sĩ hiện đại.

>u/Baliren

Chúa ơi, cảm ơn vì đã đề cập rằng MBTI là rác rưởi, thật khó tưởng tượng là đầy rẫy các bài thảo luận toàn nói đến vấn đề này.

Về Taehyung, một trong những lời chỉ trích tôi đã từng đọc được là cậu ấy có sự hiểu biết nông cạn về thời trang. Ôi cho tôi xin, chàng trai này chỉ mới chập chững tuổi 20. Tôi thích việc cậu ấy khám phá về rất nhiều chủ đề như nhiếp ảnh, thời trang, nhạc jazz, phim ảnh, đó là những phẩm chất cần thiết cho một nghệ sĩ, kể cả khi cậu ấy chỉ biết những thứ cơ bản như Gucci. Bạn không thể nào cứ tự nhiên mà nói được về nhà thiết kế thiên tài bán được 12 bộ quần áo mỗi năm ở Yougoslavia, hãy thôi nói về mớ hipster rác rưới đó đi. Làm thế nào mà người ta bắt đầu quan tâm đến K-pop? Dĩ nhiên rồi, họ nghe Big Bang, EXO, SNSD, BTS.

Một chỉ trích khác mà tôi đọc được là sự hứng thú của cậu ấy có lẽ chẳng kéo dài. Đầu tiên thì, mấy người làm sao mà biết được; và thứ 2, rất nhiều nghệ sĩ chỉ dạo chơi trong nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau. Kể cả nếu cậu ấy sau này không thể trở thành một nghê sĩ kiêm người thổi đàn trumpet kiêm nhiếp ảnh gia, sự hiếu kì về nghệ thuật là cách bạn tạo ra khẩu vị riêng của mình và là lối trưởng thành của Tae với tư cách là một người nghệ sĩ.


u/V_si

Tôi rất mừng khi cậu chỉ ra sự khác biệt giữa V-trên màn ảnh và Taehyung, người đàn ông phía sau tấm màn đó. Cậu ấy nhận nhiều phản ứng trái chiều, đặc biệt là khi dạo gần đây Taehyung trở nên ủ rũ hơn không giống như trước đây, và rồi fandom bắt đầu tìm kiếm lý do đằng sau đó (Tôi ổn với việc này thôi, dù cũng quan tâm đến nó đấy, nhưng tôi ghét việc các fan tò mò quá trớn và hành xử như mẹ của cậu ấy, lol).

Hình ảnh của Tae trong tôi luôn là một người vô cùng sáng tạo. Điều đó thể hiện qua những lựa chọn mà ta nhìn thấy được (thời trang, nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh) hay tư duy bên ngoài chiếc hộp (suy nghĩ của cậu ấy về Tata quá sức sáng tạo luôn), Tae luôn có cách nghĩ khác hẳn mọi người. Cậu ấy sống cho hiện tại và không chấp nhận thực tế (có thể thấy trong tập Run phiên bản Kingsmen gần đây, khi mà cậu ấy dùng ánh sáng từ camera để soi đường. Đó là một ý tưởng thông minh và tháo vát, rất có chất đặc vụ – tôi nghĩ vậy. Và cậu ấy cũng chẳng thấy phiền khi bị trừ điểm vì vụ gian lận đó,đơn giản đó chỉ là một trò chơi, Tae đã có khoảng thời gian vui vẻ và chẳng thể để tâm đến mấy tiểu tiết như vậy), cậu ấy là kiểu thông minh đường phố (khi tập bóng chày, Tae quan sát đánh giá đường banh rồi mới bắt đầu đánh bóng).

Taehyung là một con người dễ xúc động, nói lên qua tình yêu của cậu ấy giành cho thiên nhiên, trẻ nhỏ và động vật. Nhưng cùng lúc ấy, cậu lại không hay biểu lộ điều đó ra bên ngoài. Tôi cảm giác rằng phần lớn những gì Tae nghĩ vẫn chưa được bộc lộ ra nhiều. Và những gì chúng ta nhìn thấy được là việc theo đuổi những thứ sáng tạo như thời trang, nghệ thuật, âm nhạc, vài cách ứng xử kì lạ của cậu ấy, như việc cậu ấy dùng số tiền trợ cấp trong BV1 cho 1 chuyến đạp xe. Cũng trong BV1, cậu ấy cố ý lạc đường để tận hưởng khung cảnh miền quê tuyệt đẹp. Tae thực sự diễn rất nhập tâm (diễn xuất của cậu ấy trong các MV thật đáng kinh ngạc), giống như những cảm xúc luôn chất chứa trong bản thân cậu ấy đã tìm được lối thoát khi cậu ấy khoác lên mình tấm áo kẻ khác. Bài hát solo mà cậu ấy góp phần viết nên trong Wings, “Stigma”, có giai điệu u buồn với những cảm xúc sâu sắc. Những lời nhạc đó chỉ có thể đến từ một người có những cảm xúc và suy nghĩ thấu đáo.

Tôi vẫn nhớ tai nạn nhỏ vào buổi phát sóng Christmas Party, các thành viên đang ngồi quây quần bên nhau và đột nhiên có một chú bọ bò trên chiếc bàn. Tae, cố không làm nó bị thương, cẩn thận gạt nó ra khỏi bàn và nói “Cuộc sống quý giá lắm”. Nhiều người sẽ nghĩ hành động này của cậu ấy là alien, nhưng với tôi, đó là lúc tôi thấy được Tae đang thể hiện cảm xúc chân thành của cậu ấy.
Thật đáng buồn khi người ta nhẫm lẫn sự trong sáng và tính cách có vẻ trẻ con của cậu ấy với sự thiếu trưởng thành. Thật đáng buồn khi cậu ấy vẫn bị mắc kẹt trong hình tượng “alien” do chính các fan tạo nên. Con người luôn phức tạp, và mỗi tính cách lại có nhiều khía cạnh khác nhau. Các idol cũng không phải là ngoại lệ.


u/vtae123

Tôi nghĩ những phản ứng tiêu cực xung quanh Taehyung x gucci bắt đầu từ việc những fandom khác chế giễu ARMY kêu gọi sự chú ý của Gucci về cậu ấy. Tôi đoán là các ARMY khác cảm thấy xấu hổ về chuyện đó nên mọi người mong muốn cậu ấy sớm chấm dứt “nỗi ám ảnh” Gucci đi – điều này theo tôi thật quá ích kỉ. Cũng có người không thích nhãn hiệu này. Không phải cậu ấy mà chính những ARMY trên Twitter và Instagram cố làm to mọi chuyện, tại sao Taehyung lại bị đánh giá vì nhãn hiệu thời trang cậu ấy ưa thích cơ chứ. Và cũng như bạn nói, nó không phải là chuyện ham mê vật chất mà là cậu ấy thật sự được truyền cảm hứng bởi người sáng tạo và toàn bộ ý tưởng của thương hiệu. Ý tôi là, dẫu cho bạn thấy xấu hổ hay nghĩ rằng nhãn hàng này thật ngớ ngẩn (thật sự thì tôi cũng thấy đồ của họ xấu vãi LOL) không có nghĩa là cậu ấy bắt buộc phải làm theo ý bạn.

Và tôi cũng mong mọi người hãy thôi ngay việc đánh giá rập khuôn các thành viên khác dựa trên nhận thức riêng của mình đi.


u/Oops_Pops

Tôi đồng ý. Tae có niềm vui thích trong việc biểu lộ sự sáng tạo của cậu ấy với thời trang. Tôi không thấy có sự khác biệt so với những người sáng tạo trong nghệ thuật, văn học và âm nhạc khác. Cậu ấy thích Gucci, nhưng không hề hời hợt. Nó tạo cảm hứng như vậy nên cậu ấy mặc nó thôi.

Trên phương diện trường phái lãng mạn, Taehyung không có vẻ giống như vậy. Cậu ấy bị rung động bởi thiên nhiên (còn nhớ cảnh cậu ấy thổi đóa bồ công anh trong Bon Voyage không? Và cả những bức ảnh chụp với tên Vante nữa), cậu ấy trân trọng các xúc cảm (cố gắng rap Cypher dù không có kĩ năng rap nhiều) và cậu ấy có suy nghĩ rất cấp tiến (biết phát âm tiếng Hàn theo cách thật kì lạ). Tuy nhiên, tôi tin là trường phái lãng mạn nên được đề cao như là một hướng cách tân, thách thức những quan điểm hàn lâm từ năm 1800. Vì lý do này, tôi sẽ không kết luận Taehyung là một người theo chủ nghĩa lãng mạn.

Nếu bạn nhìn theo hướng này, thời trang là một tiêu chuẩn mới trong xã hội ngày nay. Dẫu cho thời trang đã phát triển từ thời kì Phục hưng, quần áo là thứ giữ cho bạn được ấm áp và che chắn sự riêng tư khỏi tầm mắt kẻ khác. Niềm tin này vẫn luôn tồn tại. Việc đánh giá những người bỏ số tiền vào quần áo tương đương với những khoản thuê nhà, bảo hiểm v.v… là vô cùng lố bịch. Nếu phân tích ra, bạn sẽ thấy con người ta sẵn sàng bỏ tiền ra (kể cả khi họ không có nhiều tiền) vào những thứ khiến họ phát cuồng. Lấy ví dụ, thằng bạn game thủ của tôi tiêu 3000 bảng để mua PC mới, cùng hàng lố phụ kiện hỗ trợ và các game chỉ trong năm qua. Đúng là có những người mua quần áo để họ có thể khoác lác về thương hiệu và trở nên có giá hơn trong xã hội, cùng hàng tá bằng cấp; cũng như những kẻ mua xe hơi, máy tính để tạo dựng giá trị cộng đồng của bản thân. Tuy nhiên, cũng có những người trả tiền cho các nhà thiết kế thời trang bởi vì họ cảm nhận được niềm đam mê đằng sau những mẫu thiết kế đó và nó truyền cảm hứng cho họ (ví dụ như Tae) bởi vì họ tin tưởng số tiền họ bỏ ra tương xứng với chất lượng (khá là giống Namjoon). Điều này cũng tương tự với các mặt hàng tiêu dùng khác mà thôi.