Khổng cấp là ai

Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.

Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, ví dụ:

  • Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
  • Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
  • Trò chơi video và phần mềm máy tính
  • Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc

Văn phòng bản quyền có thông tin trực tuyến và bạn có thể hỏi ý kiến luật sư nếu bạn muốn biết thêm.

Có thể sử dụng tác phẩm được bảo vệ bản quyền mà không vi phạm không?

Có, trong một số trường hợp, có thể sử dụng tác phẩm được bảo vệ bản quyền mà không vi phạm bản quyền của chủ sở hữu. Để biết thêm về điều này, bạn có thể muốn tìm hiểu về sử dụng hợp pháp. Điều quan trọng cần lưu ý là nội dung của bạn có thể bị xóa theo khiếu nại vi phạm bản quyền, ngay cả khi bạn...

  • Tin tưởng chủ sở hữu bản quyền
  • Hạn chế kiếm tiền từ nội dung vi phạm
  • Bị tính phí cho bản sao của nội dung được đề cập
  • Nhận thấy nội dung tương tự xuất hiện ở nơi nào khác trên Internet
  • Đã mua nội dung bao gồm một bản sao cứng hoặc bản sao kỹ thuật số
  • Tự ghi lại nội dung từ TV, rạp chiếu phim hoặc radio
  • Tự sao chép nội dung từ sách giáo khoa, áp phích phim hoặc ảnh
  • Khẳng định rằng "không nhằm mục đích vi phạm bản quyền"

Một số người tạo nội dung chọn cung cấp tác phẩm của họ để sử dụng lại với một số yêu cầu nhất định. Để biết thêm về điều này, bạn có thể muốn tìm hiểu về giấy phép Creative Commons.

Google có thể xác định quyền sở hữu bản quyền?

Không.Google không thể hòa giải tranh chấp quyền sở hữu bản quyền. Khi chúng tôi nhận được thông báo gỡ xuống đầy đủ và hợp lệ, chúng tôi sẽ xóa nội dung như luật yêu cầu. Khi chúng tôi nhận được thông báo phản đối hợp lệ, chúng tôi sẽ chuyển tiếp thông báo đó cho người yêu cầu xóa. Nếu vẫn còn tranh chấp, việc này tùy thuộc vào các bên có liên quan để giải quyết vấn đề tại tòa.

Sự khác biệt giữa bản quyền và nhãn hiệu là gì? Bằng sáng chế thì sao?

Bản quyền chỉ là một dạng của sở hữu trí tuệ. Bản quyền không giống như nhãn hiệu, giúp bảo vệ tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, biểu trưng và các mã định danh nguồn khác không bị người khác sử dụng vì một số mục đích nhất định. Bản quyền cũng khác với luật sáng chế giúp bảo vệ phát minh.

Sự khác biệt giữa bản quyền và quyền riêng tư là gì?

Chỉ vì bạn xuất hiện trong video, hình ảnh hoặc bản ghi âm thanh không có nghĩa là bạn sở hữu bản quyền của tác phẩm đó. Ví dụ: nếu bạn của bạn chụp bức ảnh có bạn, họ sẽ sở hữu bản quyền với ảnh mà họ đã chụp. Nếu bạn của bạn hoặc người nào khác đã tải lên video, ảnh hoặc bản ghi về bạn mà không có sự cho phép của bạn và bạn thấy việc này vi phạm quyền riêng tư hoặc sự an toàn của bạn, bạn có thể muốn gửi khiếu nại quyền riêng tư.

Cách dễ nhất để gửi khiếu nại là sử dụng trình khắc phục sự cố pháp lý của chúng tôi.

Thông báo bản quyền phải bao gồm các yếu tố sau. Không có thông tin này, chúng tôi sẽ không thể thực hiện hành động theo yêu cầu của bạn:

1. Thông tin liên hệ của bạn

Bạn cần phải cung cấp thông tin cho phép chúng tôi liên hệ với bạn về khiếu nại của bạn, chẳng hạn như địa chỉ email, địa chỉ thực hoặc số điện thoại.

2. Mô tả tác phẩm của bạn mà bạn cho rằng đã bị vi phạm

Trong đơn khiếu nại của bạn, hãy chắc chắn mô tả đầy đủ và rõ ràng nội dung có bản quyền mà bạn đang muốn bảo vệ. Nếu nhiều tác phẩm có bản quyền được đề cập trong đơn khiếu nại, luật pháp cho phép danh sách đại diện của các tác phẩm đó.

3. Mỗi URL bị cáo buộc là vi phạm

Khiếu nại của bạn phải chứa URL cụ thể của nội dung mà bạn cho rằng vi phạm quyền của bạn hoặc chúng tôi sẽ không thể xác định nội dung đó. Thông tin chung về vị trí của nội dung là chưa đủ. Hãy bao gồm [các] URL của nội dung chính xác được đề cập.

4. Bạn cũng phải đồng ý và khẳng định cả hai điều sau đây:

  • ““Tôi thực sự tin rằng việc sử dụng tài liệu có bản quyền bị cáo buộc là vi phạm như mô tả ở trên không được chủ sở hữu bản quyền, người đại diện của chủ sở hữu bản quyền hoặc luật pháp cho phép”.
  • “Thông tin trong thông báo này là chính xác và tôi xin thề, theo hình phạt khai man, rằng tôi là chủ sở hữu bản quyền hoặc được ủy quyền hành động thay mặt cho chủ sở hữu độc quyền bị cáo buộc vi phạm”.

5. Chữ ký của bạn

Khiếu nại đầy đủ yêu cầu chữ ký thực hoặc điện tử của chủ sở hữu bản quyền hoặc đại diện được ủy quyền hành động thay mặt họ. Để đáp ứng yêu cầu này, bạn có thể nhập tên pháp lý đầy đủ của bạn để đóng vai trò là chữ ký của bạn ở cuối đơn khiếu nại.

Tiểu sử của Đức Khổng Tử

 

Đức Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất  [551 trước Tây lịch], đời vua Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu, tương  ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là tỉnh Sơn Đông nước Tàu.

Đức Khổng Tử là dòng dõi của Vi Tử Khải và Vi Tử Diễn, 2 người này đều là anh ruột của vua Trụ, con của vua Đế Ất nhà Thương [cũng còn gọi là nhà Ân].

Sau khi Châu Võ Vương diệt vua Trụ, mở ra nhà Châu, Ông Châu Công Đán hợp cùng Khương Thượng, sắp đặt cho Vi Tử  Khải làm vua nước Tống, để trông nom việc tế tự các vua nhà Thương. Vi Tử Khải mất, em là Vi Tử Diễn lên thay.

Cháu 13 đời của Vi Tử Diễn là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là thân phụ của Đức Khổng Tử.

Ngài lấy họ Khổng, bởi vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, biệt lập ra họ Khổng kể từ Khổng Phụ Gia, sau 5 đời Công Khanh thế tập ở nước Tống.

Thúc Lương Ngột có người vợ cả họ Thi, sinh được 9 người con gái, một người vợ lẽ sinh được một con trai nhưng bị què một chân, tên là Mạnh Bì, tự là Bá Ni.

Năm Thúc Lương Ngột 70 tuổi, sợ không có người kế tự,  mới sai người  đến  nhà họ Nhan để cầu hôn. Họ Nhan có 5 người con gái đều chưa gả chồng, có ý chê Thúc Lương Ngột quá già,  mới bảo với các con rằng:

- Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan Đại phu ở Châu Ấp đó không?

Bốn người con gái lớn đều làm thinh, người con gái út là Trưng Tại đứng dậy thưa rằng:

- Phép làm con gái, khi còn ở nhà thì theo lời cha, cha đặt đâu con xin ngồi đó.

Họ Nhan nghe con gái út nói thế thì lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc Lương Ngột.

Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sự hiếm hoi không có con trai nối dõi, nên cùng nhau vào núi Ni Sơn cầu tự. Khi Trưng Tại trèo lên núi Ni sơn, bao nhiêu lá cây đều rung động lên cả. Khi làm lễ cầu tự xong, đi trở xuống thì lá cây lại rủ xuống như cũ.

Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy Thần Hắc Đế triệu đến mà bảo rằng:

- Sau này, nàng sẽ sinh con Thánh, nhưng khi nào lâm sản thì nên vào ở trong hang núi Không Tang.

Đến khi nàng thức giấc tỉnh dậy thì biết mình có thai.

Một hôm khác, Trưng Tại mơ mơ màng màng như người chiêm bao, chợt thấy một Ông già đến đứng ở sân, tự xưng là Ngũ Tinh, dắt theo một con thú giống như con trâu con mà lại có một sừng, mình có vằn. Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phục xuống và nhả ra một cái ngọc xích, trên đó có thấy đề chữ: “Con nhà Thủy Tinh, nối đời Suy Châu mà làm vua không ngôi”.

Trưng Tại biết là điềm lạ, liền lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy. Khi tỉnh dậy, Trưng Tại thuật điềm chiêm bao ấy cho chồng nghe. Thúc Lương Ngột nói:

- Con thú ấy là con kỳ lân.

Gần đến sản kỳ, Trưng Tại hỏi Thúc Lương Ngột là hang núi Không Tang ở đâu ?

Thúc Lương Ngột nói:

- Núi Nam sơn có một cái hang đá, tục gọi là hang Không Tang.

Trưng Tại liền sửa soạn đến đó ở và sinh đẻ trong hang Không Tang đúng theo lời Thần nhân mách bảo. Đêm hôm sinh ra Khổng Tử, có 2 con rồng xanh từ trên Trời bay xuống nằm phục ở 2 bên sườn núi và có 2 vị Thần  Nữ  đem nước hương lộ đến gội đầu cho Trưng Tại. Gội xong thì biến đi. Khi Trưng Tại lâm sản, bỗng thấy trong hang đá có một suối nước nóng chảy ra để cho Trưng Tại tắm. Tắm xong thì suối cạn ngay.

Thúc Lương Ngột nói:

- Vì  ta cầu tự  nơi núi Ni sơn mà được đứa bé này, nên ta đặt tên cho nó là Khâu, tự là Trọng Ni.

Trưng Tại biết đứa con này sẽ làm nên việc lớn, nên hết sức nuôi nấng và chăm sóc con.

Ông Khổng Tử có tướng lạ lắm: Môi như môi trâu, tay như tay hổ, vai như vai chim uyên, lưng rùa, miệng rộng, hầu lộ, trán phẳng và cao, khi lớn, mình cao 9 thước 6 tấc [thước Tàu], có tính ham học.

 

Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất. Ngài sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo. Khi lớn lên, mẹ cho đi học, Ngài chơi với trẻ hàng xóm, thích bày trò cúng tế. Năm 15 tuổi, lập chí học tập. Năm 19 tuổi, Ngài cưới vợ, vợ của Ngài là con của họ Thượng Quan nước Tống.

Năm 20 tuổi, vợ Ngài sinh đặng một con trai. Hôm đó, Lỗ Chiêu Công sai đem đến ban cho Ngài một con cá chép [Lý ngư], nên nhân đó, Ngài đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư, để tỏ lòng tôn trọng vật của vua ban tặng. Về sau, Bá Ngư chết lúc 50 tuổi, chết trước Đức Khổng Tử. Con của Bá Ngư tên là Khổng Cấp, tự là Tử  Tư, sau theo học với Tăng Sâm, rồi làm ra sách Trung Dung.

Đức tính của Đức Khổng Tử

Đức Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận  mới thôi.

Tính Ngài ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh.

Thời kỳ tham chính và dạy học

Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gạt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.

Năm Ngài 25 tuổi thì chịu tang mẹ. Năm 29 tuổi, Ngài học đàn với Sư Tương, ở nước Lỗ.

Tuy làm chức quan nhỏ, nhưng Đức Khổng Tử đã nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, nên quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ, cho 2 người con trai là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo Ngài học Lễ.

Đức Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Châu,  để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò Ngài là Nam Cung Quát nghe vậy, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho Ngài một cổ xe song mã và vài tên quân hầu cận để đưa Ngài và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Đức Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ.

Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì Ngài đến quan sát và hỏi han cho tường tận. Ngài đến gặp Trành Hoành  để hỏi về Nhạc.

Khi ở Lạc Dương, Đức Khổng Tử còn tìm đến gặp Đức Lão Tử để hỏi về Lễ. [Xem trở lại Tiểu sử của Đức Lão Tử trong phần  Lão giáo, để biết việc đối đáp giữa 2 vị Thánh nhân] .

Đức Khổng Tử ở Lạc Dương khảo sát các việc xong thì trở về nước Lỗ.

Từ đó, sự học của Ngài càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng Ngài vào việc nước.

Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ngài theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Ở đây Ngài học được Nhạc thiều. Tề Cảnh Công mời Ngài tới để hỏi việc Chính trị. Vua Tề rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho Ngài, nhưng quan Tướng Quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho.

Năm sau, Ngài trở về nước Lỗ, thấy họ Quý dùng Dương Hổ để chuyên quyền, ý muốn tiếm đoạt. Ngài quay về quê lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh Hiền. Lúc đó Ngài được 36 tuổi.

Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định Công, Ngài được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, 4 phương lấy chính sự của Ngài làm khuôn mẫu.

Năm Lỗ Định Công thứ 10 [500 năm trước Tây lịch], Ngài phò vua Lỗ đi phó hội với Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ 3 khoảnh đất ở Quy Âm mà Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước.

Qua năm sau, Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu [Hình Bộ Thượng Thơ] coi việc hình án. Ngài đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình thạnh trị.

Sau 4 năm, Lỗ Định Công phong Ngài lên làm Nhiếp Tướng Sự  [Tướng Quốc], coi  việc Chính trị trong nước. Ngài cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính.

Đức Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão

Thiếu Chính Mão là một nịnh thần rất nguy hiểm dưới trào Lỗ Định Công. Bấy giờ, Đức Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị Đại Thần quyền thế trong triều, nhưng luôn luôn hỏi ý kiến của Đức Khổng Tử  mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng phần Thiếu Chính Mão, khi Đức Khổng Tử nói ra câu gì thì liền gièm pha khiến cho người nghe phân vân và đôi khi bị mê hoặc. Đức Khổng Tử mật tâu với Lỗ Định Công:

- Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tốt tất phải trừ bỏ cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ phủ việt [dùng vào việc hình] trong nhà Thái miếu bày ra ở dưới Lưỡng quán để dùng vào việc hình.

Lỗ Định Công thuận cho. Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị để bàn việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan người nói nên phá, người nói không nên phá.

Thiếu Chính Mão đón ý Đức Khổng Tử, nói rằng:

- Phá thành có 6 điều tiện:

1. Để tôn trọng quyền vua không ai bằng.

2. Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành.

3. Để ức quyền tư môn.

4. Để khiến cho kẻ gia thần lộng quyền không cho nương cậy.

5. Để yên lòng 3 nhà: Mạnh, Thúc, Quý.

6. Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta  làm mà phải kính phục.

Đức Khổng Tử tâu với Lỗ Định Công:

- Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chính trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết.

Các quan trong triều tâu:

- Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ ta, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết.

Đức Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công:

- Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm cho người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chính trị không thi hành nổi. Xin Chúa Công cho đem phủ việt ra để trị tội.

Đức Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến  Lưỡng quán mà giết đi.

Các quan trong triều đều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà: Mạnh, Thúc Quý, trông thấy cũng đều  kinh sợ.

Từ khi giết xong Thiếu Chính Mão, Lỗ Định Công và 3 nhà Mạnh, Thúc, Quý  mới một lòng nghe theo lời của Đức Khổng Tử. Nhờ vậy, Đức Khổng Tử chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân những điều lễ, nghĩa, liêm, sĩ, nên dân không còn nhiễu loạn mà chính trị  mỗi ngày một hay.

Ba tháng sau, phong tục biến cải cả: Các nhà buôn gà và heo không dám nhồi cám vào để dối người mua; trong khi ra đường, trai gái đi phân biệt nhau, không hỗn loạn, thấy của rơi ngoài đường thì không ai lượm, người nước khác du lịch đến nước Lỗ được tiếp đãi tử tế, không để cho thiếu thốn.

Dân nước Lỗ có làm một bài ca để tán tụng công đức của Khổng Tử. Bài ca ấy được truyền tụng sang nước Tề. Tề Cảnh Công lo ngại nói rằng:

- Nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu ắt nên nghiệp Bá, tất họa đến nước Tề, ta biết làm thế nào?

Quan Đại Phu Lê Di tâu rằng:

- Chúa Công lo nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu, sao không lập cách ngăn đi.

Tề Cảnh Công nói:

 - Nước Lỗ giao quyền chính trị cho Khổng Khâu, ta dùng cách gì mà ngăn trở được?

Lê Di tâu:

- Tính con người ta, hễ được cường thịnh tất sinh lòng kiêu mạn. Xin Chúa Công lập một Bộ Nữ Nhạc mà đem dâng vua Lỗ. Vua Lỗ mà nhận Bộ Nữ Nhạc tất sinh lười biếng mà chán Khổng Khâu. Bấy giờ tất Khổng Khâu phải bỏ nước Lỗ mà đi, Chúa Công mới có thể ngồi yên được. 

Quả vậy, Lỗ Định Công, không nghe lời can gián của Đức Khổng Tử, nhận Bộ Nữ Nhạc thì mê say theo, bỏ bê việc triều chính, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho Họ Quí. Đức Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được, lại có thể bị hại vì lời gièm siễm của bọn gian thần.

Do đó, trong ngày Lễ Tế Giao, vua Lỗ không nhìn đến, cũng không đem phần thịt tế biếu cho các quan Đại Phu. Đức Khổng Tử nhân việc lỗi nhỏ của vua Lỗ mà xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu.

Thời kỳ soạn sách và dạy học trò

Khi trở về nước Lỗ, Đức Khổng Tử đã 68 tuổi. Ngài trở lại quê nhà để mở mang việc dạy học và soạn sách.

Tổng số môn đệ của Đức Khổng Tử có lúc lên tới 3000 người [Tam thiên đồ đệ], trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị Hiền.

Đức Khổng Tử san định lại các kinh sách của Thánh Hiền đời trước như: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch.

Ngài ghi chú các lời nói của Thánh Hiền đời trước, xếp đặt lại cho có thứ tự, chú thích những chỗ khó hiểu, nhất là với Kinh Dịch, Ngài chú giải rất kỹ.

Sau đó, Đức Khổng Tử viết ra sách Xuân Thu để bày tỏ cái Đạo của Ngài.

Đức Khổng Tử là bậc Chí Nhân Chí Thánh, nhưng Ngài vẫn khiêm tốn không dám nhận mình là Thánh nhân.

Đối với các môn đệ, Ngài rất dễ dãi. Hễ ai theo đúng lễ đến xin học thì Ngài không bao giờ từ chối. Ngài thâu nhận học trò, không kể giàu nghèo, con quan hay con dân. Ngài mở ra một nền giáo dục bình dân đại chúng, đào tạo được một lớp người trí thức mới, tài giỏi và có đức hạnh trong giới bình dân.

 

Sự giáo hóa của Ngài chủ yếu là làm sao cho sáng tỏ cái đức sáng của người, chớ không gom vào trong sự truyền thụ kiến thức. Đây là một phương pháp giáo dục rất hay để khai mở cái Tâm của con người vậy.

Đức Khổng Tử tạ thế

Mùa Xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14 [481 trước Tây lịch], người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân què một chân bên trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc. Khi trở về, Ngài than rằng: “Ngô đạo cùng hỹ!” [Đạo của ta đến lúc cùng !].

Sách Xuân Thu chép đến chuyện này thì hết, nên đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân Kinh. Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 [479 trước Tây lịch], một hôm Đức Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! [Núi Thái sơn đổ ư! Cây gỗ tốt hư hoại ư! Triết nhân mòn mỏi ư !].

Học trò của Ngài là Tử Cống liền đến hỏi thăm Ngài. Ngài nói: “Ta biết mình sắp chết”. Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi.

Mộ của Ngài ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

Ba ngàn đồ đệ của Ngài đều thương tiếc và than khóc, nguyện để tang Thầy 3 năm. Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự  trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm  mới thôi.

Chu vi đất quanh mộ của Đức Khổng Tử rộng chừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc. Học trò bảo nhau đi tìm các thứ hoa thơm cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh.

Tam Khổng, nơi ở và lăng mộ của gia tộc Khổng Tử tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

Nguồn: Phỏng theo: Đạo cao đài và các tôn giáo khác. //www.daotam.info/tusachdd.htm Và //vi.wikipedia.org/wiki/

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Video liên quan

Chủ Đề