Tại sao nam lại chết trước nữ

Một ngày nọ, bác sĩ Robert H. Shmerling [trường Y khoa Harvard] được vợ hỏi “Vì sao anh cho rằng anh sẽ chết sớm hơn em kia chứ?” Trước câu hỏi vô cùng thú vị của cô vợ, bác sĩ đã đưa ra một câu trả lời đậm chất “giáo sư Harvard”. Câu chuyện bên dưới sẽ khiến bạn không khỏi tò mò về câu hỏi này. Giáo sư Shmerling cho hay, tính trung bình, phụ nữ sống thọ hơn nam giới. Thực tế, có đến 57% những người trong độ tuổi 65 trở lên là phụ nữ. Ở ngưỡng 85 tuổi, có đến 67% là nữ giới.Tại Mỹ, tuổi thọ trung bình của phụ nữ thường cao hơn nam giới khoảng 5 tuổi và trên toàn thế giới con số này là 7 tuổi. Có vô vàn những lý do khác nhau lý giải về khoảng cách, sự chênh lệch tuổi thọ giữa đàn ông và phụ nữ. Nhưng đâu mới thực sự là lý do quan trọng nhất? Câu trả lời là:

  • Nam giới thường thực hiện những hành động nguy hiểm hơn nhiều so với phụ nữ.
Điều này có liên quan đến yếu tố “đặc tính sinh học”. Ở nam giới, thùy trán của não bộ - bộ phận chịu trách nhiệm về nhận thức cao cấp, lý trí, động cơ hành động và cảm xúc ngôn ngữ lại phát triển chậm hơn ở nữ giới, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều này có thể góp phần vào thực tế là ngày càng có nhiều nam thanh niên chết vì tai nạn, bạo lực…hơn so với nữ. Ví dụ như chạy xe, lái xe trong tình trạng say rượu và giết người. Đặc điểm sinh học này cũng góp phần vào xu hướng phát triển thiếu phán đoán và xem xét hậu quả, dẫn tới những quyết định tiêu cực trong lối sống của đại bộ phận giới trẻ, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá hoặc uống rượu bia, nghiện ma túy…
  • Nam giới thường làm những ngành nghề nguy hiểm hơn.
Đàn ông chiếm số lượng nhiều hơn phụ nữ trong lĩnh vực những nghề nghiệp nguy hiểm nhất như lính đánh trận, công an, cứu hỏa, xây dựng, làm việc trong hầm mỏ…
  • Nam giới thường chết vì bệnh tim mạch nhiều hơn và khi ở độ tuổi còn rất trẻ.
Nam giới có xu hướng chết vì bệnh tim mạch cao hơn 50% so với nữ giới. Lượng hormone estrogen ở nam giới thấp hơn nữ giới được cho là có khả năng dẫn đến vấn đề này. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ khác như thiếu cơ hội tiếp cận y tế ở các bệnh lý như cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, tầm soát ung thư, bệnh xã hội ở đàn ông cũng góp phần làm gia tăng số lượng tử vong ở giới mày râu.
  • Nam giới thân hình thường to cao hơn phụ nữ!?
Nhìn lướt qua trong chọn lọc tự nhiên, các cá thể to lớn thường chết sớm hơn những loài có kích thước nhỏ hơn mặc dù sự phổ biến của hiệu ứng tự nhiên cũng còn chưa có nhiều bằng chứng chắc chắn ở người.
  • Nam giới thường tự tử nhiều hơn nữ giới.
Thực tế, số lượng phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm dẫn tới tự xác [nhưng không thành] rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sự tiếp cận về chăm sóc sức khỏe tinh thần của phụ nữ đối với vấn đề này lại phổ biến hơn nhiều so với nam giới. Ở phái mạnh, rào cản văn hóa cũng như nhiều định kiến khác rằng “phái mạnh” là phải “mạnh mẽ” khiến họ lảng tránh và không được tiếp cận sự chăm sóc nào đối với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Nam giới thường ít kết nối xã hội, sẻ chia hơn phụ nữ.
Đặc điểm về mặt xã hội này cũng góp khiến cho tỉ lệ tử vong ở nam giới tăng cao hơn so với phụ nữ. Mắc bệnh nhưng ngại chia sẻ, trầm cảm nhưng không dám đi bác sĩ hay chia sẻ với người thân một cách cởi mở như ở chị em phụ nữ. Đặc biệt với những nam giới làm những công việc chịu nhiều áp lực, nếu không có ai chia sẻ, dãi bày tâm sự, họ có xu hướng tìm đến thuốc lá, rượu bia… và thậm chí tử tự. Nhật Bản là quốc gia điển hình ở Châu Á có tỉ lệ tử vong cao do tự xác đặc biệt là ở nam giới dưới điều kiện làm việc vô cung áp lực nơi đây.
  • Nam giới ít khi khám sức khỏe hơn phụ nữ.
Theo Cơ quan nghiên cứu về chất lượng chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ, nam giới thường bỏ qua các bài kiểm tra sức khỏe định kỳ nhiều hơn so với phụ nữ. Nếu như phụ nữ được hưởng nhiều đặc quyền về các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe như tầm soát ung thư vú, khám phụ khoa…thì trái lại, nam giới rất hiếm khi đi bác sĩ để thăm khám, đặc biệt đối với những bệnh “khó nói” như ung thư tuyến tiền liệt, sùi mào gà, giang mai… Trong những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ nam giới kể trên, có những nhân tố thuộc về đặc tính sinh học không thể thay đổi nhưng cũng có nhiều những yếu tố mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi được để góp phần sống thọ hơn, chẳng hạn:
  • Dành thời gian để kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện lạ.
  • Xây dựng lối sống và giải trí lành mạnh, cân bằng cuộc sống, tránh stress, căng thẳng quá mức
  • Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích...
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bức tranh “khoảng cách giới tính”. Từ đó, lựa chọn cho mình một lối sống lành mạnh. Mặc dù nam giới có xu hướng kém thọ hơn phụ nữ nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ luôn khỏe mạnh. Dù là nam hay nữ giới, điều quan trọng nhất là bạn cần nhận thức rõ vai trò sức khỏe đối với bản thân và bắt tay vào thay đổi ngay lối sống của mình sao cho tốt đẹp nhất.

Cuối cùng khoa học cũng biết: Tại sao phụ nữ luôn sống thọ hơn nam giới?

Chẳng phải những câu chuyện đùa, nhiều hành vi thực sự khiến nam giới chết sớm hơn phụ nữ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, một bé trai sinh năm 2016 có thể sống trung bình đến năm 80 tuổi. Trong khi đó, một bé gái sinh ra cùng năm đó có thể sống đến gần 85 tuổi. Bất cứ đâu trên thế giới, các nhà khoa học đều nhìn thấy một chênh lệch tương tự trong tuổi thọ giữa hai giới.

Khi các nhà khoa học nghiên cứu để hiểu rõ hơn về lý do tại sao mọi người chết, họ cũng đồng thời biết được một phần lý do tại sao phụ nữ luôn sống thọ hơn đàn ông. Có các yếu tố sinh học, yếu tố hành vi giải thích cho hiện tượng này

Nhưng điều bất ngờ là ngay bản thân các tiến bộ khoa học cũng tác động đến sức khỏe của phụ nữ và nam giới theo những cách khác nhau. Vậy tại sao phụ nữ lại sống thọ hơn nam giới?

Nguyên nhân từ sinh học và hành vi

Có một sự thật là, trong khi những người phụ nữ có thể sống lâu hơn nam giới, họ lại là những người mắc nhiều bệnh tật hơn, đi khám bác sĩ nhiều hơn và phải nằm viện nhiều hơn. Điều này được gọi là nghịch lý về tỷ lệ tử vong [nghĩa là phụ nữ ốm nhiều hơn nhưng lại sống lâu hơn].

Một lời giải thích cho nghịch lý này, đó là những người phụ nữ bị bệnh, nhưng đó đều là những bệnh nhẹ ít có khả năng gây chết người.

Ví dụ về các bệnh mạn tính không gây tử vong phổ biến hơn ở phụ nữ bao gồm: đau nửa đầu, viêm khớp và hen suyễn. Những điều kiện này có thể dẫn đến một sức khỏe kém hơn, nhưng không làm tăng nguy cơ tử vong sớm cho những người phụ nữ.

Ngược lại, nam giới lại có xu hướng dễ mắc các tình trạng sức khỏe có thể giết chết họ. Ví dụ, đàn ông thường tích trữ nhiều chất béo quanh các cơ quan của họ [được gọi là mỡ nội tạng], trong khi đó, phụ nữ có xu hướng chỉ tích trữ nhiều chất béo dưới da [được gọi là mỡ dưới da].

Mỡ nội tạng là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch vành, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho nam giới. Bệnh tim mạch vành, xuất phát từ sự kết hợp của các yếu tố sinh học và thói quen sinh hoạt, là một lý do chính cho sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa nam và nữ.

Các yếu tố sinh học khác có thể góp phần, khiến đàn ông lão hóa nhanh hơn phụ nữ. Ví dụ, testosterone ở nam giới giúp họ có thân hình đồ sộ hơn và giọng nói trầm hơn. Đổi lại, điều này có thể đẩy nhanh những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong cơ thể của họ khi so sánh với phụ nữ.

Ngược lại thì, estrogen của phụ nữ lại đóng vai trò như một yếu tố bảo vệ họ. Phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn ba lần so với nam giới. Nhưng sau đó, lợi thế này biến mất khi estrogen tự sinh giảm xuống.

Ít nhất, đó là một lá chắn cho họ trong một khoảng thời gian dài và là bằng chứng cho thấy estrogen nội sinh có thể bảo vệ sức khỏe cho những người phụ nữ.

Các nhà khoa học đã quan sát thấy một số hành vi có thể dẫn đến cái chết sớm phổ biến hơn ở nam giới. Những cái chết do tai nạn [bao gồm cả những trường hợp gây ra bởi ẩu đả, ngộ độc, tai nạn giao thông, té ngã và đuối nước] xảy ra đặc biệt cao ở nam thanh niên trong độ tuổi từ 15-24.

Đàn ông cũng có xu hướng hút thuốc nhiều hơn, ăn uống kém lành mạnh và ít tập thể dục hơn phụ nữ. Những thói quen xấu này ở họ thường dẫn đến các bệnh mạn tính gây tử vong, bao gồm đột quỵ và tiểu đường type 2, và cũng là yếu tố nguy cơ của chứng mất trí nhớ.

Phát triển khoa học và y tế công cộng

Từ khi con người định nghĩa phụ nữ là phái yếu, họ dường như cũng được ưu tiên bảo vệ nhiều hơn. Ngay cả các khám phá khoa học cũng có thể khiến chính sách y tế được thay đổi theo chiều hướng có lợi cho tuổi thọ của phụ nữ.

Ví dụ, những đổi mới trong kiểm soát sinh sản đã cho phép chúng ta thu nhỏ quy mô gia đình, giảm tần suất và số lần sinh con. Điều này đã khiến phụ nữ ngày nay mang thai ngày một ít hơn, qua đó ít phải đối mặt với các nguy hiểm khi sinh nở.

Ngược lại, họ cũng được chăm sóc tốt hơn để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngày càng có ít phụ nữ tử vong trong khi sinh.

Các chương trình y tế công cộng như sàng lọc ung thư vú đã có tác động tích cực đến tuổi thọ trung bình của phụ nữ. Tương tự, vắc-xin để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiện đã được phân phối tại 130 quốc gia.

Tất nhiên, đã có những chính sách y tế công cộng tương tự và những đổi mới lâm sàng mang lại lợi ích cho nam giới, như sàng lọc ung thư ruột. Nhưng trên mặt bằng chung, chúng ta cũng thấy phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn từ các tiến bộ y tế và chính sách. Điều này tiếp tục giải thích một cách thuyết phục tại sao họ sống lâu hơn nam giới.

Thu hẹp khoảng cách

Khoảng cách tuổi thọ giữa nam và nữ giảm xuống khi tuổi thọ của họ cùng tăng lên. Năm 2016, một bé trai sinh ra ở Australia sẽ được dự đoán sống tới năm 80 tuổi, kém 4,2 năm so với một bé gái sinh cùng ngày.

Nhưng một khi cả hai đứa trẻ ấy lớn lên và già đi, khoảng cách sẽ giảm xuống chỉ còn 2,7 năm ở tuổi 65, xuống còn 1 năm ở tuổi 85 và chỉ còn 0,3 năm khi cả hai đạt tới tuổi 95.

Điều này cho thấy những người đàn ông sống đến tuổi già đã có thể tránh được những rủi ro nhất định về sức khỏe, mang lại cho họ một triển vọng lớn hơn khi nói đến sự trường thọ.

Cuối cùng, không ai trong chúng ta có quyền kiểm soát số phận, khi nào hoặc vì điều gì mà chúng ta sẽ chết. Nhưng chú ý đến các yếu tố mà chúng ta có thể thay đổi [như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tránh hút thuốc] có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm từ những căn bệnh mạn tính có thể phòng ngừa.

Mặc dù phụ nữ có thể luôn sống lâu hơn nam giới, nhưng trong một hoặc hai năm, những người đàn ông có thể cố gắng thay đổi một số yếu tố lối sống để giảm khoảng cách tuổi thọ của họ xuống.

Điều đó không có nghĩa là những người phụ nữ cũng nên dừng lại để chờ đợi họ. Cả hai giới nên hướng tới những mục tiêu chung này để cùng có được một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh hơn.

Theo ZKnight

Trí Thức Trẻ

Từ khóa: khoa học, phụ nữ, tuổi thọ, nam giới, nghiên cứu

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề