Câu nói nhằm thẳng quân thù mà bắn là ai

HuongLy

“Các đồng chí ngẩng cao đầu, nhằm thẳng quân thù mà bắn “ Đây là câu. nói nổi tiếng của ai? a. Lý Tự Trọng. b. Nguyễn Văn Trỗi. c. Nguyễn Viết Xuân.

d. Tất cả đều sai.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án đúng là c. Nguyễn Viết Xuân.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm? A. Từ 1 – 5 năm. B. Từ 2 – 3 năm. C. Từ 2 – 4 năm. D. Từ 2 – 7 năm.
  • Từ khi thành lập đến nay, Đoàn ta đã mấy lần đổi tên?
  • Tên hai “ Công trình Thanh Niên Cộng Sản “ nổi bật nhất trong những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XIX là gì? a. Xây dựng nhà máy Thủy điện Hoà Bình – xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. b. Xây dựng đường dây điện Bắc Nam – Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả c. Xây dựng nhà máy Thủy điện Thác Bà – Xây dựng nhà máy Thủy điện Phú Bình. d. Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Đa Nhim - Xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La.
  • Tác giả của bài Đoàn ca là ai? a. Văn Cao. b. Lưu Hữu Phước. c. Hoàng Hà. d. Hoàng Hòa.
  • Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là ? A. Gíup đỡ bố mẹ làm việc nhà. B. Tự giác làm bài tập về nhà, không cần phải nhắc nhở. C. Đi làm đúng giờ. D. Cả A,B,C.
  • Đoàn viên có mấy nhiệm vụ? a. 3 nhiệm vụ. b. 4 nhiệm vụ. c. 5 nhiệm vụ. d. 6 nhiệm vụ.
  • Nói về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sinh thời Bác Hồ có dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta có rất nhiều câu nói về tinh thần này. Bạn hãy nêu 1 trong những câu ca dao, tục ngữ đó?
  • Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là? A. Tích cực nghiên cứu khoa học. B. Sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học kĩ thuật về áp dụng vào trong nước. C. Đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học. D. Cả A,B,C.
  • Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra vào thời gian nào? a. Từ 27/11 đến 30/11/1987. b. Từ 15/10 đến 18/10/1992. c. Từ 15/10 đến 20/10/1992. d. Từ 26/11 đến 29/11/1997.
  • Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ? A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ. B. Lười làm, ham chơi. C. Làm việc cần người khác nhắc nhở. D. Cả A,B,C

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Hay nhất

C. Nguyễn Viết Xuân


Bạn đang xem: Nhằm thẳng quân thù mà bắn là câu nói của ai

|Sơ đồ website


Xem thêm: Tiểu Sử Twice Profile - Tiểu Sử Các Thành Viên Twice



Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi, Nguyễn Viết Xuân đã phải sống một cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào, Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, anh đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch, giải phóng miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam.Hoà bình lập lại ở miền Bắc, đơn vị của Anh làm nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng. Bản thân, tuy sức yếu hơn so với đồng đội, song công việc nào được giao, dù nặng nhọc, vất vả, đồng chí vẫn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Năm 1964 bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch. Tiêu biểu là trận đánh địch ngày 18 tháng 11 năm 1964. Trong trận chiến đấu này, Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn đơn vị và trên khắp các chiến trường đánh Mỹ. Lưới lửa của đại đội vây chặt lũ máy bay Mỹ và một chiếc nữa lại phải đền tội. Trận chiến đấu vừa tạm dứt, anh đi khắp các khẩu đội để nắm tình hình động viên quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Máy bay địch lại ập đến, điên cuồng bắn phá trận địa của đại đội. Một lần nữa cuộc chiến đấu lại diễn ra khốc liệt tiếng máy bay của địch gầm rú trên bầu trời liên tiếp nhả các loạt bom xuống trận địa, anh bị thương nặng, gãy nát đùi bên phải. Nhưng Nguyễn Viết Xuân vẫn thản nhiên bảo y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng. Đồng chí nói: “Tôi không việc gì” và căn dặn y tá không được cho mọi người biết. Và vẫn tỉnh táo theo dõi cuộc chiến đấu, biểu dương kịp thời những chiến sĩ và khẩu đội lập công. Sau trận chiến đấu ác liệt, anh chỉ định người thay thế, phân công người chăm sóc các đồng đội bị thương, bình tĩnh bàn giao cộng việc rất tỉ mỉ, rõ ràng. Trở về tuyến sau, vết thương quá nặng, máu ra nhiều, nguyễn Viết Xuân thấy mình khó qua được, anh đã bình tĩnh trao đổi nhiệm vụ với người thay thế, dặn dò cặn kẽ việc chấp hành Nghị quyết của Chi bộ và nêu một số đề nghị về công tác phát triển Đảng, Đoàn và khen thưởng trong đơn vị. Khi hy sinh, anh là thiếu uý, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, sư đoàn 325, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.Tấm gương chiến đấu anh dũng quên mình vì nhiệm vụ của đồng chí được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị rất cảm phục, cả đại đội 3 đã dấy lên một cao trào thi đua, kiên quyết chiến đấu lập công, trả thù cho người chính trị viên yêu quý của mình.Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Viết Xuân đã được nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Video liên quan

Chủ Đề