Khoán 10 nghĩa là gì

TÀI LIỆU QLTN NƯỚC Vấn đề về khoán 10 và khoán 100Qua tổng kết thực tiễn trên, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về khoánsản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là khoán 100."Khoán chui", một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập thể hoá triệtđể ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt khác, phản ánh tính tấtyếu kinh tế - khôi phục lại chức nǎng kinh tế hộ nông dân. Khoán 100 bước đầu đáp ứng đượcyêu cầu khách quan này.Nội dung cơ bản của khoán 100 thể hiện trên mấy điểm:Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nǎng suất lao động, nâng cao thu nhậpcủa người lao động.Nguyên tắc: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, quảnlý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiệnkhoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người laođộng.Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả vềquan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinhtế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạora động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phávỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã cótác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn sovới thời kỳ trước.Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tậptrung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuấtxã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính, mà hậu quả củanó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảođảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất.Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoángọn và sau đó được Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị [tháng 4-1988] xác nhận và thường gọi làkhoán 10. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nôngnghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nôngdân được xác lập trở lại. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 [khoá VI] tháng 31989 và Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định hộ nông dân là một đơn vịkinh tế tự chủ sản xuất hàng hoá. Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động của các hợp tác xãnhằm khai thác có hiệu quả các tiềm nǎng kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp, từng bướcchuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với quyết tâm đổi mới để phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, sinh thời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã khẳng định: "Không có con đường nào khác là phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật, mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế". Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5.4.1988 [hay còn gọi là Khoán 10] của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là “cú hích” mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp. Theo Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5.4.1988 hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài. Điều này đã thổi luồng gió mới làm cho năng suất lao động, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng. Nhờ đó, từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến năm 1989 [chỉ sau 1 năm thực hiện Khoán 10] sản lượng lúa gạo của cả nước đã đạt 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Khoán 10 cũng là tiền đề để quy định về giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho nông dân được cụ thể hóa tại Luật Đất đai năm 1993. 

Thu hoạch lúa bằng máy ở huyện Ân Thi

Được giao ruộng đất lâu dài để canh tác, người nông dân như được tiếp thêm động lực trong lao động, năng suất, chất lượng nông sản không ngừng tăng lên. “Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta”, những thửa ruộng bốn mùa xanh lá, tốt bông. Người nông dân từ chỗ chỉ mong được “ăn no, mặc ấm” đã có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao. 

Sau hơn 10 năm thực hiện Khoán 10, sản xuất nông nghiệp trong cả nước nói chung và ở tỉnh ta nói riêng đã đạt những thành tích vượt trội, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, do ruộng đất manh mún khiến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là đưa máy móc vào sản xuất gặp khó khăn. Kết quả giao ruộng theo Luật Đất đai năm 1993 trên địa bàn tỉnh cho bình quân mỗi hộ nông dân có trên dưới 10 thửa ruộng. Điều này không chỉ gây lãng phí diện tích đất để làm bờ vùng, bờ thửa mà còn khiến việc canh tác kém hiệu quả. Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu phải thực hiện dồn thửa đổi ruộng. Ngày 6.6.2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 16 - CT/TU về việc tiếp tục thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp trong toàn tỉnh. Nhờ đó, số thửa/hộ đã giảm mạnh xuống bình quân chỉ còn khoảng 4 thửa/hộ. Và đến năm 2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU về việc tiếp tục dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2015. Sau khi thực hiện dồn thửa, đổi ruộng trong giai đoạn 2013 – 2015, tại nhiều địa phương, số thửa đã giảm xuống chỉ còn 1 – 2 thửa/hộ. Giảm số thửa cùng với diện tích mỗi thửa tăng lên đã tạo động lực để nông dân mạnh dạn đầu tư vào canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hàng nghìn trang trại, gia trại đã hình thành, đem lại thu nhập tăng gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với trước. 

Ông Nguyễn Văn Đắn, thôn Ngọc Châu, xã Quang Vinh [Ân Thi] cho biết: “Khi được giao ruộng đất lâu dài để canh tác, nông dân chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Lúc đó, canh tác chủ yếu bằng lao động thủ công với “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, ruộng đất nhỏ, manh mún ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sản xuất. Sau này, nhiều loại máy móc được sử dụng trong sản xuất và đặc biệt là nhu cầu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đòi hỏi phải có thửa ruộng lớn để tập trung nguồn lực đầu tư. Do vậy, chủ trương dồn thửa, đổi ruộng của tỉnh đã mở ra hướng phát triển mới cho nông dân chúng tôi. Hiện tại, gia đình tôi chỉ còn lại 2 thửa ruộng canh tác nên đã nâng cao hiệu quả đầu tư, đem lại thu nhập cao”. 

Sản xuất nông nghiệp từ chỗ “tự cung tự cấp” đã chuyển sang sản xuất hàng hóa càng đòi hỏi công tác dồn thửa, đổi ruộng, tích tụ ruộng đất phải được đẩy mạnh. Một số mô hình tích tụ ruộng đất đã được hình thành nhưng còn nhỏ lẻ, tự phát nên chưa phát huy được hiệu quả trong sản xuất và tính bền vững của mô hình. Ngày 22.1.2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 142/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn giai đoạn 2017 – 2020. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, toàn tỉnh có 5 nghìn ha được tích tụ ruộng đất với quy mô 5 ha/mô hình. Đề án đã tạo hành lang pháp lý, cơ sở để nông dân mạnh dạn góp ruộng, góp vốn hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả. Sản phẩm nông nghiệp từ các mô hình tích tụ ruộng đất sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn vươn ra thị trường xuất khẩu. 

30 năm qua, Khoán 10 được ban hành nhưng những quan điểm đổi mới căn bản trong quản lý kinh tế nông nghiệp do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng vẫn được kế thừa và phát triển. Kể từ khi được trao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài, ổn định, người nông dân đã không ngừng lao động, sáng tạo đã tạo thêm nhiều của cải, vật chất cho xã hội, làm nên những mùa vàng ấm no, hạnh phúc.

Mai Nhung

Cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc [1917-1979] được coi là "cha đẻ của khoán hộ" [hay Khoán mười]. Với quan điểm “xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng, phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình”, ông Kim Ngọc đã đưa ra quyết định liều lĩnh là giao đất về tay cho nông dân.

Đồng chí Kim Ngọc trong chuyến đi cùng Bác Hồ. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Để nhân dân có được cuộc sống tốt hơn

Nhớ lại thời điểm những năm 1966-1967, khi nông thôn miền Bắc đều áp dụng kiểu làm ăn hợp tác xã, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc lại có quyết định táo bạo, có thể nói là liều lĩnh khi giao khoán ruộng đất cho từng hộ nông dân.

Đây được xem là quyết định táo bạo và vượt ra phạm vi, khuôn khổ của tư duy, quan điểm, đường lối của Đảng lúc đó. Ông Kim Ngọc lại chủ trương giao ruộng khoán cho từng hộ nông dân để xây dựng tập thể hợp tác xã vững mạnh. Theo tôi, chủ trương đó thể hiện trên các khía cạnh lớn đó là:

Thứ nhất, tư duy của Bí thư Kim Ngọc không bị rập khuôn vào những công thức có sẵn, ông luôn luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để sản xuất phát triển thực sự.

Năm 1966-1967, khi quyết định khoán ruộng, Bí thư Kim Ngọc cũng có cả một quá trình hợp tác hóa nông nghiệp từ những năm 1960, trải qua 5 - 6 năm hợp tác hóa nhưng kinh tế nông nghiệp ở hợp tác xã chững lại, thậm chí có lúc sa sút, vì vậy ông tìm cách để kinh tế nông nghiệp phát triển lên.

Điều đó phản ánh tư duy của người lãnh đạo rất năng động, sáng tạo, chú ý để thúc đẩy sản xuất và mang lại hiệu quả. Lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo tính đúng đắn của những chủ trương chính sách chứ không phải lấy khuôn mẫu, quan điểm tập thể hóa, hợp tác hóa.

Thứ hai, quyết định khoán xuất phát từ quan điểm vì dân, làm thế nào để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. 

Quả thật lúc đó, người nông dân, xã viên hợp tác xã nông nghiệp rất khó khăn trong đời sống, bị bó hẹp trong cơ chế, trong cách thức làm ăn “rong công, phóng điểm”, rồi quản lý một cách hành chính trong hợp tác xã nông nghiệp, dẫn đến hiệu quả kinh tế, năng suất lao động rất thấp, sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút.

Từ thực tiễn ấy, Bí thư Kim Ngọc suy nghĩ phải làm thế nào để cho người nông dân đỡ khổ, làm thế nào để thúc đẩy sản xuất phát triển, để có đóng góp lớn cho đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc và chi viện cho miền Nam với tình thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, khi thời đó bắt đầu đánh Mỹ rất ác liệt [từ năm 1965].

Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc.

Thứ ba, một điểm cần nhấn mạnh nữa ở Bí thư Kim Ngọc là tinh thần trách nhiệm. Bởi vì nếu một người cán bộ lãnh đạo không có tinh thần trách nhiệm cao trước đất nước, trước nhân dân và trước công việc mà mình phụ trách thì sẽ chỉ cho nó qua đi thôi chứ cũng chẳng cần lao tâm khổ tứ làm gì. Ở vị trí công việc như vậy thì cứ thế mà làm theo những chính sách có sẵn, chỉ đạo có sẵn thôi.

Nhưng ông luôn trăn trở, nghĩ đến trách nhiệm của người lãnh đạo, ở một địa phương, ở một đơn vị như vậy mà để sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân khó khăn thì ông không đành lòng.

Nhấn mạnh như vậy để thấy rằng, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ lãnh đạo là cực kỳ quan trọng, trách nhiệm trước địa phương mình, trước nhân dân và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước cấp trên.

Thước đo mới cho hiệu quả sản xuất

Xu thế chung lúc đó thực hiện đúng đường lối của Đảng là phải tập thể hóa, chứ không thể chấp nhận chuyện chia ruộng cho các hộ. Thời điểm đó người ta coi đó là tư hữu hóa, là đi con đường khác, không phải Chủ nghĩa Xã hội, đi theo con đường Tư bản.

Đó là xung quanh vấn đề sở hữu. Tư liệu sản xuất lúc đó phải thuộc về tập thể, về Nhà nước nên việc chia ruộng cho các hộ dân là cả một vấn đề rất lớn.

Về quan hệ sản xuất có những vấn đề, thứ nhất là sở hữu tư liệu sản xuất, thứ hai là quản lý bằng cách nào?

"Khoán hộ" của Bí thư Kim Ngọc thay đổi không chỉ là ở chỗ giao ruộng vì giao ruộng nhưng danh nghĩa vẫn là của hợp tác xã, của Nhà nước, mà thay đổi quan trọng là cách làm, giao ruộng cho nông dân thì người dân tự chủ trên mảnh đất ấy, người ta tập trung đầu tư, làm ăn tử tế, có hiệu quả thì tự nó mang lại năng suất, sản lượng cao.

Rồi từ đó, dẫn đến chế độ phân phối cũng khác, người làm được nhiều thì được hưởng nhiều, do vậy sẽ kích thích quá trình sản xuất, kích thích người ta làm.

Thực tế phải một thời gian dài sau này người ta mới thừa nhận cách làm của ông Kim Ngọc là đúng chứ thời điểm đó chưa thừa nhận, thậm chí còn phê phán.

Thực tế, trên phạm vi vĩ mô thì sau này khoán nông nghiệp năm 1981 hay 1988 cũng trên sự kế thừa kinh nghiệm của ông Kim Ngọc và đó cũng là một trong những cơ sở để sau này ta có đường lối đổi mới đúng đắn hơn, hiệu quả hơn.

Ngày 13/01/1981, trên cơ sở tổng kết thực tiễn làm thử khoán sản phẩm ở các địa phương, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã. Tiếp đó, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp [hay còn gọi là “Khoán 10”]. 

Khoán 10 đã khẳng định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp của cả nước. Như vậy, sau hơn 22 năm, những hạt nhân hợp lý của “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc đã được Trung ương khẳng định trong Nghị quyết 10-NQ/TU.

ĐỖ HUYỀN Ghi

Bài 2: Từ Khoán 10 tới tích tụ ruộng đất

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề