Khi vẽ một khối lập phương em có thể nhìn thấy nhiều nhất bao nhiêu mặt

Vẽ khối kỷ hà là những nguyên tắc cơ bản để vẽ ngũ quan, khối lập phương là khối căn bản không thể bỏ qua trong giai đoạn đầu của người học vẽ.

Trong không gian hai chiều, khối lập phương còn được gọi là hình vuông. Trong không gian ba chiều, ngoài chiều ngang và chiều cao, khối lập phương còn có chiều sâu. Sở dĩ tôi chọn khối lập phương là khối kỷ hà đầu tiên để cho những bạn đang trong quá trình rèn luyện kĩ năng căn bản làm quen, là bởi vì khối này đáp ứng được RÕ RÀNG & ĐẦY ĐỦ các tiêu chí sau:

* Khối góc cạnh, dễ nhìn ra giới hạn chiều dài của các cạnh, các mảng của chiều cao, chiều ngang.

* Khối có thể nhìn rõ được chiều sâu của các mặt phía trước & phía sau.

* Khối có thể thấy rõ ràng các mặt sáng – mờ – tối – bóng đổ – phản quang.

* Khối không quá khó để dựng hình, không có các chi tiết phức tạp cũng như phải vận dụng nhiều quy luật vẽ để thể hiện.

* Khối lập phương là tiền đề của rất nhiều khối căn bản & các khối phức tạp sau này. Khi đã tìm hiểu kĩ khối lập phương, thì bạn đã có thể hình dung tối thiểu bất kì vật thể nào trong không gian sau này theo tính chất của khối lập phương để có thể diễn tả được chúng một cách dễ dàng & hiệu quả nhất.

Khi vẽ một khối lập phương em có thể nhìn thấy nhiều nhất bao nhiêu mặt

Các bước vẽ hình lập phương:

Bước 1:

– Canh bố cục nằm giữa giấy vẽ. Sử dụng que đo để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy. Kiểm tra lại thêm một lần nữa, nếu không có gì thay đổi ta phác nét ra.

– Quan sát diện bên trái & bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa.

– Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa của khối lập phương, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).

– Lúc đã có được những tỉ lệ cần thiết nhất, ta vẽ cấu trúc khối lập phương ra rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy ta có thể phác ra bóng đổ của khối.

– Kẻ đường cạnh bàn nhằm phân chia rõ mặt phẳng nền đứng & nền nằm nhằm tạo điều kiện cho việc vẽ nền sau này.

Bước 2:

– Sử dụng chì nhạt B để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối.

– Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.

– Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.

Bước 3:

– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

Bước 4:

– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.

– Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

– Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

Phần cuối trong seri hướng dẫn vẽ ngũ quan, hôm nay chúng ta vẽ khối Tai. Khối tai tuy là ngũ quan nằm xa nhất nhưng cũng không phải vì thế mà bỏ qua nó.

Khi vẽ một khối lập phương em có thể nhìn thấy nhiều nhất bao nhiêu mặt

Bước 1:

– Quan sát chiều ngang tổng & chiều cao tổng của khối tai (với chiều cao tổng tính từ đáy của dái tai cho tới đỉnh của vành tai ngoài; chiều ngang tổng tính từ cạnh ngoài cùng bên trái của vành tai ngoài cho tới cạnh ngoài cùng bên phải của vành tai ngoài), xem tỉ lệ nào nhỏ hơn, lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ khung hình sao cho nằm giữa tờ giấy.

– Dựa vào khung hình chuẩn đã đo, ta sử dụng phương pháp gióng trục để phác ra độ dốc của từng vành tai một, bao gồm vành tai ngoài và vành tai trong.

– Độ dày của khối vành tai ngoài & trong được xác định bằng cách so sánh hay sử dụng phương pháp ước lượng để vẽ ra. Cả hai vành tai đều được nối vào nhau ở phần dái tai.

– Khi đã có được khối tai hoàn chỉnh, ta sử dụng phương pháp ước lượng để vẽ ra các phần còn lại, bao gồm khối hình chữ nhật xung quanh khối tai.

Bước 2:

– Lên sáng tối lớn trên khối tai bằng chì nhạt.

– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

– Chú ý đi sâu vào chi tiết tai nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu & khối trụ.

Bước 4:

– Hoàn thiện khối.

– Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

– Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

– Đi sâu vào đặc tả từng chi tiết trên ngũ quan tai nhớ đừng quên phân tích từng lớp cơ thành khối căn bản.

Xem lại >>> Hướng dẫn vẽ ngũ quan: Phần 3 Vẽ Mắt

Seri dạy vẽ ngũ quan, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn vẽ mắt. Các em có thể xem lại Phần 1: vẽ Mũi và Phần 2: Vẽ Miệng.

Mắt là thần thái của bức tranh chân dung, vì vậy mắt là ngũ quan được tâm trung nhiều nhất trong bức tranh. Kiến thức vẽ mắt cần ôn lại khối cầu và khối trụ cho thật tốt.

Khi vẽ một khối lập phương em có thể nhìn thấy nhiều nhất bao nhiêu mặt

Bước 1:

– Quan sát chiều ngang tổng & chiều cao tổng của con mắt (với chiều cao tổng tính từ đáy bọng mắt dưới cho tới đỉnh của mí mắt trên; chiều ngang tổng tính từ tuyến lệ của mắt cho tới đuôi mắt), tỉ lệ nhỏ sẽ được  làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ giữa tờ giấy.

– Tìm tỷ lệ từng phần của cấu trúc mắt, cấu trúc mắt gồm có nhiều phần, bao gồm mí trên & mí dưới; bọng mắt trên & bọng mắt dưới. Sau đó, sử dụng phương pháp gióng trục phác ra ba cạnh của mí mắt trên & và hai cạnh của mí mắt dưới tạo thành con mắt hoàn chỉnh.

– Khi đã có được cấu trúc mắt đầy đủ, ta đo tiếp các phần còn lại của khối ngũ quan mắt, vd như từ đuôi mắt ra đến rìa tượng bên phải là bao nhiêu? Từ tuyến lệ mắt ra đến sống mũi, rồi từ sống mũi ra đến rìa tượng trái là bao nhiêu?….

– Dựa vào các tỉ lệ đã tìm, dùng chì nhạt B để nhấn nhá, cố định lại bài vẽ cho rõ ràng.

Bước 2:

– Lên sáng tối lớn trên con mắt bằng chì nhạt, nheo mắt lại để nhìn sáng tối xem đậm nhạt như thế nào. Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).

– Ôn lại cấu trúc khối cầu để vẽ sao cho con mắt tạo được độ cong, đỉnh khối nằm ở đâu, lưu ý mí mắt trên luôn đậm hơn mí mắt dưới.

Bước 3:

– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối.

– Chú ý đi sâu vào chi tiết mắt nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu.

Bước 4:

– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.

Xem tiếp>>> Hướng dẫn vẽ ngũ quan phần 4: Vẽ Tai

Phần này thầy tiếp tục hướng dẫn các em vẽ ngũ quan về Miệng, Miệng là cấu trúc của tập hợp nhiều khối cầu, miệng là ứng dụng gần nhất của bài khối cầu cơ bản.

Khi vẽ một khối lập phương em có thể nhìn thấy nhiều nhất bao nhiêu mặt

Bước 1:

– Tương tự như vẽ Mũi hay bất cứ 1 ngũ quan nào bước đầu tiên cũng là quan sát chiều ngang tổng & chiều cao tổng. Với khối miệng thì  chiều cao tổng tính từ đáy tượng cho tới đỉnh tượng; chiều ngang tổng tính từ cạnh rìa trái tượng cho cạnh rìa phải tượng, tỉ lệ nhỏ hơn sẽ được lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ khung hình sao cho nằm giữa tờ giấy.

– Dựa vào khung hình chuẩn đã đo, ta đi tìm các tỉ lệ tiếp theo, theo thứ tự:

1. Vị trí môi trên

2. Vị trí môi dưới

3. Tỉ lệ chiều ngang của miệng

4. Vị trí đỉnh cằm

5. Chiều ngang của nhân trung.

– Sau khi đã có được năm tỉ lệ trên (ưu tiên so sánh các tỉ lệ có kích thước gần tương đương với nhau để tránh trường hợp bị sai số quá lớn dẫn đến đo tỉ lệ chưa chính xác).

– Dựa vào các tỉ lệ đã tìm, dùng chì nhạt B để vẽ , cố định lại bài vẽ cho rõ ràng.

Bước 2:

– Lên sáng tối lớn trên khối miệng bằng chì nhạt

– Dùng kiến thức vẽ khối cầu vẽ sao cho khối miệng tạo được độ cong ở đầu môi, thân môi trên & dưới; độ cong của cơ vòng miệng; độ cong của khối cằm.

– Lưu ý môi trên và cơ vòng miệng luôn là hai chỗ tối nhất trong khối ngũ quan miệng.

Bước 3:

– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Bằng quy tắc “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

– Chú ý đi sâu vào chi tiết miệng nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu.

Bước 4:

– Hoàn thiện khối. Chú ý độ đậm nhạt như các bài cơ bản

– Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

– Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

– Lưu ý luôn phải nhớ, môi trên & cơ vòng miệng luôn là hai chỗ tối nhất trong khối ngũ quan miệng.

Xem tiếp>>> Hướng dẫn vẽ ngũ quan: Phần 3 Vẽ Mắt

Vẽ ngũ quan là bước khởi đầu quan trọng để bước lên bộ môn Đầu tượng và chân dung. Vì Ngũ Quan chiếm hầu hết các vị quan trọng trên bài vẽ Tượng và Chân Dung vì tầm quan trọng của nó nên chúng ta không thể bỏ qua bài này. Thầy sẽ giới thiệu trình tự các bước để có 1 bài vẽ Ngũ quan mũi đẹp.

Khi vẽ một khối lập phương em có thể nhìn thấy nhiều nhất bao nhiêu mặt

Khối mũi cùng với khối mắt & khối miệng là ba trong bốn khối ngũ quan hay nhìn vào đầu tiên trong phần chân dung. Đặc biệt khối mũi lại có kích thước hơi lớn so với hai ngũ quan còn lại, lại còn nằm giữa khuôn mặt, nên dễ tập trung điểm nhìn hơn hai ngũ quan kia. Để vẽ khối mũi cũng không đơn giản nếu không biết quy cấu trúc khối từ phức tạp về hình khối căn bản:

Bước 1:

– Quan sát chiều ngang & chiều cao tổng của khối mũi (với chiều cao  từ đáy tượng cho đến đỉnh tượng; chiều ngang tổng tính từ cạnh ngoài cùng bên trái tượng đến cạnh ngoài cùng bên phải tượng),tỉ lệ nào nhỏ sẽ lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ khung hình sao cho khung hình nằm giữa tờ giấy.

– Dựa vào khung hình chuẩn đã đo, ta đi tìm các tỉ lệ tiếp theo, bao gồm:

1. Tỉ lệ đỉnh của cánh mũi.

2. Đáy mũi.

3. Chiều ngang tổng của cánh mũi.

4. Vị trí hốc mũi.

5. Vị trí đỉnh của sống mũi.

Bước 2:

– Lên sáng tối lớn trên khối mũi bằng chì nhạt, nheo mắt lại để nhìn sáng tối xem đậm nhạt như thế nào. Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).

– Vẽ đầu mũi & cánh mũi sao cho tạo được độ cong (ôn lại cấu trúc khối cầu) , sau đấy vẽ phần sống mũi & tháp mũi. Cố gắng xác định rõ ràng đỉnh khối nằm ở đâu, bóng đổ của khối mũi xuống phần vòm miệng như thế nào?

– Ở khối mũi có xuất hiện một chút khối gò má, cũng tương tự áp dụng cấu trúc khối cầu cho khối gò má luôn.

Bước 3:

– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện cũng như đỉnh khối sao cho đúng quy luật viễn cận..

Bước 4:

– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.

Nếu chưa hiểu rõ về lý thuyết các em hãy đến lớp vẽ HD tại “tổ 11 Quang Trung – Gần nhà thi đấu Hà Đông ” để vững hơn về lý thuyết nhé. Dt: 0975. 299. 630 – thầy Hiển

Xem tiếp >>> Hướng dẫn vẽ ngũ quan phần 2: Vẽ Miệng