Hoại tử khớp háng là gì

Hoại tử chỏm xương đùi ngày càng phổ biến, xảy ra ở cả người trẻ tuổi, có thể dẫn tới di chứng nặng nề như phải thay khớp háng nhân tạo.

Bệnh khó phát hiện

Hoại tử chỏm xương đùi hay hoại tử vô mạch là một trong những bệnh lý nặng ở khớp háng, có tỷ lệ người châu Á mắc phải khá cao. Hoại tử chỏm xương đùi rất thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là sau té ngã, do ảnh hưởng của sự thoái hóa xương khớp, thần kinh hay thị lực làm rối loạn kiểm soát thăng bằng… Theo ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, hiện nay bệnh cũng xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn từ 30 đến 50, phổ biến hơn ở nam giới, do đặc thù giải phẫu học, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt… 

Người bệnh bị hoại tử chỏm xương đùi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như do lắng đọng chất béo trong mạch máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Gaucher, hoặc do tác dụng phụ của bức xạ điều trị ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài liều cao… 

Với nguyên nhân chấn thương, hoại tử chỏm xương đùi xuất phát từ một chấn thương nhỏ trong sinh hoạt, lao động, tập luyện thể dục thể thao… khi tiếp đất với tư thế ngã ngồi gây gãy cổ xương đùi, trật khớp háng. Một số trường hợp khác không rõ nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi. 

Tình trạng hoại tử chỏm xương đùi diễn biến rất âm thầm, chỉ xuất hiện rõ rệt ở giai đoạn trung bình hoặc nặng.

Sau khi gãy cổ xương đùi, trật khớp háng, mạch máu sẽ bị đứt hoặc chèn ép khiến cho các tế bào xương, tủy xương bị thiếu máu, thiếu oxy nuôi dưỡng và chết dần. Ban đầu, các tổ chức hoại tử biểu hiện bằng tình trạng thưa xương, lâu dần hình thành ổ khuyết xương khiến cho xương dưới sụn dễ bị gãy. Nghiêm trọng nhất là nguy cơ thoái hóa thứ phát, mất chức năng và phải áp dụng biện pháp thay khớp háng nhân tạo để khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.  

Tình trạng hoại tử xuất hiện sau chấn thương khá lâu, khoảng 2 năm, nên nhiều người thường ít chú ý, khó nhận biết. Ban đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện khi có tác động lực, tần suất thấp, nghỉ ngơi sẽ giảm đau. Khi đã ở giai đoạn trung bình hoặc nặng, khớp háng bị đau thường xuyên, rõ rệt, kể cả khi không có tác động lực. Cơn đau thường khởi phát ở bẹn, lan xuống đùi, đôi khi gây đau cả ở sau mông. Người bệnh gặp khó khăn khi dạng chân, đi khập khiễng do độ dài hai chân bị chênh lệch… Một số bệnh nhân có cảm giác đau vùng gối nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm là thoái hóa khớp gối.   

Hoại tử chỏm xương đùi không phải là bệnh lý phổ biến nhưng để lại di chứng rất nặng nề. Khi các tế bào xương và sụn ở xương đùi bị hoại tử hoàn toàn gây biến dạng khớp, thoái hóa khớp khiến cho khớp háng bị mất chức năng. Người bệnh không còn khả năng vận động. Vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong điều trị hoại tử chỏm xương đùi. 

Phương pháp điều trị 

Bác sĩ Đặng Khoa Học cho biết, để xác định hoại tử chỏm xương đùi, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Bác sĩ hỏi tiền sử, thói quen sinh hoạt và yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác như ngồi xổm, xoay hoặc khép háng… Nếu có yếu tố chấn thương hay các bệnh lý phối hợp, bác sĩ sẽ hướng nghi ngờ đến hoại tử chỏm xương đùi. 

Chụp cộng hưởng từ MRI được cho là một trong những phương pháp định bệnh và theo dõi kết quả điều trị hiệu quả, an toàn. Tại BVĐK Tâm Anh, người bệnh được sử dụng hệ thống máy cộng hưởng từ 1,5-3.0 Tesla có khả năng cung cấp hình ảnh sắc nét, đánh giá cấu trúc các cơ quan chi tiết, phát hiện tổn thương có kích thước nhỏ, vị trí khó xác định như khớp háng.  

Bác sĩ Đặng Khoa Học phẫu thuật thay khớp háng SuperPath tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Để điều trị hoại tử chỏm xương đùi bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp bảo tồn như dùng thuốc [bisphosphonates], vật lý trị liệu [trường điện từ, sóng âm], tiêm các yếu tố sinh học… Với một số trường hợp khớp chưa bị hư hại nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khoan giải ép bằng cách mổ mở hay kết hợp nội soi. Nếu người bệnh đau đớn nhiều, chỏm xương đùi bị xẹp, thoái hóa ổ cối nặng, giải pháp phẫu thuật sẽ được đề ra là thay khớp háng toàn phần

Tuy nhiên, vì hầu hết trường hợp hoại tử chỏm xương đùi gặp ở tuổi trung niên và thanh niên nên phải chọn phương pháp, vật liệu thay khớp phù hợp nhất, bền nhất và ít giới hạn vận động nhất cho bệnh nhân. Ví dụ thay khớp háng Superpath với đường mổ nhỏ, không cắt cơ, sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn có thể bắt chéo chân, ngồi xổm, khép háng và gần như không giới hạn hoạt động sinh hoạt nào- điều mà các phương pháp thay khớp háng cổ điển không làm được.

Tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh, các chuyên gia lựa chọn những đường mổ tối ưu với khả năng đảm bảo thao tác thay khớp thuận lợi, giảm tối đa tổn thương phần mềm, bảo vệ các nhóm cơ và tính thẩm mỹ cho người bệnh. Nhờ áp dụng đường mổ cải tiến Superpath có độ dài chỉ khoảng 5 cm, không xâm lấn hệ thống cơ và bao khớp sau nên người bệnh ít bị đau, giảm mất máu và có thể đi lại nhẹ nhàng từ ngày thứ hai sau mổ thay khớp háng do bị hoại tử chỏm xương đùi, bác sĩ Đặng Khoa Học cho biết thêm. 

Chủ đề:

Phẫu thuật điều trị hoại tử xương hiệu quả nhất khi thực hiện trước khi khớp bị hủy. Phẫu thuật được chỉ định nhiều nhất ở hoại tử chỏm xương đùi do tiên lượng không điều trị tồi hơn hoại tử ở các xương khác.

Giải chèn ép lõi là thủ thuật được thực hiện thường xuyên nhất; một hoặc nhiều lõi xương được lấy ra từ vùng hoại tử hoặc tạo nhiều lỗ hoặc đường rạch nhỏ nhằm giảm áp lực nội xương và kích thích sự sửa chữa. Giải áp lõi là kỹ thuật đơn giản, và tỷ lệ biến chứng rất thấp nếu phẫu thuật được thực hiện đúng. Bảo vệ khi chịu trọng lượng [trọng lượng chỉ chịu tối thiểu với dụng cụ trợ giúp di chuyển, chẳng hạn như nạng hoặc khung đi bộ] trong khoảng 6 tuần. Hầu hết các báo cáo cho thấy kết quả khả quan hay tốt ở 65% bệnh nhân nói chung và ở 80% bệnh nhân tổn thương chỏm xương đùi nhỏ hơn được xử lí sớm; tuy nhiên, các kết quả đã báo cáo, tỷ lệ cần thay khớp háng toàn bộ thay đổi nhiều. Nói chung, khoảng 20 đến 35% bệnh nhân cần thay toàn bộ khớp háng.

Các thủ thuật khác cắt xương đầu gần xương đùi và ghép xương dù kèm mạch máu hoặc không. Các phẫu thuật này đòi hỏi về mặt kỹ thuật, cần hạn chế chịu trọng lượng tới 6 tháng, và đã không được thực hiện thường xuyên ở Mỹ. Kết quả các báo cáo khác nhau theo chỉ định và hiệu quả. Phẫu thuật nên được thực hiện chủ yếu ở các trung tâm được lựa chọn có kinh nghiệm phẫu thuật và có đủ phương tiện để đạt được kết quả tối ưu.

Nếu xẹp chỏm xương đùi và sự thay đổi thoái hóa ổ cối gây đau và tàn tật nhiều, phẫu thuật thay khớp háng thường là cách duy nhất để giảm đau hiệu quả và tăng tầm vận động. Cách tiếp cận thông thường là thay khớp háng toàn bộ. Kết quả từ tốt tới tuyệt vời đạt được ở 95% bệnh nhân thay khớp háng và khớp gối toàn bộ, tỷ lệ biến chứng thấp, bệnh nhân quay lại hầu hết các hoạt động của cuộc sống hàng ngày trong vòng 3 tháng. Hầu hết các khớp háng và gối giả kéo dài > 15 đến 20 năm.

Hai lựa chọn thay thế cho thay khớp háng toán bộ bao gồm phẫu thuật thay khớp bề mặt [SRA] và SRA bán phần. SRA bao gồm việc chèn hai mũ kim loại, một vào ổ cối và một vào chỏm xương đùi, tạo ra khớp nối kim loại - kim loại. Hemi-SRA bao gồm việc chỉ đặt mũi kim loại vào đầu xương đùi. Các thủ thuật này hiếm khi được chỉ định do gia tăng các biến chứng tại chỗ, khớp giả thất bại, và mối quan tâm về những ảnh hưởng hệ thống lâu dài của các ion kim loại.

Hoại tử xương khớp gối và vai có thể điều trị nội khoa thường xuyên hơn hoại tử chỏm xương đùi. Những kinh nghiệm giới hạn với giải ép lõi và ghép xương có nhiều hứa hẹn. Trong giai đoạn nặng, có thể chỉ định thay khớp một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, SPONK thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề