Thời hiệu yêu cầu thi hành án là bao nhiêu năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật?

Ngày hỏi:07/03/2022

Theo quy định của pháp luật thì khi hết thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự thì có phải thi hành bản ãn nữa không? Mong sớm nhận hồi đáp nêu trên. 

Tại Khoản 5 Điều 3 Luật thi hành án dân sự 2008, có quy định về thời hiện thi hành án dân sự như sau:- Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi hết thời hiệu thi hành án có nghĩa là người được thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án nữa. Nhưng người thi hành án vẫn có trách nhiệm thi hành bản án theo quyết định của tòa án.

Thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định tại Điều 3 Luật thi hành án dân sự 2008, có quy định:

Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

- Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

- Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

- Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Trân trọng.

Yêu cầu thi hành bản án dân sự là thủ tục tố tụng mà sau khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật nhưng bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì người được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự. Trình tự, thủ tục và hồ sơ cần thiết để yêu cầu sẽ được hướng dẫn cụ thể trong bài viết sau.

Thi hành bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật

Ra quyết định thi hành án

Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự chỉ ra QUYẾT ĐỊNH thi hành án khi có ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN.

>> Xem thêm: Cách Thức Tiến Hành Thủ Tục Giám Đốc Thẩm Bản Án Dân Sự Đã Có Hiệu Lực

Đương sự có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành thông qua các hình thức:

  • Nộp đơn trực tiếp;
  • Gửi đơn qua bưu điện;
  • Trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự.

Cơ quan THADS từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

  • Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
  • Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
  • Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

Đơn yêu cầu thi hành án

Mẫu đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự

Mẫu đơn xin yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

  • Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  • Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
  • Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án
  • Nội dung yêu cầu thi hành án;
  • Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
  • Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có Bản án [dân sự], quyết định có “hiệu lực” pháp luật được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có;

Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn yêu cầu thông báo kết quả thi hành án

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Thẩm quyền và thời hiệu yêu cầu thi hành

Về thẩm quyền

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2010 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.

Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

Hiện nay cơ quan thi hành án các cấp bao gồm:

  • Cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về thời hiệu yêu cầu thi hành

Chấp hành viên thực hiện thi hành án

  • Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
  • Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
  • Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Thủ tục thi hành án

  1. Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết.
  2. Cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
  3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.
  4. Chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
  5. Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
  6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án“.
  7. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án [có tài sản] mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
  8. Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án cho người yêu cầu.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục yêu cầu thi hành bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật và mẫu đơn yêu cầu kèm theo. Trường hợp quý bạn đọc có bất cứ vướng mắc hoặc đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các trường hợp tương tự, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline bên dưới để được cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất. Xin cảm ơn./.

Video liên quan

Chủ Đề