Gvbm nghĩa là gì

3.1. Nội dung và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp vớigiáo viên bộ môn giáo viên bộ môn

* Nội dung

- Thống nhất yêu cầu Gd đối với học sinh

- Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng học sinh hoặc cả lớp đối với từng môn học.

- Trao đổi với GVBM về những HS có khó khăn trong học tập và rèn luyện; đồng thời, tiếp thu những ý kiến phản ánh của GVBM để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động đến lớp nói chung và từng HS nói riêng.

- Phản ánh với GVBM về nguyện vọng của HS và đề xuất với GVBM giúp lớp tổ chức kinh nghiệm tập thể để HS học tốt môn đó.

* Phương pháp:

- Trực tiếp trao đổi với GVBM - Thông qua văn bản

- Trực tiếp tham gia các hoạt động với lớp khi GVBM tổ chức.

3.2. Nội dung và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp vớiphụ huynh học sinh phụ huynh học sinh

* Nội dung

- GVCN có kế hoạch định kì thông báo cho gia đình HS biết kết quả học tập, lao động. Gia đình cũng thông tin kịp thời cho GVCN biết về tình hình học tập, phong cách sinh hoạt, ứng xử của HS ở gia đình và ngoài xã hội.

- GVCN tư vấn cho gia đình HS nội dung, phương pháp giáo dục

- GVCN thay mặt nhà trường yêu cầu cha mẹ HS cùng với nhà trường xây dựng cơ sở vật chất để GD học sinh.

* Phương pháp

- Thông qua sổ liện lạc

- Họp phụ huynh học sinh theo định kì - Qua việc thăm gia đình HS

- Qua hội phụ huynh HS

- Mời phụ huynh HS đến trường để trao đổi hoặc thông qua thư từ, điện thoại.

Phần 3: Lý luận dạy học ở trường phổ thông

Chương 1. Quá trình dạy học (6 LT) 1.Khái niệm, bản chất quá trình dạy học

1.1 Khái niệm

Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người GV; người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

2.2. Bản chất quá trình dạy học

2.2.1. Những cơ sở xác định bản chất của QTDH

- Mối quan hệ giữa nhận thức và dạy học - Mối quan hệ giữa dạy và học, thầy và trò.

2.2.2. Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của HS dưới

vai trò chủ đạo của người GV.

* Hoạt động học của HS là hoạt động nhận thức.

- Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não người – đó là sự phản ánh tâm lí của con người bắt đầu từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.

+ Là sự phản ánh mang tính vượt trước, có sự cải tạo và mức độ cao nhất là sự sáng tạo.

+ Là sự phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể nhận thức. + Sự phán ánh mang tính lựa chọn, tính tích cực.

+ Sự phản ánh trong quá trình học tập của HS cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đượng biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”.

* Quá trình nhận thức của HS lại có tính độc đáo của nó so với quá trình nhận thức

chung của loài người, của các nhà khoa học. Nó được tiến hành trong quá trình dạy học với những điều kiện sư phạm nhất định.

- Là quá trình HS tái tạo lại những tri thức đã có.

- Là quá trình diễn ra theo con đường được khám phá, được những nhà xây dựng chương trình, nội dung dạy học gia công sư phạm, vì vậy trong một thời gian ngắn có lĩnh lĩnh hội được khối lượng tri thức lớn.

- Là quá trình học tập diễn ra theo các khâu của quá trình dạy học: lĩnh hội tri thức mới, củng cố, vận dụng,…

- Diễn ra dưới vai trò chủ đạo của người GV nhằm hình thành ở HS thế giới quan, động cơ, các phẩm chất nhân cách.

→ So sánh quá trình nhận thức của HS và quá trình nhận thức của các nhà khoa học

+ Giống: Đều phản ánh hiện thực khách quan (đều là quá trình nhận thức) + Khác

QTNT của các nhà khoa học QTNT của HS

- Con đường mò mẫm thử và sai

- Tính chất của nội dung nhận thức: mới đối với nhận loại.

- Thời gian và khối lượng nhận thức: lâu dài, phức tạp nhưng kiến thức ít. - Nghiên cứu những vấn đề phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân.

- Con đường ngắn nhất

- Mới đối với HS nhưng tái tạo lại những kiến thức của nhận loại đã tìm ra.

- Thời gian ngắn chiếm lĩnh được khối lượng kiến thức nhiều.

trình đã được quy định.

KL: Bản chất của QTDH là quá trình nhận thức độc đáo của người HS dưới

vai trò chủ đạo của người GV nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Vì vậy, người GV cần quan tâm đến việc phát triển năng lực nhận thức cho HS và quan tâm đến việc tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động tìm tòi, nghiên cứu khoa học vừa sức.

2.Các nhiệm vụ dạy học ở trường PT

QTDH có 3 nhiệm vụ cơ bản:

* Nhiệm vụ 1: Điều khiển, tổ chức HS nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ

bản hiện đại phù hợp với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội, tư duy; đồng thời rèn luyện cho HS những kĩ năng kĩ xảo tương ứng.

- Nắm vững tri thức là hiểu, nhớ và vận dụng chúng vào thực tiễn.

- Tri thức phổ thông cơ bản là những tri thức đã được lựa chọn và xây dựng từ những lĩnh vực khoa học khác nhau. Đó là những tri thức tối thiểu nhất, cần thiết nhất, làm nền tảng giúp HS có thể tiếp tục học lên ở những bậc học cao hơn.

- Tri thức phải hiện đại, phản ánh những thành tựu mới nhất của nền văn hóa, khoahọc công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển đi lên của XH.

- Tri thức phải phù hợp với thực tiễn của đất nước, đặc điểm lứa tuổi, hoạt động nhận thức của HS.

- Đồng thời. quá trình dạy học phải hình thành cho HS những kĩ năng kĩ xảo nhất định như:

+ Nắm bắt thông tin và giao tiếp xã hội

+ Làm việc có hiệu quả trong 1 nhóm, cộng đồng + Nhận thức xã hội và nhân văn

+ Nhận thức về tự nhiên và toán học + Sử dụng ngoại ngữ và vi tính + Cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật

+ Khả năng phân tích và giải quyết các tình huống ứng xử + Tổ chức và điều khiển một guồng máy

+ Phòng vệ sự sống và gia tăng sức khỏe + Tự học, tự nghiên cứu và gia tăng trình độ.

* Nhiệm vụ 2: Tổ chức, điều khiển HS hình thành, phát triển năng lực và phẩm

chất trí tuệ, nhất là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.

- Sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự tích lũy vốn tri thức và sự tích lũy những thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc.

- Với vai trò chủ đạo của GV, HS tự lực rèn luyện các thao tác trí tuệ, dần dần hình thành và phát triển các phẩm chất của hoạt động trí tuệ như:

+ Tính định hướng: xác định đối tượng hoạt động, mục đích phải đạt tới và con đường đạt tới mục đích đó.

+ Bề rộng: Hiểu biết nhiều vấn đề, nắm được khối lượng tri thức lớn, nhiều khoa học khác nhau

+ Chiều sâu: HS ngày càng nắm được sâu sắc bản chất sự vật hiện tượng khách quan.

+ Tính linh hoạt: HS tiến hành hoạt động trí tuệ nhanh chóng, di chuyển nhanh nhẹn từ tình huống này sang tình huống khác

+ Tính mềm dẻo: Khả năng nhận thức nhiều chiều hướng khác nhau.

+ Tính độc lập: Tự HS phát hiện vấn đề, tự đề xuất cách giải quyết và tự giải quyết vấn đề.

+ Tính nhất quán: đảm bảo tính logic, sự thống nhất của tư tưởng chỉ đạo, không có mâu thuẫn

+ Tính phê phán: HS biết phân tích, đánh giá các quan điểm, lí thuyết, phương pháp của người khác, đưa ra được ý kiên sucar mình và bảo vệ ý kiến đó.

+ Tính khái quát: HS có thể hình thành được mô hình giải quyết một cách khái quát tương ứng; từ đó có thể vận dụng để giải quyết những nhiệm vụ cùng loại và dễ dàng thích ứng với việc giải quyết các nhiệm vụ học tập tương ứng.

Thông qua hoạt động DH, GV phải tổ chức, điều khiển QTDH nhằm phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ cho HS. DH phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.

* Nhiệm vụ 3: Tổ chức, điều khiển HS hình thành thế giới quan, lí tưởng cách

mạng và các phẩm chất đạo đức.

- Thế giới quan: quan điểm, cách nhìn nhận về tự nhiên, xã hội, tư duy → xác định phương châm hành động.

- Lí tưởng cách mạng: ước mơ, hoài bão cao đẹp, phương hướng sống đúng đắn, phấn đấu trở thành người lao động mới → xác định mục tiêu phấn đấu của cá nhân.

- Phẩm chất đạo đức: long dung cảm, tình yêu quê dương, tự tin,… → quy định hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm, tự nguyện, tự giác của con người với nhau và quan hệ với XH.

* Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ dạy học: ba nhiệm vụ này có mối quan hệ mật

thiết với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện hiệu quả mục đích GD.

- Nhiệm vụ một sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và là cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học.

- Nhiệm vụ 2 vừa là kết quả, vừa là điều kiện của nhiệm vụ 1 và 3. - Nhiệm vụ 3 vừa là mục đích, vừa là kết quả của nhiệm vụ 1 và 2.