Giun đất sống như thế nào

Giun đất đỏ màu xám đỏ, nâu. Loài động vật thường thấy ở sau nhà, vườn.. Giun đất là loài bản địa thuộc Châu Âu nhưng hiện nay chúng rất phong phú ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất kể cả Bắc Mỹ và cả Tây Á…

Tên thường gọi: Giun đất
Tên khoa học: Lumbricus terrestris
Lớp: Động vật không xương sống
Chế độ ăn: Động vật mùn đất
Cách sống: Sống theo đàn
Tuổi thọ: Tối đa 6 năm
Kích thước trung bình: Tối đa khoảng 35 cm
Trọng lượng trung bình: khoảng 11 gam
Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được đánh giá [Not Evaluated]
Số lượng hiện tại: chưa rõ

Đặc điểm

– Thông thường, loài này chỉ dài khoảng từ 7 đến 8 cm, tuy nhiên kích thước của một số cá thể có thể đạt tới 35 cm. Cơ thể của giun đất chia thành nhiều đoạn nhỏ với phần đầu tiên là miệng. Xung quanh thân hình được bao phủ bởi một lớp lông ngắn, cứng, nhờ đó, chúng di chuyển và đào hang dễ dàng hơn. Nơi sống của loài này là đất và lá ẩm. Cơ thể của chúng gồm 2 lớp, lớp ngoài là cơ bắp bao bọc một đường tiêu hóa dài bên trong.

– Trong quá trình đào hang, chúng ăn đất và các chất dinh dưỡng được chiết xuất ra từ những chiếc lá và rễ cây bị héo. Giun đất cũng góp phần rất quan trọng tới sự phì nhiêu của đất vì chúng vận chuyển chất dinh dưỡng và khoáng chất từ dưới lên trên mặt đất qua chất thải của mình. Đồng thời, cái hang dài giống như đường hầm của loài này cũng giúp đất được thoáng khí nữa. Mỗi ngày, một cá thể giun đất có thể ăn phần thức ăn nhiều bằng 1/3 trọng lượng cơ thể của nó

– Giun đất thường đi kiếm ăn vào buổi đêm. Còn ban ngày, chúng thích ẩn mình để thực hiện công việc đào đất – hang của loài này có thể sâu tới gần 2 mét

Khả năng tái tạo

Giun đất có khả năng tái tạo phân đoạn bị mất, tuy nhiên khả năng này phụ thuộc vào từng loài riêng biệt. Bên cạnh đó, nếu bị thương quá nghiêm trọng thì chúng cũng không thể nào sống sót được. Khác với những gì nhiều người lầm tưởng, nếu một con giun đất bị cắt đôi, chúng sẽ không mọc lại thành hai con giun mới. Lúc này, nửa thân trước chứa đầu giun có thể vẫn tiếp tục sống và tái tạo ra phần đuôi của nó. Thay vào đó, phân nửa còn lại chứa đuôi giun lại không thể tự mọc đầu và sẽ chết.

Sự phân đoạn và sự nạo vét lòng đất

Loài vật có chiều dài trung bình chỉ khoảng vài cm, cá biệt có một số cá thể Giun đất phát triển tới 35 cm. Cơ thể Giun đất được tạo thành từ các phân đoạn giống như vòng gọi là Annuli. Những đoạn này được bao phủ bởi các lông nhỏ, giúp Giun đất di chuyển và đào hố. Nhờ khả năng đặc biệt này, loài Giun đất có thể sống ở độ sâu 2 mét dưới lòng đất.
Phần đầu Giun đất chứa miệng. Khi đào hang, chúng nuốt đất vòng trong, hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất, rễ cây… và phân hủy các chất hữu cơ. Vì vậy Giun đất có vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp, chúng giúp cải thiện độ tơi xốp, thoáng khí, thoáng nước, cải tạo độ dinh dưỡng, cấu trúc trong đất và tăng năng xuất cây trồng. Một ngày Giun đất có thể ăn số lượng thức ăn bằng 1/3 trọng lượng cơ thể mình.

Sinh sản

Giun đất thuộc loài động vật không xương sống, giống như các loài động vật thuộc Ngành Giun đốt, Giun đất sở hữu khả năng đặc biệt trong việc sinh sản. Mỗi cá thể Giun đất mang trong mình cả hai giới tính đực và cái, thực hiện giao phối thông qua “Bao sinh dục“. Tính lưỡng tính của Giun đất đặc biệt ở chỗ, khi giao phối thành công, Bao sinh dục sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh, tế bào này tích tụ trong kén. Sau giai đoạn mang thai từ hai tới bốn tuần, kén này sẽ nở ra các con Giun đất con.

Cùng là họ thân mềm, khám phá thêm: Vài sự thật vui nhộn về loài Sứa

Chuỗi thức ăn và khả năng đặc biệt

Giun đất là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật khác nhau như chim, chuột, cóc và một số còn được chế biến thành mồi câu cá, phân trộn [phân compost]
Giun đất có thể sống nếu bị đứt thành hai đoạn, sau khoảng vài ngày, chúng sẽ biến thành cá thể mới, giống như loài Đỉa.

Vai trò của giun đối với hệ sinh thái

Giun đất là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật như chim, chuột và cóc. Chúng cũng thường được người dân sử dụng làm phân bón ruộng và mồi câu cá. Số lượng của loài này phát triển mạnh mẽ tới nỗi ở một số khu vực, chúng còn bị coi là sâu bệnh nông nghiệp

Vai trò của giun đất đối với kinh tế

– Ở một số nơi, các loài giun đất được nuôi nhằm chế tạo phân bón hữu cơ cho cây trồng. Loài này cũng được bán rộng rãi trên toàn thế giới. Vào năm 1980, 370 triệu con giun đất đã được xuất khẩu sang Canada và Mĩ với giá trị lần lượt là 13 và 54 triệu đô la.

– Người Māori ở New Zealand có một món ăn tên là “Noke” được chế biến từ giun đất và chỉ được dâng cho người đứng đầu bộ tộc

Một số thông tin thú vị về Giun đất có thể bạn chưa biết:

– Trong một số câu chuyện dân gian Việt Nam, Giun đất còn được mệnh danh là “Rồng đất
– Khả năng giao phối của Giun đất cực kỳ bá đạo hạt gạo, chúng có thể “làm chuyện ấy” trong vòng hơn ba giờ đồng hồ mới lên đỉnh
– Họ hàng khác với Giun đất thông thường là Giun đất khổng lồ Nam Phi, chiều dài lên tới 6,7 mét

Album ảnh

Previous PostPreviousNext PostNext

Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta, thức ăn chính của giun là mùn hữu cơ. Giun đất không chỉ là thức ăn của gà vịt mà còn có vai trò duy trì độ mềm xốp và dinh dưỡng trong đất rất lợi cho ngành nông nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, vòng đời và lợi ích của giun đất đối với cây trồng. Hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu nhé!

Giun đất còn có tên gọi khác thổ long, địa long, giun khoang, trùn hổ, trùn đất.

Tên khoa học: Lumbricus

Giun đất sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất, chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp giun mới bò lên để hô hấp.

Giun đất

Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở các vùng đất ẩm, xốp và mát.

Trung bình, giun đất dài khoảng 10 – 34cm, rộng từ 5 – 15mm, thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen.

Hai bên thân và mặt bụng của giun đất có 4 đốt lông ngắn và cứng, thân có nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp giun đất dễ chui rúc trong đất.

Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp.

Giun đất là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Tuy nhiên giun đất không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo.

Đặc điểm sinh học giun đất

Tế bào da của giun rất mỏng, thường xuyên tiết ra chất nhờn để bảo vệ cơ thể và thích ứng với điều kiện chui rúc trong môi trường tối và ẩm thấp đo đó giun rất nhạy, phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt độ cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.

Giun là loài lưỡng tính. Trên mỗi con giun đều có cả bộ phận sinh dục đực [tinh hoàn] và bộ phận sinh dục cái [buồng trứng].

Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch

Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.

Đặc điểm sinh sản giun đất

  • Làm tơi xốp cho đất, giúp độ giữ nước trong đất tốt hơn.
  • Tạo khoảng không trong đất giúp rễ cây có thể tiếp xúc được với nhiều Oxi.
  • Chất thải từ giun đất là một loại phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng.
  • Phân của giun đất có thể giúp cây trồng tránh được một số loại sâu bọ có hại.

Cảm ơn các bạn đã cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu về giun đất.

Video liên quan

Chủ Đề