Gà uống thuốc bao lâu thì thịt được

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

Kinh nghiệm cho gia súc, gia cầm uống thuốc & tiêm chích cho gia súc, gia cầm

02/10/2016

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, người chăn nuôi cần biết một số kiến thức thú y đơn giản để tự tiêm chích hoặc cho gia súc uống thuốc sau khi được bác sĩ thú y khám và kê đơn điều trị, nhờ đó giảm được đáng kể giá thành sản xuất.

* Cho gia súc uống thuốc.

- Đối với thuốc viên: Có thể dùng một trong những cách sau.

Gói viên thuốc vào đầu lá mía hay lá cây dong, cho đầu kia của lá để gia súc ăn trước, dần dần chúng sẽ ăn và nuốt phần lá gói thuốc.

Dùng 1 cây dạng thẻ dẹp [như đũa bếp] cạy cho gia súc há miệng, rồi bỏ viên thuốc đã nhúng nước cho ướt vào tận đốc vọng con vật, theo phản xạ con vật sẽ nuốt viên thuốc dễ dàng.

Dùng trái chuối để viên thuốc vào bên trong, con vật thích ăn chuối sẽ ăn luôn viên thuốc.

- Đối với thuốc nước: Dùng 1 cái chai hay ống tre vạt xéo để đựng sẵn thuốc với liều lượng quy định. Nhớ lấy vải quấn cổ chai, miệng ống tre lại để con vật cắn không bể. Cột mõm con vật lên cao [để con vật ngước cổ], rồi đút cổ chai vào khóe miệng [phần nướu không có răng] và trút thuốc từ từ. Trong lúc đổ thuốc, nên đỡ đầu con vật ngóc lên và vuốt mạnh cuống họng từ trên xuống, con vật sẽ nuốt thuốc dễ dàng. Nếu vừa đổ thuốc vào miệng mà thả đầu con vật gục xuống thì nó sẽ nhả thuốc ra.

Tránh việc cạy miệng con vật để đổ thuốc, dễ làm con vật bị sặc đồng thời bị văng hết thuốc.

* Cho gà, vịt uống thuốc:

Một người giữ chắc con vật. Người khác bóp hai bên mép cho con vật há miệng, rồi dùng muỗng cà phê đổ thuốc, hoặc ống tiêm thụt thuốc từ từ vào miệng. Không nên đổ thuốc quá nhanh, đầy họng, con vật sẽ nhột.

* Tiêm thuốc cho gia súc:

Nên sử dụng ống tiêm bằng thủy tinh có bọc sắt, hoặc ống tiêm bằng nylon [để khỏi gãy, bể].

Vị trí tiêm an toàn nhất là phần bắp thịt có đường kính khoảng 10cm, ở điểm giao nhau của 2 đường kẻ ước lệ: 1/3 khoảng cách từ u vai đến gốc tai và 1/3 [phía trên] chiều dài đường vuông góc với cổ trâu, bò [chiều rộng của cổ, không tính yếm]. Tiêm theo hướng từ đầu xuống đuôi, kim tiêm song song hoặc hơi xiên xuống dưới phía bụng.

Để con vật đỡ sợ sệt, dãy dụa khi tiêm chích, cần có 2 người: Một người phụ giữ chắc con vật hoặc cho chúng ăn cỏ hay cám. Một tay người tiêm cầm tai che mắt con vật [phía định tiêm], tay kia cầm bơm tiêm xiên mạnh và đẩy nhanh pít tông bơm tiêm sao cho thuốc vào hết cơ thể con vật [tiêm phóng].

Tiêm cho heo, chó, dê: Dùng kim lớn cỡ 1 mm, dài 3 – 4 cm [kim số 9, 12].

Tiêm trâu, bò: dùng kim cỡ 2 mm dài 4 – 5 cm [kim số 12, số 16]

Đối với những con vật nhỏ như gà, vịt, thỏ thì dùng kim 0,5 mm, dài 3 phân [kim số 7, số 9]

Trong trại nên trữ sẵn ống tiêm chích 2cc, 5cc, 10cc, 20cc và một số kim để tùy trường hợp mà sử dụng./.

Thanh HùngTrạm Khuyến nông Châu Thành

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Dư lượng thuốc kháng sinh ở thịt gà, vịt quá cao!

VỆ SINH THỰC PHẨM.- Một khảo sát mới đây của Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TPHCM cho thấy có tới gần 45% mẫu thử gà, vịt bày bán ở chợ TPHCM có dư lượng thuốc kháng sinh vượt mức cho phép. Ghi nhận thị trường cũng cho thấy hiện tượng cho gà, vịt uống kháng sinh để phòng dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trong khi việc quản lý gần như bỏ ngỏ

Gần 45% mẫu thử có dư lượng kháng sinh

Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TPHCM mới đây đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng kháng sinh trong thịt ở các quầy kinh doanh gia súc, gia cầm.

Điều tra 628 hộ chăn nuôi heo, gà cho thấy đa số người chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý như liều lượng cao, sử dụng liên tục để phòng ngừa bệnh cho gia súc cho đến khi nào bán được. Xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất là chloramphenicol [chiếm 15,35%], tylosin [15%], colistin [13,24%], norfloxacin [10%], gentamycin [8,35%], nhóm tetracylin [7,95%], ampicillin [7,24%]... Trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử dụng trên nhiều quốc gia.

Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến 44,96% số mẫu có dư kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 - 1.100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Trong đó, loại kháng sinh chloramphenicol chiếm tỉ lệ cao nhất đến 87,50%, flumequin chiếm 83,33%, chlortetracyline chiếm 62,50%, amoxillin chiếm 60%...

N. Hải

Tình trạng gà chết do dịch bệnh được giết mổ để bán rất phổ biến. Vì vậy nhiều người tiêu dùng chỉ mua gà sống để đảm bảo an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi cho thấy tại các chợ lẻ hiện nay đang xuất hiện hiện tượng người bán gà sống đã cho gà, vịt uống kháng sinh để gà dịch bệnh lâu chết. Mua nhầm loại gà, vịt này không tốt cho sức khỏe.

Sử dụng kháng sinh hàng ngày

Tại chợ Bến Thành, Q.1 - TPHCM, nơi có cả chục hộ kinh doanh gia cầm như gà, vịt, thỏ... Các loại gia cầm đều được nhốt lưu trong chợ. Khách ưng ý con nào sẽ được người bán lôi ra cân ký, nếu có nhu cầu sẽ được giết mổ tại chỗ. Chúng tôi quan sát trong nhiều ngày tại chợ này, đã phát hiện ngoài việc giết mổ gà, vịt sống, người bán còn mổ cả gà chết từ đêm trước. Một người kinh doanh gà, vịt cho biết: “Lúc này còn đỡ, đến mùa dịch, sáng ra “nó” chết nằm la liệt giá bán chỉ 10.000 đồng - 13.000 đồng/kg, trong khi gà sống giá 35.000 đồng - 40.000 đồng/kg”. Tuy chưa đến cao điểm mùa dịch, nhưng tầm cuối giờ chiều, nhiều người bán bắt đầu bồi dưỡng và chống bệnh cho gà, vịt [để đêm gà không bị chết]. Trong chậu nước cho gà uống, người ta trộn một thứ bột màu trắng ngà, đó là các loại thuốc phòng bệnh cho gà, vịt. Ở chợ Bà Chiểu người bán lại trộn bột thuốc vào thau thức ăn sền sệt rồi bơm trực tiếp vào miệng gà, vịt vừa ngăn bệnh vừa bảo đảm năng lượng cho gà, vịt sống qua đêm.

Trong vai một người bán gà, vịt tại chợ lẻ chúng tôi đến chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu [Q.5] để tìm mua. Khi than vãn tình trạng gà chết quá nhiều, một người bán hàng liền bày cách “cứ ra cửa hàng thuốc mua kháng sinh cho uống đều mỗi ngày là ngừa được ngay. Còn muốn gà, vịt không bị giảm trọng thì cho uống thêm thuốc tăng trọng”. Chưa dứt lời, bà đã giục: “Lấy hàng đi, con nào cũng được ngừa hết rồi. Yên tâm mà bán”.

Chưa quan tâm kiểm soát

Đặt vấn đề với Ban Quản lý chợ Bến Thành, ông Phạm Văn Tân, Phó Ban Quản lý chợ, cho biết lâu nay Ban Quản lý chỉ khuyến cáo tiểu thương không được sử dùng phẩm màu, hóa chất để ướp gà, vịt đã giết mổ. Trạm Thú y có văn phòng tại chợ cũng chỉ kiểm tra thịt heo, bò đã giết mổ đưa vào chợ. Ông Tân cho biết sẽ trao đổi vấn đề này với ngành thú y vì đây là vấn đề chuyên môn đồng thời khuyến cáo đến bà con không nên sử dụng kháng sinh.

Theo một cán bộ ngành thú y, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh đối với gia súc, gia cầm trên thị trường rất khó kiểm soát. Muốn kiểm tra gia súc, gia cầm có bị nhiễm kháng sinh hay không thì phải lấy mẫu về phân tích, nhưng khi có kết quả cũng không thể xử lý được vì số hàng đó đã được bán hết. Trường hợp nhìn, ngửi bằng cảm quan rất khó phát hiện. Chi cục Thú y TPHCM đang đầu tư các trang thiết bị để có thể kiểm tra nhanh tại chỗ dư lượng kháng sinh trên gia súc, gia cầm lúc đó mới có điều kiện kiểm tra nhanh được.

Tác hại khó lường

Bác sĩ Trần Văn Ký, Phó Khoa Vệ sinh Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, khẳng định kháng sinh thuộc dạng hóa chất cho nên phần lớn không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng chẳng hạn. Một số ít loại kháng sinh có thể bị phân hủy nhưng tỉ lệ phân hủy không đáng kể. Cho nên người ăn phải thức ăn bị nhiễm kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng, khó điều trị bệnh sau này. Theo một tài liệu của Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Kỹ thuật TPHCM, lượng kháng sinh tồn dư trong gia súc, gia cầm cao sẽ chuyển hóa protein thành các histamins gây chứng nhức đầu cho người sử dụng. Người thường xuyên sử dụng gia súc, gia cầm nhiễm kháng sinh sẽ rất dễ bị “lờn” thuốc, khi bị bệnh khó chữa trị do lượng kháng sinh này sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng vi khuẩn thích ứng với kháng sinh.

LONG GIANG

Video liên quan

Chủ Đề