Giống nấm và bịch nấm khác nhau như thế nào

Nấm hương (nấm đông cô) còn gọi là nấm Shiitake theo tiếng Nhật. Nấm hương thuộc chi Lentinula, họ Tricholomataceae, bộ Agaricales, lớp Holobasidiomycetes, ngành Eumycota, giới nấm Fungi. Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes (Berk.) Pegler.

Giống nấm và bịch nấm khác nhau như thế nào
Nấm hương là nấm ăn quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g nấm hương khô có chứa: 19g protein; 1,8g chất béo; 54g carbohydrate; nguyên tố khoáng: 124mg Ca, 415mg P, 25,3mg Fe…; vitamin: 0,07mg B1, 1,13mg B2, 2,4mg PP; có chứa đầy đủ các loại amino acid, trong có có 9 loại không thể thay thế; có chứa các nucleotide: 5’-GMP, 5’-AMP, 5’-CMP, 5’-UMP; ngoài ra còn chứa các polysaccharide: Lentinan, Mannose peptide, Glycoprotein… đặc biệt có chứa hơn 40 loại enzyme. Nấm hương có tác dụng chống đông máu, hạ cholesterol trong máu, bảo vệ gan, chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch… Như vậy, nấm hương vừa là thực phẩm bổ dưỡng, vừa là dược liệu có giá trị cao.

Một số kỹ thuật cơ bản nuôi trồng nấm hương

1. Chuẩn bị nhà trồng nấm

Nhà trồng nấm được xây dựng bằng thép chống rỉ, xung quanh lắp tấm cách nhiệt, bọc nilon, có hệ thống điều hòa nhiệt độ và độ ẩm, có hệ thống phun sương cảm biến, tạo điều kiện cho nấm phát triển tốt. Hệ thống kệ trong nhà nấm được lắp bằng thép chống rỉ dạng V lỗ, kệ được thiết kế có 4 tầng.

Yêu cầu nhà nấm phải sạch sẽ, thoáng khí, thoát nước tốt và giữ được độ ẩm. Nhà trồng nấm được làm dạng chữ A. Trước khi đưa nấm vào nhà để nuôi trồng, ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột. Cứ 100g vôi bột/1m2 rải đều xung quanh nhà nấm, xông formol, sau 5-7 ngày đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.

2. Trung hòa, ủ nguyên liệu

- Mùn cưa cao su mới cho qua rây để loại bỏ dăm, tạp chất, xử lý bằng nước vôi 0,5% bằng cách tưới đều nước vôi thấm ướt nguyên liệu sao cho pH từ 5,0-6,0, độ ẩm đạt 50-60%.

- Trộn đều nguyên liệu, phủ bạt, ủ đống 2-3 ngày. Chú ý, chiều cao ủ đống đạt 1,2-1,5m; khối lượng ủ đống tối thiểu 500kg để tạo điều kiện cho quá trình lên men hiếu khí, sinh nhiệt có thể đạt 60-700C nhằm tiêu diệt một số mầm bệnh.

Giống nấm và bịch nấm khác nhau như thế nào
- Công thức phối trộn nguyên liệu cho 1.000kg:

+ Mùn cưa cao su mới: 920kg

+ Cám gạo 50kg

+ Cám bắp 20kg

+ CaCO3 10kg

- Trộn đều mùn cưa với các phụ gia, điều chỉnh độ ẩm đạt 50-60% (nếu nắm nguyên liệu trong tay bóp lại thì nguyên liệu sẽ kết khối nhưng nước không nhỏ giọt ra kẽ tay là được). Sau đó đóng bịch nilon có màng lọc vô trùng chuyên dụng để trồng nấm, khối lượng khoảng 1kg/bịch.

3. Hấp khử trùng bịch phôi

Bịch phôi sau khi hoàn thành đem hấp khử trùng ở nhiệt độ 1000C trong thời gian 12 giờ.

4. Cấy giống

Các bịch phôi sau khi hấp khử trùng xong phải có mùi thơm, không bị chua do lên men, lấy các bịch phôi ra để nguội trong phòng sạch, thoáng.

Sau khi bịch phôi nấm nguội, tiến hành cấy giống, đối với meo giống bằng hạt: lượng giống cấy 10-15g/bịch phôi. Nên chọn giống cấy phải đúng độ tuổi, không bị tạp nhiễm vi sinh vật như nấm mốc, vi khuẩn…

5. Nuôi sợi (ủ tơ nấm)

Sau khi cấy giống, tiến hành đưa bịch phôi nấm vào nhà nuôi sợi, đặt các bịch phôi chồng lên nhau trên giàn kệ, nên chừa các lối đi khoảng 50-60cm để dễ chăm sóc. Nhà nuôi sợi yêu cầu có nhiệt độ thích hợp khoảng 260C, độ ẩm không khí 60-70% trong điều kiện tối, kín gió nhưng thông thoáng. Khoảng 45 ngày tơ nấm sẽ lan kín bịch phôi.

6. Chăm sóc và thu hoạch nấm

Nâu hóa bịch phôi nấm

Sau khi tơ nấm lan kín bịch phôi, tiến hành đưa nấm vào nhà trồng. Độ ẩm trong nhà trồng nấm đảm bảo từ 80-85%, nhiệt độ 20-260C. Lưu ý, không được phun nước trực tiếp vào bịch phôi; ánh sáng khuếch tán nhẹ khoảng 50Lux, không được có ánh nắng chiếu trực tiếp, đảm bảo thoáng, kín gió và sạch sẽ. Sau khoảng 25 ngày, bịch phôi nâu hóa lớp ngoài, khi đó bóc bỏ bịch nilon, xếp bịch phôi nấm lên giá kệ để chăm sóc, thu hái nấm.

Chăm sóc, thu hái nấm

Giai đoạn này nấm rất cần nước, vì vậy vừa phun sương bịch phôi vừa tạo ẩm môi trường xung quanh đảm bảo độ ẩm đạt 85-90%, nhiệt độ: 15-180C đối với nấm hương ưa lạnh và 20-240C đối với nấm hương ưa ấm. Sau 3-5 ngày từ khi mầm quả thể xuất hiện có thể thu hoạch nấm, đường kính quả thể đạt 3-4cm.

Dùng dao, kéo cắt cuống nấm để thu hoạch, tránh làm vỡ mùn cưa. Sau đó, tiếp tục chăm sóc như đợt 1, phun nước trực tiếp vào bịch nấm và phun sương tạo độ ẩm nhà trồng nấm. Sau 10-15 ngày, nấm tạo mầm quả thể mới, tiếp tục chăm sóc như ban đầu để thu hái nấm đợt 2, đợt 3. Lưu ý, cần phải thu sạch chân nấm trên bịch phôi, vì đây là nơi dễ phát sinh các dịch bệnh hại nấm. Bã thải mùn cưa sau trồng nấm hương đem ủ với chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật phân giải cellulose để tạo phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng.

7. Bảo quản nấm hương

Dạng tươi: Nấm hái xong phải cắt sạch phần gốc, cho vào bịch nilon, hút chân không, buộc kín, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ. Nấm hương có thể giữ tươi được 6-8 ngày ở điều kiện nhiệt độ 10-150C trong bịch nilon có đục nhiều lỗ nhỏ.

Dạng khô: Nấm hái đúng độ tuổi, cắt sạch phần gốc đem phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40-450C trong 6-8 giờ, sau đó tiếp tục sấy ở nhiệt độ 55-600C trong 6-8 giờ sao cho độ ẩm của quả thể còn 10-12%. Bảo quản nấm trong bịch nilon kín để nơi khô ráo, tránh hút ẩm. Trung bình khoảng 7-8 kg nấm hương tươi sẽ được 1kg nấm hương khô.