Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là gì năm 2024

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là gì năm 2024

GIÁO DỤC HÒA NHẬP

CHƯƠNG I:

1. Khái niệm, bản chất của GDHN TKT

- Khái niệm:

  • Theo thông tư 03/2018: Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người

khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

  • Theo Luật người khuyết tật 2010: Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là

phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo

dục.

  • Theo “Tài liệu hướng dẫn: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo

dục hoà nhập” của UNESCO, 2014: Giáo dục hòa nhập là một quá trình thay đổi toàn diện

trên toàn hệ thống giáo dục thông qua việc xác định và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của tất

cả các học sinh, bất kể hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ, thể chất, hoặc các yếu

tố hoàn cảnh khác.

  • Khái niệm GDHN (đang được thừa nhận và sử dụng tương đối phổ biến ở Việt

Nam): Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ

em khác trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống”

- Bản chất:

  • Giáo dục cho mọi đối tượng HS: ko tách biệt, được tôn trọng và có giá trị như

nhau,... không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo điều kiện kinh tế , thành phần xã hội,

loại tật và mức độ tật

  • Học ở trường , nơi mình sinh sống: giúp cho TKT có tâm lý ổn định, phấn đấu học

tập và phát triển

  • Mọi HS được hưởng 1 chương trình giáo dục phổ thông (bình đẳng, tôn trọng)
  • Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách

đánh giá: không đánh đồng mọi trẻ em - không bắt trẻ em phải đáp ứng mọi điều kiện của

môi trường

  • Dạy học một cách sáng tạo , tích cực và hợp tác
  • Kế hoạch bài giảng phải cụ thể, chú trọng áp dụng phương pháp học hợp tác (hiệu

quả của dạy học)

  • HS khuyết tật được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi và với tỷ lệ hợp lý