Giáo An Dạy hát bài Mùa xuân

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động Âm nhạc - Vận động múa hát: “Mùa xuân” - Nghe hát: “Mùa xuân ơi” - Trò chơi Âm nhạc: “Ai nhanh nhất”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC (GV: Hồ Thị Thanh Trang) Hoạt động Âm nhạc: - VĐMH: “MÙA XUÂN” - NGHE HÁT: “MÙA XUÂN ƠI”. - TCAN: “AI NHANH NHẤT”. 1. Mục đích – yêu cầu: 1.1 Kiến thức: - Trẻ hát thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát, cảm nhận được giai điệu của bài hát, biết biểu lộ cảm xúc khi vận động theo bài hát “Mùa xuân” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. - Biết lắng nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu của bài hát “Mùa xuân ơi” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện 1.2 Kĩ năng: - Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo bài hát. 1.3 Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Chơi tốt trò chơi âm nhạc. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây. 2. Chuẩn bị: - Băng đài 3. Phương pháp: - Biểu diễn diễn cảm, đàm thoại, luyện tập. 4. Thực hiện: a. Ổn định: - Cô mở powerpoint cho trẻ xem một số tranh ảnh về mùa xuân. Trò chuyện về mùa xuân và dẫn dắt vào bài học. b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Ôn gợi nhớ lại bài hát: “Mùa xuân” - Các con ạ, đề tài mùa xuân luôn là một đề tài được rất nhiều nhạc sĩ sáng tác ra nhiều bài hát rất hay và ý nghĩa. Cô có giai điệu bài hát, các con sẽ được lắng nghe giai điệu của một bài hát đó và đoán xem đó là bài hát gì, của nhạc sĩ nào, nội dung bài hát nói về gì ? - Sau khi trẻ đoán được bài hát, cô giới thiệu lại bài hát. => Đó là bài hát “Mùa xuân” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác. Bài hát nói về đặc điểm của mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, phương Nam có hoa mai, phương Bắc có hoa đào, khi mùa xuân về thì báo hiệu năm mới đến và mọi người được thêm tuổi mới. - Cho cả lớp hát bài lại bài hát cùng cô 2 – 3 lần, hát kết hợp vỗ tay. Hoạt động 2: Dạy trẻ vận động theo bài hát: “Mùa xuân” + Các con ạ, bài hát “Mùa xuân” không chỉ để hát rất hay mà còn có những động tác vận động rất sinh động. Hôm nay cô sẽ xem đội nào sẽ vận động giỏi thì sẽ được các cô khen. Để các con có thể vận động giỏi, đều thì các con hãy chú ý nhìn lên cô vận động trước - Cô vận động mẫu cho trẻ xem (2 lần ).Sau đó cô hướng dẫn cho trẻ vận động theo. - Bây giờ lớp mình hát và vận động theo bài hát này cùng cô cho thật giỏi nhé. - Mời cả lớp hát vận động cùng với cô (3 lần) (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Mời từng tổ hát và vận động. - Mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái thi đua với nhau. - Mời cá nhân (4 – 5 trẻ vận động) - Mời cả lớp vận động theo ý thích (Cô mở nhạc cho trẻ vận động ) Hoạt động 3: Nghe hát bài “Mùa xuân ơi” - Cô giới thiệu bài hát: “Mùa xuân ơi” của tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện. - Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe 1 lần. - Cô tóm tắt nội dung bài hát: tác giả Nguyễn Ngọc Thiện miêu tả mùa xuân đến rồi, tất cả mọi người đều vui mừng khi xuân đến, mọi người đi chúc Tết, em bé khoe áo mới, trăm hoa đua nở và tác giả cũng kính chúc mọi người sang năm mới an vui, gặp nhiều may mắn. - Lần 2: Cô hát, vận động minh họa. - Lần 3: Cô mở nhạc cho trẻ vận động cùng cô. Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh nhất”. - Cô giới thiệu tên trò chơi: “Ai nhanh nhất”. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: cô có 4 – 5 cái vòng, số vòng ít hơn số trẻ, trẻ vừa đi vừa hát các bài hát về chủ điểm, khi nghe cô lắc xắc xô thì phải nhảy nhanh vào vòng. Sau mỗi lần chơi cô cất bớt 1 cái vòng cho đến khi tìm được 1 bạn cuối cùng thì bạn đó là người nhanh nhất + Luật chơi: nếu bạn nào không tìm được vòng thì bị loại ra ngoài mỗi lần chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét. c. Kết thúc hoạt động: - Cho trẻ hát và vận động lại bài hát: “Mùa xuân ”

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Môn: Hoạt động âm nhạc - Đề tài: Dạy hát: mùa xuân đến rồi - Trò chơi: Khiêu vũ, nghe hát: Cô nuôi dạy trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Đề tài: NDTT_ Dạy hát: Mùa xuân đến rồi ( Phạm Thị Sửu ) NDKH : _Trò chơi: Khiêu vũ _ Nghe hát: Cô nuôi dạy trẻ ( Nguyễn Văn Tý) Đối tượng: Mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) Số lượng: 20-25 trẻ Thời gian: 20-25 phút Người soạn/ Người dạy: Đỗ Thị Hằng. Trường mầm non Tiến Thắng Ngày dạy: 17/01/2018 I.Mục đích _ Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “ Mùa xuân đến rồi”, tên tác giả “ Phạm Thị Sửu” - Trẻ biết nội dung bài hát nói về mùa xuân đang đến - Trẻ biết tên bài hát “ Cô nuôi dạy trẻ” - Trẻ giai điệu của bài hát vui tươi - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi “ Khiêu vũ” 2.Kỹ năng : - Trẻ hát đúng lời đúng giai điệu của bài hát “ Mùa xuân đến rồi” - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài hát “ Cô nuôi dạy trẻ” - Trẻ hứng thú và chơi thành thạo trò chơi - Trẻ có kỹ năng nghe nhạc, trẻ nghe giai điệu nhạc và biết làm động tác phù hợp với giai điệu 3. Thái độ: Trẻ hứng thú với hoạt động II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng: - Ti vi. Máy tính, sân khấu, đàn và trống cho trẻ chơi, hộp ảo thuật - Giai điệu một số bài hát: Mùa xuân đến rồi, Cô nuôi dạy trẻ, Đoạn nhạc nhanh chậm 2.Địa điểm, đội hình: - Điạ điểm trong phòng học ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè - Đội hình: Trẻ ngồi xúm xít, vòng cung 3.Trang phục: - Trang phục của cô và trẻ phù hợp với thời tiết III.Tiến Hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: 2.Phương pháp hình thức tổ chức: 2.1 Trò chơi: Khiêu vũ. - Cô Hằng và cô Thủy chào mừng các bé và các cô đến với hoạt động âm nhạc của lớp 3 tuổi A1 - Đến với hoạt động âm nhạc ngày hôm nay các cô có mang đến một điều bí mật cho các con - Đó là một màn ảo thuật đặc sắc mời các con và các cô cùng hướng mắt lên sân khấu. - Cô làm ảo thuật đưa ra bức tranh đôi khiêu vũ. - Hình ảnh ảnh này làm các con nhớ đến trò chơi âm nhạc nào - Khi chơi trò chơi khiêu vũ này các con phải chơi như thế nào? - Cô nhắc lại cách chơi: các con sẽ tìm bạn nhảy mà mình yêu thích nhất và sẽ khiêu vũ theo giai điệu nhanh chậm đoạn nhạc. - Cô mời các con hãy chọn những bạn nhảy mà các con thích để chơi trò chơi. - Trẻ chơi 2-3 lần, cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi 2.2 Dạy hát: “ Mùa xuân đến rồi” Tác giả Phạm Thị Sửu - Với mỗi giờ hoạt động âm nhạc cô cùng với các con có những giây phút thật vui vẻ thú vị. - Đến với hoạt động âm nhạc ngày hôm nay mời các con đến với chủ đề mùa xuân của bé. - Mùa xuân đã mang đến rất nhiều cảm xúc cho các nhạc sĩ và nhạc sĩ Phạm Thị Sửu cũng có một bài hát rất hay về mùa xuân. - Mời các cô và các con cùng lắng nghe bài hát Mùa xuân đến rồi. * Cô hát mẫu: + Lần 1 : Cô hát kết hợp cử chỉ điệu bộ. - Cô vừa hát bài hát có tên là gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác? + Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc - Bài hát nói về mùa gì trong năm? - Khi nghe bài hát các con cảm thấy như thế nào? => Bài hát có giai điệu vui tươi nói về mùa xuân đang đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc + Lần 3: Cô đọc chậm lời ca * Dạy trẻ hát: + Lần 1: Cả lớp hát - Lượt 1: Dạy trẻ hát theo nhịp (không nhạc), cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ. - Lượt 2: Cho trẻ hát lại và sửa sai (không nhạc) - Lượt 3: Cô mở nhạc để sửa sai cho trẻ hát đúng tính chất của bài hát: hát vui tươi - Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ: nếu trẻ hát sai lời ca cô đọc lại lời ca, hát lại câu đó và cho trẻ hát lại. Nếu trẻ hát sai giai điệu cô trẻ nghe lại giai điệu của bài hát... + Lần 2: Nhóm hát (Cô mở nhạc) - Nhóm bạn trai hát - Nhóm bạn gái hát (Cô tiếp tục sửa sai cho trẻ nếu có) + Lần 3: Tốp hát (Cô mở nhạc) - Cho tốp trẻ lên hát + Lần 4: Cá nhân hát (Cô mở nhạc) - Cho 1 trẻ lên hát + Lần 5: Cả lớp hát - Để bài hát hay hơn và sinh động các con thử nghĩ xem vừa hát vừa kết hợp với vận động nào. - Mời bạn nào thích vỗ tay về một nhóm, dậm chân một nhóm, vẫy tay về một nhóm. 2.3 Nghe hát: “Cô nuôi dạy trẻ” tác giả Nguyễn Văn Tý - Cô giới thiệu tên bài “ Cô nuôi dạy trẻ” của tác giả Nguyễn Văn tý + Cô hát lần 1: kết hợp nhạc - Bài hát cô vừa hát có tên là gì? Của tác giả nào? + Cô hát lần 2: Cô hát và múa minh họa 3.Kết thúc: Cô nhận xét cùng trẻ đi du xuân trên nền nhạc bài hát “ Ngày tết quê em” - Trẻ lắng nghe - Trò chơi khiêu vũ - Phải nhảy - - Trẻ trả lời - Mùa xuân - Vui ạ - Trẻ hát - Trẻ hát - Trẻ hát - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe.