Gạo lứt có tác dụng như thế nào năm 2024

TPO - Gạo lứt được khuyến cáo chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho sức khỏe của con người nhưng nếu bạn ăn không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hại cho sức khỏe con người.

Gạo lứt giờ được coi như một loại siêu thực phẩm. Người ta ăn nó không chỉ để no bụng mà còn để mong chữa được bệnh ung thư, tiểu đường, làm đẹp da, giảm cân...

Thực tế, gạo lứt có tác dụng rất tốt trong giảm cân bởi vì nó chứa nhiều nguyên tố Mangan, chất xơ và Selen có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể.

Tuy nhiên, những tác dụng thần thánh khác mà gạo lứt thường được những người bán gán cho như cải thiện chứng thoái hóa khớp, loãng xương, giảm cân, giảm cholesterol, bệnh tiểu đường... thì còn cần phải chờ kiểm chứng.

Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó cũng trở thành nguyên nhân gây hại với một số người.

Gạo lứt có tác dụng như thế nào năm 2024

Tác hại khi ăn nhiều gạo lứt

Gạo lứt có chứa nguyên tố Asen

Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng rất nhỏ Asen. Thu nạp quá nhiều Asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.

Hầu hết các hạt gạo lứt đều chứa Asen nhiều hơn hạt gạo trắng thông thường. Do đó, bạn nên cẩn thận với loại gạo mà bạn mua.

Nguy cơ dị ứng chéo

Trước khi đặt gói gạo vào xe đẩy khi đi siêu thị, bạn nhớ đừng quên đọc kĩ nhãn sản phẩm để tránh những thành phần có thể gây dị ứng cho bản thân.

Rất nhiều hãng sản xuất đã tạo ra những sản phẩm khác nhau từ loại hạt này. Ví dụ như bột, bánh mì hay snack. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, họ thường sử dụng một thiết bị sản xuất cho nhiều sản phẩm, điều này rất dễ làm lây nhiễm chéo các chất dị ứng nguy hiểm giữa các sản phẩm.

Chứa acid Phytic

Bên cạnh một nguyên tố độc là Asen thì gạo lứt còn chứa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.

Gạo lứt không tốt với phụ nữ có thai

Lý do là vì gạo nguyên cám có chứa Asen nên phụ nữ mang thai cần tránh ăn loại gạo này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Có thể không tốt cho tim

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần Asen có trong loại thực phẩm này không tốt cho những người mắc bệnh về tim.

Gây khó tiêu

Ăn quá nhiều gạo lứt sẽ bị cảm giác khó tiêu do chứa acid Phytic và nhiều chất xơ.

Gạo lứt có tác dụng như thế nào năm 2024

Lưu ý khi ăn gạo lứt

Không ăn hoàn toàn thay thế gạo trắng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có chứa hàm lượng lớn vitamin nhóm B (B1, B3, B6), cũng như chứa lượng lớn các khoáng chất vi lượng như vitamin E, sắt và chất xơ, magiê, mangan,…

Tuy nhiên, chính vì hàm lượng chất xơ cũng như vitamin B cao hơn so với gạo trắng nên đây được xem là thực phẩm vàng cho bệnh nhân đái tháo đường. Chất xơ có trong gạo lứt có công dụng nhuận tràng, phòng chống táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường, gạo lứt giúp giảm đi tốc độ hấp thụ đường vào máu

Nhưng do gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn nên khi ăn người sử dụng phải nhai từ từ, cảm giác no sẽ nhanh đến hơn. Sử dụng gạo lứt giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân. Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng nhưng đây là một trong những quan điểm sai lầm khi ăn gạo lứt. So với gạo trắng, gạo lứt chỉ có hàm lượng chất xơ và vitamin nhóm B cao hơn, nhưng để đạt được hàm lượng chất xơ mong muốn bạn phải ăn nhiều, điều này có thể gây nên chứng khó tiêu nếu gạo lứt không được nhai hay nấu kỹ.

Một số người không nên ăn gạo lứt

Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.

Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: người già, trẻ em, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, hay phụ nữ sau sinh,… do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.

Gạo lứt có tác dụng như thế nào năm 2024

Cách sử dụng gạo lứt đúng và an toàn

Theo ThS.BS.TTƯT Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198), chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.

Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác dụng chữa bệnh của gạo lứt mà chỉ là lời truyền miệng. Nhiều người đã sử dụng và thu về lợi ích nhất định nhưng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ phòng bệnh.

Nếu tách rời các thành phần của gạo lứt, rõ ràng chúng có rất nhiều tác dụng, thậm chí có thể chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, loại ngũ cốc này chỉ chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao, còn lại đều không đáng kể. Nếu muốn tận dụng được tác dụng của những thành phần đó, chúng ta cần phải ăn với số lượng rất nhiều.

Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết. Do đó để giữ lại được vitamin nên vo gạo sơ và đậy vung khi nấu.

Ngày nào cũng ăn gạo lứt có tốt không?

Không nên ăn gạo lứt quá thường xuyên mà chỉ cần ăn 2 - 3 lần mỗi tuần, xen kẽ với gạo trắng. Còn đối với những đối tượng không nên ăn gạo lứt kể trên thì nên hạn chế tối đa việc ăn gạo lứt hoặc phải có cách chế biến phù hợp, nếu không sẽ gây hại đến cơ thể hoặc suy dinh dưỡng.

1 ngày nên ăn bao nhiêu cơm gạo lứt?

Cũng giống như các loại gạo thông thường khác, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn cơm gạo lứt khoảng 150 gam gạo lứt và tối đa là 200gam thôi nhé.

Tại sao nên ăn cơm gạo lứt?

Ăn gạo lứt có các tác dụng lớn như sau: Lượng chất xơ cao trong gạo lứt giúp người dùng no lâu hơn, từ đó tiêu thụ ít calo hơn theo thời gian. Đồng thời, nó còn tăng cường lượng lợi khuẩn trong đường ruột; Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cơm gạo lứt khác gì cơm thường?

Sự khác nhau cơ bản giữa gạo lứt và gạo trắng Về mặt cấu tạo, gạo lứt gồm các phần sợi cám, mầm gạo và phần nội nhũ giàu carbohydrate. Trong khi đó, gạo trắng đã được xay xát và trải qua quá trình tinh chế bỏ đi phần trấu, cám và mầm gạo. Đó là những thành phần giàu dinh dưỡng nhất của gạo.