Ét xì là chữ gì

Một trong những cái lỗi mà học sinh (và nhiều người, trong đó có không ít quan chức và cả giới báo chí nữa) hay mắc là viết sai chính tả.

Ét xì là chữ gì

Ét xì là chữ gì
Chính tả (cách viết chữ được coi là chuẩn) luôn luôn là vấn đề cần quan tâm khi xử lí văn bản của mọi ngôn ngữ trên thế giới. Bởi giữa cách phát âm với các văn tự ghi âm (như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga…) luôn luôn có sự bất hợp lí (nhiều khi không thể căn cứ vào con chữ mà đọc chính xác). Dĩ nhiên, sự bất hợp lí đó bắt nguồn từ nhiều lí do. Với tiếng Việt ta, từ khi có sự ra đời của chữ Quốc ngữ (do các nhà truyền giáo người Pháp và Bồ Đào Nha sáng tạo ra từ thế ki 17) cho đến nay, hệ thống con chữ Latin ghi âm vị đã ổn định và không thay đổi là mấy. Hiện tại, chúng ta phải chấp nhận một hiện trạng đã có từ lâu: văn tự ghi âm cách đọc không phải lúc nào cũng phù hợp. Mà ngôn ngữ (cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác), có nhiều cái do cộng đồng dùng mãi mà thành quen, chứ nếu đem xét dưới góc độ khoa học thì không hợp lý. Chính tả là một ví dụ. Viết sao cho đúng với cách viết phổ biến, được coi là chuẩn - đó là vấn đề của chuẩn chính tả.

Điều mà chính tả tiếng Việt đáng lưu ý chỉ rơi vào một số trường hợp (còn đa số không bị lầm lẫn). Thí dụ âm [x/s] (tiếng Việt viết bằng s, x và đọc lúc là [x], lúc là [s]) hay âm [z/gi] (tiếng Việt viết r, d, gi và đọc lúc là [z], lúc là [gi]), hay âm [ch/tr] (tiếng Việt viết ch, tr và đọc lúc là [ch], lúc là [tr]...11 Vì điều kiện kĩ thuật (báo không có kí tự phiên âm quốc tế) nên chúng tôi phải dùng ngay con chữ tiếng Việt để thể hiện. Mong bạn đọc thông cảm (LĐCT).

 Đôi khi chúng ta hay đùa nhau: Chữ này phải “sờ nặng”, chữ kia phải “xờ nhẹ”; hoặc Không được viết “dờ trên” mà phải viết “giờ dưới”; “Sung sướng” thì là “sờ nặng”, “xấu xí” phải “xờ nhẹ”; “Dung dăng dung dẻ” “dờ trên”/ “Giấu gia giấu giếm” đừng quên “giờ dưới” mà!... Những câu đùa tếu như vậy không chỉ góp vui mà có giá trị nhắc nhở mọi người cần phải ghi nhớ các trường hợp, phải lưu ý cách viết, nhiều khi rất máy móc như thế. Chúng ta biết, việc phân biệt s/x, tr/ch, gi/d, d/r… là phụ thuộc vào vùng miền.

Một số vùng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam vẫn duy trì lối đọc các âm quặt lưỡi [tr, s, r, gi] (đọc nặng hơn các vùng khác). Trong khi các vùng ở miền Bắc (điển hình là Hà Nội) lại không có sự phân biệt: “trời trong trẻo” đọc là “chời chong chẻo”, “rung ra rung rinh” đọc là “dung da dung dinh”, “sạch sành sanh” đọc là “xạch xành xanh”, “gia giáo” đọc là “da dáo”… Nếu một người ngoại quốc học tiếng Việt (theo chính tả chữ Quốc ngữ) mà nghe các em thanh nữ Thủ đô nói lần đầu thì chắc chắn họ sẽ ghi âm sai (tr thành ch, r thành d, s thành x...) những trường hợp như thế. Nhưng ta không thể bảo người Hà Nội nói sai, vì người ta vẫn nói “ngon lành” như vậy bao đời nay mà có chết ai đâu? (không hề có sự hiểu sai lệch về ngữ nghĩa, mà nếu có, bắt buộc người ta phải có sự điều chỉnh để khu biệt). Thế cho nên, mới có chuyện giáo viên tiểu học bắt buộc phải dạy các em đầu cấp một lối “phát âm giả tạo”, tức là phải đọc cong/rung lưỡi các âm tr, s, r, gi để các em phân biệt mà viết chính tả cho đúng, chứ sau đó cả cô và trò đều trở lại cách nói năng bình thường.

Nói năng là chuyện giao tiếp bằng lời, còn đọc là công việc của giao tiếp bằng văn tự. Trong văn bản mà ta bắt gặp những lỗi chính tả, thì dù đoán được ý đồ diễn đạt, ta cũng không thể chấp nhận. Nếu ai đó mà viết “chân thành” thành “trân thành”, “trân trọng” thành “chân trọng”, “đơn xin gia nhập” thành “đơn xin ra nhập”, “dấm dẳn” thành “rấm rẳn”… thì sẽ bị coi là mắc lỗi nặng. Ấy vậy mà nhiều người vẫn cứ mắc những lỗi “ngớ ngẩn” như thế đó. Còn nhiều trường hợp khó phân biệt, ít gặp thì cả những người quen nghề viết (trong đó nhiều người có cương vị, có học thức) vẫn lúng túng, ví dụ phân biệt viết các từ: tựu trung/tựu chung, vô hình trung/vô hình chung, sơ suất/sơ xuất, suất ăn/xuất ăn, han gỉ/han rỉ, sum suê/xum xuê, tuềnh toàng/tuyềnh toàng, giàng thun/ràng thun… (những chữ đứng sau, in nghiêng là viết sai). Bản thân tôi cũng không ít lần lúng túng khi gặp những “ca” khó, thậm chí phải tra từ điển mới vỡ lẽ được.

Chữ viết là vấn đề của ngôn ngữ văn hoá. Mà văn hoá là những giá trị mang tính quy ước của cộng đồng, là cái phải trải qua kinh nghiệm thực tế, phải trau dồi thì mới tạo nên cách ứng xử phù hợp. Không một ai dám nói mình chưa bao giờ mắc lỗi chính tả. Có điều, nếu ta lưu ý quan sát và chịu khó sửa sai thì khi “vấp” phải các tình huống như thế, chúng ta sẽ nhanh chóng khắc phục. Ta sẽ ít bị mắc lỗi và đặc biệt là không mắc những lỗi nặng, bị coi là “chưa sạch nước cản”.

Bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có yếu tố cơ bản nhất đó là bảng chữ cái. Bảng chữ cái Tiếng Việt cũng là bước đầu tiên giúp người Việt Nam lẫn người nước ngoài tiếp cận tiếng Việt, đặc biệt là về phần chữ viết.

  1. Du học Singapore
  2. Du học Canada
  3. Học tiếng Anh
  4. Học tiếng Trung
  5. Du học Úc

Để học tiếng Việt, bước đầu tiên là phải thuộc và sử dụng được bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ cái. Bên cạnh đó, người học còn phải nắm được các quy tắt về âm, vần, dấu câu, ghép âm và ghép chữ,… Đối với các bé mới làm quen với ngôn ngữ hoặc người nước ngoài muốn học tiếng Việt thì bảng chữ cái là  “viên gạch đầu tiên” cơ bản nhất bắt buộc phải biết và thuộc lòng.
Bài viết sau sẽ giới thiệu đầy đủ, chi tiết về bảng chữ cái Tiếng Việt theo chuẩn Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Cùng tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt và cách sử dụng thông qua bài viết bên dưới nhé!

Ét xì là chữ gì

Để học tiếng Việt, bước đầu tiên là phải thuộc và sử dụng được bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ cái.

Giới thiệu về chữ cái Tiếng Việt

Chữ viết được hiểu là hệ thống các ký tự giúp con người ghi lại ngôn ngữ dưới dạng văn bản. Nhờ các ký hiệu và biểu tượng mà ta có thể miêu tả ngôn ngữ sử dụng để nói với nhau. Mỗi ngôn ngữ có bảng chữ các đặc trưng, làm cơ sở để tạo nên chữ viết của ngôn ngữ đó.
Trong thực tế, có nhiều người nước ngoài dù nói thành thạo tiếng Việt nhưng lại không biết đọc. Đó là vì học không nắm được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cũng như cách sử dụng chúng để tạo thành chữ viết. Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách đọc và phát âm chuẩn từng chữ cái. Phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Việt là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi tiếp cận ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt là đối với trẻ em mới tập đọc hoặc người nước ngoài muốn học tiếng Việt.
Trẻ em khi học bảng chữ cái tiếng Việt cần được tạo một tâm lý thoải mái. Nên sử dụng hình ảnh gắn liền với chữ cái cần học để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ. Đồng thời giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn. Khi giảng dạy về bảng chữ cái tiếng Việt, giáo viên cũng phải đưa ra được cách đọc thống nhất cho các chữ cái, theo chuẩn mà Bộ Giáo Dục đưa ra.

Ét xì là chữ gì

Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn in hoa.


Ét xì là chữ gì

Bảng chữ cái viết hoa và viết thường chuẩn sử dụng trong giảng dạy.

Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đưa ra bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn gồm 29 chữ cái, được sử dụng trong việc giảng dạy tại hệ thống trường học trên toàn quốc. 29 chữ cái là con số không quá lớn, giúp học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ được khi mới tiếp xúc với tiếng Việt. Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái đều có 2 hình thức viết là chữ viết hoa và chữ viết thường cụ thể như sau:
Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn. Ví dụ: A, B, C, D,…
Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ. Ví dụ: a, b, c, d,…

TTChữ thườngChữ hoaTên chữPhát âm

1

aAaa

2

ăĂáá

3

âÂớớ

4

bBbêbờ

5

cCxêcờ6dDdê

dờ

7đĐđê

đờ

8

eEee

9

êÊê

ê

10gGgiê

giờ

11

hHháthờ12iIiI

13

kKca

ca/cờ

14

lLe – lờlờ

15

mMem mờ/ e – mờ

mờ

16nNem nờ/ e – nờ

nờ

17

oOoO

18

ôÔôÔ19ơƠƠ

Ơ

20pPpê

pờ

21

qQcu/quyquờ22rRe-rờ

rờ

23

sSét-xìsờ

24

tTTêtờ25uUu

u

26ưƯư

ư

27

vVvê

vờ

28xXích xì

xờ

29yYi dài

i

Bảng chữ cái tiếng Việt thuộc hệ thống chữ cái Latinh nên có nhiều tương đồng với bảng chữ cái tiếng Anh.

Thanh điệu trong tiếng Việt

Sau khi đã biết được 29 chữ cái, bước tiếp theo là làm quen với thanh điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ đa thanh điệu bao gồm: thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng. Mỗi thanh điệu khi kết hợp với các nguyên âm sẽ có cách đọc khác nhau.
Thanh điệu của nguyên âm và phụ âm
Thanh điệu chỉ đi cùng các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Còn các phụ âm không bao giờ mang thanh điệu. Sau đây là một số nguyên tắc khi sử dụng thanh điệu mà bạn cần lưu ý:

  • Dấu Sắc dùng với 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu là ( ´ ).
  • Dấu Huyền dùng với 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu là ( ` ).
  • Dấu Hỏi dùng với một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng.
  • Dấu Ngã dùng với âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu là ( ~ ).
  • Dấu Nặng dùng với một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu là ( . )

Nếu âm tiết có một nguyên âm thì thanh điệu sẽ được đặt tại chính nguyên âm đó. Ví dụ: gà, lá, gỗ, vệ, củ
Nếu âm tiết có hai nguyên âm và tận cùng của âm tiết là một phụ âm thì thanh điệu sẽ đặt tại nguyên âm nào liền ngay trước phụ âm tận cùng. Ví dụ: hằng, khoảng, tiến, đoạn, cũng
Nếu âm tiết có hai nguyên âm và tận cùng của âm tiết là nguyên âm thì thanh điệu được đặt tại nguyên âm nào đứng trước. Ví dụ: đèo, mái, loại ,bữa, thổi
Nếu âm tiết có ba nguyên âm và tận cùng của âm tiết là phụ âm trong thì dấu thanh điệu được đặt tại nguyên âm nào đứng trước phụ âm tận cùng. Ví dụ: thuyền, tuyết, luyện, hoãn, tuyển
Nếu âm tiết có ba nguyên âm và tận cùng của âm tiết là một nguyên âm thì dấu thanh điệu được đặt tại nguyên âm ở giữa các nguyên âm đó. Ví dụ: tuổi, chuối, ruồi, duỗi, khuỷu
Nếu âm tiết có hai nguyên âm tận cùng tạo thành các vần oa, oe, uy, uê thì thanh điệu sẽ đặt ở nguyên âm cuối. Ví dụ: xòe, hóa, họa, lũy, khỏe.

Ét xì là chữ gì

Bé cần được hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng Việt đúng cách.

Cách phát âm trong tiếng Việt

Sau khi đã tìm hiểu và làm quen với các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Việt cũng như thanh điệu. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ học cách phát âm và luyện âm. Chữ viết tiếng Việt là chữ tượng thanh. Do đó, giữ việc đọc và viết có sự tương quan. Nếu phát âm chuẩn, bạn hoàn toàn có thể viết được chữ cái mà mình đã nghe.
Khi học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt. Bạn không cần phải cố nhớ và hiểu rõ nghĩa của từ cần phát âm. Thay vào đó, hãy tập làm quen dần với ngữ điệu và nhịp điệu. Học phát âm theo nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn với độ chính xác cao. Do đó, không nên vội vàng mà cần kết hợp giữa học và luyện tập thường xuyên.

Nguyên âm

Nguyên âm chính những dao động của thanh thanh quản để tạo nên âm thanh. Luồng khí được phát ra từ cổ họng sẽ không bị cản trở khi ta đọc nguyên âm đó. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hoặc kết hợp với phụ âm để tạo thành một tiếng.
Có 12 nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
Đối với các nguyên âm (i, ê, e ) khi đọc lưỡi sẽ được đưa ra trước. Các nguyên âm (u, ô, o) khi đọc lưỡi sẽ lùi về sau và tròn môi.
Hai nguyên âm ngắn ă chính là âm a phát âm ngắn, nhanh và â chính là âm ơ phát âm ngắn, nhanh
Ba nguyên âm iê, uô, ươ phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt nhanh xuống ê, ô, ơ.

Phụ âm

Phụ âm trong tiếng Việt là âm thanh của lời nói, được phát âm rõ ràng với thanh quản được đóng hoàn toàn hay một phần. [t] (tiếng Việt: “ta”), phát âm bằng phần phía trước của lưỡi; [k] (tiếng Việt: “kết”, đừng nhầm lẫn với kh), phát âm bằng mặt lưng của lưỡi; [h], phát âm từ họng; [s], phát âm bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp; [m] và [n] là những âm mà không khí được thoát ra đằng mũi (âm mũi).
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, các phụ âm được ghi bằng một chữ cái duy nhất b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có 11 phụ âm ghép trong tiếng việt bao gồm:

  • Ph (phở, pháo, phập phồng)
  • Th (tha thiết, thanh thản)
  • Tr (tro, trúc, trang, trung)
  • Gi (giáo, giảng giải )
  • Ch (chó, chữ, chở che)
  • Nh (nhỏ nhắn, nhanh nhảu)
  • Ng (ngây ngô, ngan ngát)
  • Kh (khoe khoang, khập khiễng)
  • Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ)
  • Ngh (nghề nghiệp)
  • Qu (quẻ, quýt)

Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt

Nguyên âm đơn/ghép kết hợp với dấu: Ô!, Ai, Áo, Ở, . . .
(Nguyên âm đơn/ghép+dấu) kết hợp với phụ âm: ăn, uống, ông. . .
Phụ âm kết hợp với (nguyên âm đơn/ghép+dấu): da, hỏi, cười. . .
Phụ âm kết hợp với (nguyên âm đơn/ghép+dấu) và phụ âm: cơm, thương, không, nguyễn.
Bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, oo. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như sau: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.
Sau đây là một số lưu ý về cách đọc nguyên âm:

  • a và ă là hai nguyên âm có cách đọc gần giồng nhau từ vị trí của lưỡi đến độ mở và khẩu hình của miệng.
  • Hai nguyên âm ơ và â cũng khá tương tự cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.
  • Khi đọc các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý.
  • Khi viết, tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau.
  • Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.

Khi dạy trẻ em phát âm bảng chữ cái tiếng Việt. Cần dựa theo độ mở của miệng và vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm. Miêu tả một cách dễ hiểu vị trí mở miệng và cách đặt lưỡi để giúp học sinh dễ hiểu hơn.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về bảng chữ cái Tiếng Việt thanh điệu của các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt. Hy vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt và cách sử dụng bảng chữ cái sao cho chuẩn xác.

Tin liên quan

Ét xì là chữ gì

Những điều cần biết trước khi đăng ký thi TOPIK

News - Tháng Năm 12, 2022

Ét xì là chữ gì

Chứng chỉ TOPIK là gì? Top 10 điều cần biết

News - Tháng Năm 11, 2022

Ét xì là chữ gì

5 điều mình làm khi luyện thi TOPIK II để đạt cấp độ cao nhất

News - Tháng Năm 6, 2022

Ét xì là chữ gì

Top 7 trung tâm tiếng Hàn tốt nhất tại Hà Nội và TP.HCM

News - Tháng Một 19, 2022

Ét xì là chữ gì

DU HỌC NETVIET

https://nv.edu.vn/

Đặc quyền đăng ký du học tại NETVIET EDU : Không cần đặt cọc tiền đầu vào khi nộp hồ sơ ghi danh du học - Liên kết với hơn 500 trường - Tối ưu chi phí du học ở mức thấp nhất - Uy tín - Chuyên nghiệp - Hiệu quả