Em hiểu thế nào về khái niệm vương quốc cổ và vương quốc phong kiến

Thái tử Naruhito [người sẽ kế vị "Ngai vàng Hoa Cúc" vào ngày 1-5] và Thái tử phi Masako dự lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito - Ảnh: REUTERS

Việc gọi nhà vua Nhật là "hoàng đế" có gì sai không?

Theo thạc sĩ sử học Trần Lan Phương, Nhật hoàng hay còn gọi Thiên hoàng vốn tương đương nghĩa với cụm từ "hoàng đế của nước Nhật".

Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, Nhật hoàng không còn đầy đủ quyền hạn như trước [chỉ còn mang tính hình thức, nghi lễ; vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc] nên sử dụng khái niệm "hoàng đế của nước Nhật" không còn phù hợp nữa, mà chỉ gọi Nhật hoàng với ý nghĩa tôn kính truyền thống.

Theo Từ điển tiếng Việt, các từ hoàng đế, quốc vương, vua là những từ đồng/gần nghĩa, đều nhằm chỉ "Người đứng đầu nhà nước quân chủ, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị".

Phân biệt rạch ròi hơn, vua/quốc vương là "vua một nước", còn hoàng đế là "vua của một nước lớn, thường được nhiều nước xung quanh thần phục".

Thực ra trong thực tế lịch sử, không nhất thiết vua một nước nhỏ là "vương", còn vua một nước lớn, nhiều chư hầu mới được quyền xưng "đế", như trường hợp vua nước ta từng tự hào xưng đế trong bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư".

Các đời vua ở nước ta sau này hầu hết thụy hiệu đều lấy danh xưng hoàng đế, như các vua: Đinh Tiên Hoàng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, Lý Thái Tổ là Thần Vũ Hoàng đế, Trần Thánh Tông là Tuyên Hiếu Hoàng đế, Lê Thánh Tông là Thuần Hoàng đế, Quang Trung là Vũ Hoàng đế, Gia Long là Cao Hoàng đế...

Về từ "hoàng đế", nhiều giả thuyết nêu nguồn gốc của nó là một tên riêng. Có ý kiến cho rằng tương truyền Hoàng Đế là tên hiệu của vị vua thời tối cổ Trung Hoa, là người nghĩ ra cách dùng cây cỏ để chữa bệnh, được coi là thánh tổ của ngành đông y.

Ý kiến khác cho rằng danh xưng Hoàng Đế chỉ xuất hiện từ thời vua Tần Thủy Hoàng [259-210 trước Công nguyên], vì muốn có sự khác biệt so với các vị vua khác cùng thời [đều đã bị ông khuất phục/tiêu diệt] nên tự xưng mình là Tần Thủy Hoàng Đế [có nghĩa là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần].

Con ông sau này kế vị xưng là Tần Nhị Hoàng Đế. Và từ đó, từ Hoàng Đế [viết hoa] là tên hiệu của người đứng đầu cao nhất của xã hội phong kiến phương Đông, dần biến thành danh từ chung "hoàng đế" để chỉ vua nói chung, không còn phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm vua nước lớn [đế] với vua nước nhỏ [vương] nữa.

Trường hợp tên riêng Hoàng Đế trở thành danh từ chung hoàng đế như trên thuộc hiện tượng chung hóa danh từ riêng khá quen thuộc trong từ vựng tiếng Việt. Một số trường hợp tương tự như các tên riêng Sở Khanh, Mạnh Thường Quân, Đạo Chích...

Hiện nay, theo kết quả quan sát, chúng tôi nhận thấy việc dùng từ hoàng đế hay quốc vương/vua để chỉ người đứng đầu của một nước theo chế độ quân chủ tùy theo tập quán sử dụng ngôn ngữ của từng cộng đồng và theo từng thời kỳ lịch sử, chứ không nhất thiết phân biệt vua nước lớn hay vua nước nhỏ.

Vương triều, triều đại, hoàng triều

Cũng có những ý kiến thắc mắc về từ ngữ "triều đại mới/triều đại Lệnh Hòa" dùng để chỉ triều Tân Thiên hoàng Naruhito ở Nhật Bản. Có người cho rằng "triều đại" chỉ được dùng khi có sự thay đổi dòng họ nắm giữ ngai vàng, chứ không thể dùng khi một ông vua cùng thuộc dòng họ cũ kế vị.

Quả nhiên, nghĩa gốc của từ "triều đại" đúng như nhận xét trên. Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, nghĩa của từ "triều đại" đã mở rộng dần ra, không còn hạn hẹp trong khái niệm chỉ thời gian trị vì của một họ tộc, mà còn chỉ từng đời vua kế vị cùng trong dòng tộc.

Từ điển tiếng Việt đã ghi nhận nét nghĩa phái sinh này và giải nghĩa từ "triều đại" là "Thời gian trị vì của một ông vua hay một dòng vua, ví dụ: Triều đại Quang Trung. Triều đại nhà Trần. Các triều đại phong kiến." [Hoàng Phê [1995], Từ điển tiếng Việt].

Tuy nhiên, nhằm tránh gây cảm giác lạ lẫm hay nhầm lẫn đối với bạn đọc, các tác giả có thể/nên sử dụng các từ đồng/gần nghĩa với từ triều đại như "vương triều" [triều vua], "hoàng triều" [triều đình của vua đang trị vì].

Tiếng nước tôi: Người Nam Bộ nói rút gọn

ĐỖ THÀNH DƯƠNG

Trải quan nhiều giai đoạn chính trị, lịch sử, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có được những sự phát triển đáng kinh ngạc. Mỗi quốc gia đều đã trải qua những chế độ chính trị khác nhau. Vậy chế độ quân chủ là gì? Chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế?

1. Chế độ quân chủ là gì?

Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc nữ hoàng.

Thể chế xưa kia trong thời quân chủ phần đông là chế độ quân chủ chuyên chế. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà vua hay nữ hoàng lãnh đạo, được kế thừa theo nguyên tắc cha truyền con nối. Chế độ quân chủ tuyệt đối thường dùng hình thức phong kiến [hình thức phân phong đất đai] để truyền nối và chiếm hữu đất đai. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, như vua Nghiêu, vua Thuấn,… những trường hợp thiện nhượng.

Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế [Trung Quốc cổ đại, Ai Cập cổ đại, Babylon, Ba Tư…], trong đó có thể chia ra 2 hình thức là quân chủ trung ương tập quyền và quân chủ phân quyền cát cứ [với lãnh chúa, chư hầu…]. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến.

Như vậy, chế độ quân chủ là hình thức chính thể phổ biến thường thấy trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và trong một phạm vi, mức độ hạn chế, cả trong nhà nước tư sản. Đặc trưng tiêu biểu của chính thể quân chủ là quyền lực tối cao trong một nhà nước thuộc về một người là vua. Vua lên nắm quyền [lên ngôi] thường theo nguyên tắc cha truyền con nối – “con vua thì lại làm vua”. Vua được xem là con trời – thiên tử, “thế thiên hành đạo”, thay trời trị dân hoặc là người nhận sứ mệnh cai quản dân từ thượng đế và cũng vì vậy chịu trách nhiệm trước trời, trước thượng đế, đối với dân, vua không chịu bất kì một trách nhiệm pháp lí nào.

Chế độ quân chủ tiếng Anh là: Monarchy

2. Một số nội dung về chế độ quân chủ:

Thể chế về chế độ quân chủ phổ biến thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay vua hay nữ hoàng. Vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần mà thôi. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo.

Thể chế quân chủ là một trong những hình thức chính quyền lâu đời nhất và từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.

Hiện nay, trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Nữ hoàng Anh Elizabeth II là nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và đồng thời cũng là nữ hoàng của 15 quốc gia độc lập khác [tức Khối thịnh vượng chung Anh]. Có thể chia ra 2 hình thức là Quân chủ hạn chế và Quân chủ tuyệt đối [Quân chủ tập trung].

Quân chủ hạn chế

Xem thêm: Chính trị là gì? Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị?

Nhà nước quân chủ hạn chế thường thấy trong các nhà nước tư sản, ra đời trên cơ sở của sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc phong kiến, khi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật đổ vương quyền phong kiến, còn tầng lớp quý tộc quan liêu thì còn lực lượng và có khi lợi dụng tâm lí tôn trọng vương quyền và uy tín của nhà vua để thoả hiệp, duy trì một phần những đặc quyền, đặc lợi; cũng có trường hợp trước khí thế mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân đông đảo, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tìm thấy trong sự thoả hiệp khả năng áp đảo lại lực lượng quần chúng, thống nhất với nhau duy trì chế độ quân vương hạn chế với sự hạn chế quyền lực của vua bằng một hiến pháp, cũng vì vậy, thường được gọi là quân chủ lập hiến.

Hầu hết các quốc gia Quân chủ hiện nay đều theo chế độ Quân chủ lập hiến hay Quân chủ đại nghị, Quân chủ Cộng hòa. Vua [hay Nữ hoàng] là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính tượng trưng hơn là thực quyền. Còn hoạt động lập pháp do nghị viện nắm giữ, hoạt động hành pháp do thủ tướng nắm giữ, và hoạt động tư pháp do tòa án đảm nhiệm [Tam quyền phân lập].

Các quốc gia Vương quốc Khối thịnh vượng chung không có vua hay nữ hoàng riêng, mà xem Vua Anh hay là Nữ hoàng Anh như quốc vương chung của họ và ở mỗi quốc gia này đều có 1 Toàn quyền thay mặt cho vương quyền từ Anh Quốc.

Tại các công quốc như Luxembourg, Monaco, Andorra, Liechtenstein, người đứng đầu là Đại công tước hay là Hoàng thân, Vương công. Tại Mã Lai Á và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất còn tồn tại hình thức các tiểu vương.

Hiện nay không chỉ nước Anh mà nhiều quốc gia khác trên thế giới, mặc dù tên gọi là quân chủ nhưng lại được đánh giá là nhà nước dân chủ, ví dụ như nhà nước Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luxemburg, Thụy Điển ở châu Âu hay Nhật Bản ở châu Á.

Quân chủ tập trung

Ngoại trừ vài quốc gia còn theo chế độ quân chủ tuyệt đối là Sudan, Oman, Bhutan, Brumei, Saudi Arabia, Swaziland và Qatar, trong số đó, hầu hết là các nền Quân chủ Hồi giáo. Quân chủ tập trung khi nhà vua hay nữ hoàng có quyền hạn chế lớn với 3 công cụ của pháp luật [lập pháp, hành pháp và tư pháp thay vì tam quyền phân lập].

Ở Việt Nam, triều Nguyễn Gia Long cũng là một mẫu hình quân chủ chuyên chế tuyệt đối. Gia Long, làm khác với các triều đại trước, chủ trương “tứ bất – bốn không” – không lập tể tướng, không lập hoàng hậu, không lập thái tử, thì không lấy trạng nguyên. Vua không muốn chia quyền với ai. Vua trực tiếp làm mọi việc lớn nhỏ: nắm các bộ, án lớn, chấm các bài thi đình, phê các tấu sớ… để các nhà nho đương thời đã phải nhận xét: lớn như thiên hạ, nhỏ như một nước, nếu việc gì [nhà vua] cũng tự làm lấy thì dù một bậc thượng triết cũng không tranh khôn với thiên hạ, mà tranh khôn với thiên hạ là chạy đua với ngựa kí mà chạy đua với ngựa kí thì ít khi không vấp ngã.

Xem thêm: Cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần dưới góc độ lịch sử nhà nước

3. Chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế:

Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kỳ trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, tòa án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỷ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết kế nhà nước tư sản trên nguyên tác tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại hoặc không hề có tác dụng trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào thế kỷ XIX.

Chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại coi quân chủ tương đương với thần thánh, quân chủ là hình ảnh của thần thánh ở trần thế, lời của quân chủ là ý muốn của thần thánh vì quân chủ là người duy nhất có thể gặp và nói chuyện với thần thánh. Và dân chúng phải phục tùng quân chủ như phục tùng thần thánh. Ở Ai Cập cổ đại, Pharaoh được coi là hình ảnh của thần Bầu trời Horus trên trần thế. Hình ảnh trên bia đá Bộ luật Hammurabi, vị vua này đang tiếp nhận ý muốn của thần Công lý Shamash,…. Sang thời phong kiến, đặc biệt ở các nước Á Đông, chế độ quân chủ chuyên chế mang tính chất thế tục hơn, tuy nhiên điều không thay đổi là quân chủ vẫn là người nắm giữ quyền lực tối cao nhưng đã phải dùng tới một bộ máy quan liêu phức tạp từ trung ương tới địa phương để cai trị đất nước.

Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước Pháp dưới triều vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18, tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy quyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua Phổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực, mà vị vua – chiến binh kinh điển là Friedrich II Đại Đế – một vị vua rất lớn trong lịch sử nước Phổ.

Trong thời đại của trào lưu triết học Khai sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong khi hai nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiến bộ và chấp nhận lý tưởng Khai sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nước Áo và Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ “quân chủ chuyên chế Khai sáng”, tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì độc đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triết học đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời.

Video liên quan

Chủ Đề