Dựa vào bảng số liệu sau nhận xét và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm theo độ cao

  • Sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam


    Dựa vào bảng số liệu sau:            

    Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.

    Địa điểm

    Nhiệt độ trung bình

    tháng I [oC]

    Nhiệt độ trung bình

    tháng VII [ oC]

    Nhiệt độ trung bình năm [ oC]

    Lạng Sơn

    13,3

    27,0

    21,2

    Hà Nội

    16,4

    28,9

    23,5

    Vinh

    17,6

    29,6

    23,9

    Huế

    19,7

    29,4

    25,1

    Quy Nhơn

    23,0

    29,7

    26,8

    Tp. Hồ Chí Minh

    25,8

    27,1

    26,9

    Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

    a. Nhận xét:

    - Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.

    - Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.

    b. Giải thích:

    - Miền Bắc [từ dãy Bạch Mã trở ra] mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền Nam, tháng VII miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, góc nhập xạ gần bằng nhau, nên các địa điểm trên cả nước có nhiệt độ trung bình tương đương nhau.

    - Miền Nam [từ dãy Bạch Mã trở vào] không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mặt khác lại nằm ở vĩ độ thấp hơn, có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn nên các địa điểm ở miền Nam có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các địa điểm miền Bắc.

     =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo.  Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Website/apps: iDiaLy.com Group:idialy.HLT.vn Fanpage: dialy.HLT.vn

    iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

  • Nhận xét

    Nhiệt độ trung bình tháng 1 và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng 1: Lạng Sơn 13,3oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8oC.

    Nhiệt độ trung bình tháng 7 giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

    Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.

    Nguyên nhân

    Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.

    Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

    Tháng 7, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn [tháng nóng nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 4: 28,9oC].

    Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11, hãy nhận xét và giải thích:

    - Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
    - Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.

    BẢNG 11. SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC.

            Vĩ độ               Nhiệt độ trung bình năm [0C]           Biên độ nhiệt năm [0C]
              00                          24,5                       1,8
            200                          25,0                       7,4
            300                          20,4                     13,3
            400​​​​​​​                          14,0                     17,7
            500​​​​​​​                            5,4                     23,8
            600​​​​​​​                          - 0,6                     29,0
            700​​​​​​​                        - 10,4                     32,2
            .....                       ..............                  ...........

    - Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ: Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao [từ 24,50C tại vĩ độ 00 giảm xuống còn -10,40C tại vĩ độ 700].

    ⟹ Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời [góc nhập xạ] càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít.

    - Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ nhiệt năm càng lớn [từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700].

    ⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng [ngày và đêm] trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài [gần tới 6 tháng ở cực]; mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần [tới 6 tháng đêm ở cực].

    Giải bài tập Bài 2 trang 44 SGK Địa lí 12

    Đề bài

    Dựa vào bảng số liệu : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm 

    Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Vận dụng kĩ năng nhận xét bảng số liệu

    Lời giải chi tiết

    - Nhận xét: 

    Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

     + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam [Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C].

     + Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam [Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C]

     + Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung [Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C], khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C [Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C].

    - Giải thích:

     + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

     + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm

     + Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn [tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C.

    Video liên quan

    Chủ Đề