Sự khác nhau giữa văn bản qppl văn bản áp dụng pl và văn bản hành chính

Tài liệuKiến thức môn học

Cập nhật 17/12/2021

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính là hai loại văn bản thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai loại văn bản này. Do đó, HILAW  gửi đến bạn đọc bài viết so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính để chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản giữa 02 loại văn bản này.

– Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi.

– Đều được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền;

– Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý;

– Đều có hình thức do pháp luật quy định;

– Đều được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định;

– Đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Hình minh họa. So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản hành chính
Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền,hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật.

[Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015].

Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan.
Hiệu lực pháp lý Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn  văn bản hành chính. Có hiệu lực thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung Chứa những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng. Nội dung chỉ mang tính chất thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc…
Thủ tục xây dựng, ban hành Phải được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và ban hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào.
Thể thức trình bày Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP. Văn bản hành chính thông thường được trình bày theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Ví dụ Bộ luật, luật, nghị định, thông tư… Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…

Xem thêm: Quy phạm pháp luật là gì

Xem thêm: Cấu trúc của quy phạm pháp luật

0345.654.110

BÁO GIÁ DỊCH VỤ

hành chínhquy phạm pháp luậtvăn bản


 

LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản áp dụng pháp luật - Ảnh minh họa

Thực tế hiện nay cũng còn mập mờ giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Do đó, nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Vậy Văn bản quy phạm pháp luật khác văn bản áp dụng pháp luật ở những điểm gì?

Tiêu chí

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

1. Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

[Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015]

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước

2. Thẩm quyền ban hành

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành [Chương II Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015]

Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.

Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ các quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự để tuyên án đối với cá nhân tổ chức liên quan thông qua bản án.

3. Nội dung ban hành

Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp đồng mua bán đất thì dựa trên tình huống thực tế áp dụng Luật đất đai 2014 và Bộ luật dân sự 2015.

Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo tính hợp pháp [tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật], phù hợp với thực tế [đảm bảo việc thi hành]. Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân nào phải thực hiện nghĩa vụ gì: Nguyễn Văn A phải bồi thường cho Lê Văn B 20 triệu đồng. Đối tượng ở đây là cụ thể A và B không áp dụng cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào khác. 

4. Hình thức tên gọi

Các hình thức quy định tại điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015 [Hiến pháp, Bộ luật, Luật,…]

Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.

[Thường được thể hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án,…]

5. Phạm vi áp dụng

Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

6. Cơ sở ban hành

Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

7. Trình tự ban hành

Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Luật không có quy định trình tự

8. Thời gian có hiệu lực

Lâu dài.

Ví dụ: Luật sở hữu trí tuệ 2005 vẫn có hiệu lực cho đến nay

Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.

Giống nhau

- Đều là văn bản pháp luật do các cơ Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.

- Đều được Nhà nước bảo đảm quyền thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước.

- Đều có hiệu lực buộc phải thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan

- Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề