Diện f2 cách ly bao nhiêu ngày

Các biện pháp phòng chống dịch đối với trường hợp F1

Đối với F1 [theo Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30-7-2021 của Bộ Y tế] - các trường hợp tiếp xúc gần với nguồn lây F0 phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly y tế tập trung, tại khách sạn có thu phí [nếu có nhu cầu] hoặc tại nhà/nơi lưu trú [nếu đủ điều kiện theo quy định tại Công văn số 156/BCĐ-SYT ngày 27-10-2021, Công văn số 162/BCĐ-SYT ngày 10-11-2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng].

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng cách ít nhất 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với F0 hoặc đã được công bố khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng thì thực hiện cách ly 07 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với FO; xét nghiệm 02 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ nhất khi bắt đầu cách ly y tế và ngày thứ 7 kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0. Đồng thời, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú trong 07 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện quy định 5K. Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 [ho, sốt, rát họng, viêm phổi, khó thở, giảm hoặc mất vị giác, khướu giác,...] thì báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm, xử trí theo quy định.

Đối với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID19 phải thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0; xét nghiệm 03 lần vào ngày thứ nhất khi bắt đầu cách ly bằng phương pháp RT-PCR, ngày thứ 7 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR và ngày thứ 14 kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0 bằng phương pháp RT-PCR. Nếu 02 lần lấy mẫu đầu cách nhau dưới 72 giờ thì chi lấy mẫu 01 lần, lần thứ 2 vào ngày thứ 14 kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0.

Khi người cách ly có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 trong quá trình cách ly y tế thì lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên [nếu cần thiết] và RT-PCR.

Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày kể từ ngày hoàn thành cách ly y tế. Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì lập tức liên hệ ngay cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm, can thiệp y tế phù hợp.

Các biện pháp phòng chống dịch đối với trường hợp F2, F liên quan

Đối với F2 [các trường hợp tiếp xúc gần với F1] thực hiện cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1 [có thể lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR đối với trường hợp F2 nếu cần thiết]. Nếu kết quả âm tính: F2 kết thúc cách ly.  Nếu kết quả dương tính: F2 chuyển thành F1 và xử lý như đối với F1.

Đối với F liên quan [người có tiếp xúc trong vòng 2 mét với F0 trong khoảng thời gian từ 04 đến 05 ngày trước khi khởi phát của F0; người có đến khu vực, địa điểm liên quan đến 60 tại thời điểm có 50 nhưng không rõ có tiếp xúc hay không hoặc không tiếp xúc vòng 2 mét với F0] tự theo dõi sức khỏe [không cách ly y tế] trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với F0 hoặc đến địa điểm liên quan đến F0. Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 thì lập tức liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm tại Trạm y tế hoặc Trung tâm y tế và áp dụng các biện pháp can thiệp y tế phù hợp.

Các biện pháp phòng chống dịch đối với đối với bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh đủ điều kiện ra viện

Các bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh đủ điều kiện ra viện tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày ra viện; đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở 02 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho cơ quan y tế địa phương để thăm khám, xử trí và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR kịp thời. Không thực hiện xét nghiệm cho những trường hợp không có triệu chứng.

Đối với những trường hợp F1 [thuộc diện thực hiện cách ly y tế 07 ngày theo Công văn 7778/UBND-SYT ngày 19-11-2021 của UBND thành phố] đã thực hiện cách ly y tế đủ 07 ngày [cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà] mà ngày lấy mẫu gần nhất đã quá 48 giờ thì thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi hoàn thành cách ly y tế; tiếp tục thực hiện các y biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định nêu trên.

Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Y tế, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý, phối hợp triển khai thực hiện việc quản lý, giám sát y tế chặt chẽ các trường hợp nêu tại mục 1 Công văn này, đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế triển khai nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố chỉ đạo triển khai việc hướng dẫn các trường hợp cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú tự lấy mẫu xét nghiệm SARSCoV-2 theo lộ trình cụ thể. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để phổ biến, hướng dẫn rộng rãi cho người dân tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nhà. Tiếp tục cập nhật các cấp độ dịch của các xã, phường, các khu vực cách ly y tế [phong tỏa] trên cả nước, tùy theo diễn biến dịch bệnh trên cả nước, chủ động tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án phổ biến, hướng dẫn rộng rãi cho người dân tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nhà; nghiên cứu triển khai việc giám sát lấy mẫu xét nghiệm, tin nhắn nhắc lịch xét nghiệm,...bằng phần mềm; tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy hiệu quả của ứng dụng quản lý cách ly y tế tại nhà.

Công an thành phố phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương quản lý, giám sát các trường hợp cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú.

UBND các quận, huyện chỉ đạo kiểm tra, giám sát, theo dõi, quản lý cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú theo quy định, đảm bảo phòng, chống dịch y COVID-19; hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ứng dụng quản lý cách ly tại nhà/nơi lưu trú.

NGUYÊN THẢO


F2 là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh [F0] cho đến khi F1 được cách ly y tế. Theo quy định, F2 sẽ thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 14 ngày trong khi chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1.

Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR lần 1 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1.

Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR lần 2 của F1 âm tính và F2 có kết quả xét nghiệm [test nhanh hoặc PCR gộp mẫu] âm tính thì  F2 được kết thúc cách ly y tế tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ Covid cộng đồng.

Trường hợp F2 đủ điều kiện và đã được kết thúc cách ly trước 14 ngày, nhưng sau đó F1 trở thành F0 ở những lần xét nghiệm sau thì F2 này cũng không trở thành F1, không phải cách ly y tế.

Trên cơ sở, Chủ tịch UBND thành phố Việt Trì yêu cầu các đơn vị thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Sars – Cov2 bằng phương pháp RT-PCR bằng mẫu đơn cho các F1 vào các ngày 1, 3, 7, 14 kể từ ngày tiếp xúc với yếu tố nguy cơ theo đúng quy định, thông báo đầy đủ đến UBND các phường, xã bằng văn bản ngay sau khi có kết quả để biết, thực hiện kết thúc cách ly y tế đối với các F2 đủ điều kiện theo quy định; đồng thời, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố nắm bắt tình hình.

UBND các phường, xã tiếp tục theo dõi, quản lý chặt chẽ danh sách các F1, F2 trên địa bàn; cập nhật kết quả xét nghiệm hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời. Cung cấp số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm Chỉ huy thành phố, phường, xã cho người dân được cách ly để tiếp nhận phản ánh, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh. Ban hành quyết định kết thúc cách ly y tế đối với các trường hợp F2 đủ điều kiện để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp sớm trở về trạng thái thích ứng an toàn./.

Thành phố Việt Trì đồng hành cùng phụ nữ biên cương [20/06/2022 14:08]

Đưa Nghị Quyết của Đảng vào cuộc sống

Hiện nay thành phố đã phát hiện 4 trường hợp nhiễm mới với Covid – 19. Để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, các biện pháp phòng dịch đã được triển khai trong đó quan trọng nhất là việc khẩn trương truy vết tiếp xúc, xét nghiệm nhanh các trường hợp tiếp xúc gần. Hiện nay tâm lý hoang mang dẫn đến những phản ưng chưa phù hợp cũng đã xuất hiện. Trong cuộc chiến với COVID-19, bình tĩnh để xử trí đúng chính là chìa khóa của thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

Tiếp xúc gần [F1] là gì?

Bằng chứng hiện nay cho thấy COVID-19 lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp [xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi], gián tiếp [qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh]. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.

Do đó Bộ Y tế đã quy định tiếp xúc gần F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ... Nếu là người lành mang trùng [người không có bất cứ triệu chứng gì] thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Tiếp xúc của tiếp xúc gần [F2] là gì?

Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh [kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát] cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Vì sao F2 được chỉ định cách ly tại nhà?

Khả năng nhiễm bệnh của F2 phụ thuộc rất lớn vào kết quả xét nghiệm của F1. Nếu F1 âm tính thì F2 sẽ được giải tỏa vì thời điểm F2 tiếp xúc gần với F1, F1 không có khả năng lây bệnh. Nếu F1 dương thì F2 sẽ trở thành F1 và tiến hành các biện pháp phòng bệnh dành cho F1. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm của F1, để hạn chế khả năng có thể lây bệnh cho cộng đồng nên F2 cần thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà.

Các tiếp xúc xa hoặc tiếp xúc không rõ ràng là gì?

Khác với F1 được xác định rõ về tiếp xúc gần, các trường hợp này có sự tiếp xúc không rõ ràng về thời gian hoặc khoảng cách khi tiếp xúc bệnh nhân COVID – 19 ví dụ sống cùng trong một tầng nhà hay cùng 1 khu phố, đến cùng nơi mà bệnh nhân từng tới. Do COVID – 19 lây lan qua gián tiếp các vật dụng nên các trường hợp được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm nhưng không cao. Do đó để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan, Thành phố thực hiện xét nghiệm tầm soát mở rộng cho những trường hợp này. Với trường hợp tiếp xúc không rõ ràng thì Ngành tế đánh giá nguy cơ của từng trường hợp để có những khuyến cáo phòng dịch phù hợp. Ví dụ nếu tiếp xúc trong một không gian mở sẽ có nguy cơ thấp hơn không gian kín. Do đó người từng đến phòng tập gym sẽ có nguy cơ cao hơn người đi ăn tại cùng một quán ăn có thông khí tốt.

Vì sao lấy mẫu xét nghiệm các trường học?

Thành phố chỉ đạo lấy mẫu mở rộng các học sinh, sinh viên tại các trường học có liên quan đến bệnh nhân Covid – 19. Điều này không có nghĩa là đã có sự lây lan trong trường học mà đây là xét nghiệm giám sát mở rộng để đánh giá nguy cơ.

Các F3, F4 và các F… và những phản ứng chưa phù hợp

Trong quy định của Bộ Y tế hiện nay về truy vết, xứ trí tiếp xúc chỉ dừng ở F1, F2. Một số trường hợp đang tự xếp mình là các F3, F4, F5 và F… là không phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Điều nay cho thấy chúng ta đang hoang mang về đánh giá nguy cơ của mình dẫn đến cách xử trí chưa phù hợp trong giai đoạn có sự lây nhiễm COVID – 19 trong cộng đồng.

Ngành Y tế tập trung điều tra xử lý chính các trường hợp F1, F2 là vì chúng ta cần tập trung đến nhóm này. Xử lý tốt nhóm này là chúng ta cơ bản kiểm soát được chuỗi lây truyền. Khi thực hiện truy vết nhanh, xét nghiệm khẩn các F1 thì sẽ phát hiện sớm các trường hợp dương tính. Khi đó Ngành Y tế sẽ truy vết, khoanh vùng tiếp để cắt đứt nguồn lây. Nếu F1 âm tính thì đóng lại trường hợp này để tập trung cho hoạt động khác. Do đó việc quan trọng của người dân Thành phố là cùng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thực hiện thành một nếp sống mới thay vì hoang mang tự đánh giá mình là các loại F3,F4… rồi có những phản ứng chưa phù hợp.

Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu, chúng ta cần làm gì?

Phòng chống Covid – 19 trong tình hình mới quan trọng là chúng ta luôn phải cảnh giác cao độ, tránh tâm lý chủ quan nhưng cũng không nên hoang mang để có những phản ứng quá mức, chưa phù hợp. Cả nước đang thực hiện theo phương châm trạng thái bình thường mới để đạt mục tiêu kép. Khi có dịch xảy ra điều quan trọng là bình tĩnh, hợp tác, xứ trí đúng mức theo khuyến cáo Ngành Y tế, tránh làm xáo trộn lớn đến cuộc sống bình thường.

Người dân cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ làm chính chúng ta loạn thông tin gây hoang mang dư luận. Điều này không tốt cho hoạt động phòng chống dịch vốn dĩ được ví như cuộc chiến với COVID– 19. Trong chiến tranh, chúng ta đều biết người chiến thắng là người bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Nếu chúng ta rối loạn thì chúng ta thất bại vì chính mình chứ không phải vì COVID – 19.

Hãy nhớ luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để chung sống an toàn với dịch bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM [HCDC]

Video liên quan

Chủ Đề