Bị rắn độc cắn bao lâu thì chết

Tùy loại rắn cắn mà nạn nhân có những biểu hiện đặc trưng. Vết cắn do nhóm rắn hổ: tại vết cắn nạn nhân bị đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn [da bị chết do nọc độc], nhiễm khuẩn, sưng đỏ, sốt, có mủ. Nhưng nếu rắn cạp nia, cạp nong cắn thì ở vết rắn cắn không có gì đặc biệt. Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân bị đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít,… dễ tàn phế hoặc tử vong do liệt các cơ hô hấp.

Nhóm rắn lục cắn: tại vết cắn có triệu chứng nhiễm độc là sưng nề, phỏng nước, chảy máu vùng vết cắn, chảy máu toàn thân khó cầm. Bệnh nhân tử vong do chảy máu, mất máu.

Do mỗi loại rắn cắn có những đặc điểm khác nhau, nên để giúp bác sĩ xác định rắn độc cắn là loại rắn nào, nạn nhân và người nhà cần cung cấp thông tin về nơi bị rắn cắn, đặc điểm của con rắn [nếu nhìn thấy], các biện pháp sơ cứu đã áp dụng. Trường hợp đánh chết được con rắn thì mang rắn đến bệnh viện để bác sĩ nhận dạng. Nếu chụp ảnh được con rắn thì gửi qua email, hoặc rửa ảnh mang đến bệnh viện.

Cấp cứu người bị rắn độc cắn

Khi gặp người bị rắn độc cắn, người cấp cứu cần động viện bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng. Không để bệnh nhân tự đi lại nếu vết cắn ở chân, vì vận động vùng bị rắn cắn sẽ làm nọc độc ngấm vào cơ thể nhanh hơn. Tháo các đồ trang sức như nhẫn, vòng ở chi bị rắn cắn. Dùng nẹp bất động chân, tay bị cắn. Giữ vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim so với mặt đất. Nếu biết chắc là rắn hổ cắn có thể gây liệt thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động. Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng phương tiện cơ giới. Nếu có điều kiện thì gọi điện đến bệnh viện báo trước để được bác sĩ tư vấn cách cấp cứu bệnh nhân. Đối với vết cắn ở đầu, mặt, cổ cần khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay, vì để lâu nọc độc dễ tác hại đến não  gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân khó thở cần hô hấp nhân tạo: hà hơi thổi ngạt.

Những việc người cấp cứu không nên làm là: không mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc; không để bệnh nhân phải đợi ở nhà vì đến muộn sẽ mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện; không chích rạch vết cắn nếu rắn lục cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch; không làm các biện pháp như: chườm đá, nặn máu vết cắn…bệnh nhân không nên tự đi thẳng lên các bệnh viện tuyến trên vì đường xa, có thể bị nguy hiểm trên đường đi mà không được cứu chữa.

Cách băng ép bất động chân tay khi bị rắn cắn: dùng băng rộng khoảng 5-10 cm, dài vài mét, có thể là băng chun, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Nên tháo đồ trang sức ở chi bị cắn vì dễ gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. Không cố cởi quần áo vì dễ làm vùng bị cắn cử động, có thể băng đè lên quần áo. Băng từ ngọn chi về gốc chi, quấn băng tương đối chặt nhưng không quá chặt, vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay qua giữa các nếp băng. Dùng nẹp cố định chi vừa băng.

Nếu vết cắn ở ngón, bàn, cẳng tay: cũng băng ép từ ngón tay về phía nách. Vết cắn ở thân mình: băng ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực. Không băng ép khi biết rõ hay nghi là rắn lục cắn, kể cả rắn lục đuôi đỏ.

Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện, nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim.  Nếu vết cắn ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

Trong sinh hoạt và lao động mọi người, nhất là trẻ em, nên chú ý phòng ngừa rắn độc cắn.

Những điều nên làm : khi tình cờ gặp rắn, nên chủ động tránh, không nên làm những cử động đe dọa rắn. Khi đi lại ban đêm nên đi ủng hoặc giầy cao cổ để phòng khi giẫm phải rắn bị rắn cắn. Đi đêm nên có cây gậy khua rắn rồi mới bước tới, phải có đuốc hoặc đèn pin soi đường. Mặc quần áo vải dày, đội mũ nón rộng vành khi phải đi vào rừng, làm nương rẫy.

Những việc không nên làm: khi đi lại hay làm việc ở trong rừng không nên bước hoặc cho tay vào những nơi mà mắt chưa quan sát được. Không nên ngồi cạnh gốc cây, gò đất, bờ ruộng có nhiều hang chuột, hang mối.  Không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây đổ bằng tay trần, mà nên dùng gậy hay chân có đeo giầy. Cẩn thận khi kiểm tra chuồng gà, ổ gà vào ban đêm. Không dùng tay bẻ cành cây, lấy củi trong đêm. Không đi chân đất vào rừng, vào nương, rẫy, nhất là ban đêm. Không trêu chọc rắn độc. Không bao giờ sờ vào miệng rắn, ngay cả khi con rắn đã chết, đã chặt đầu hoặc giả vờ chết. Không nên ngủ dưới đất vì rắn hay bò vào những chỗ ấm…Không nên nằm lên trên đống rơm đống rạ vì rắn thường hay ẩn nấp bên trong rơm rạ…

Xem bài sau: Cấp cứu người bị rắn độc cắn

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ngày 6/10 cho biết con rắn cắn vào mu bàn tay và ngón tay trỏ người đàn ông, vết cắn nhỏ, không đau và chảy ít máu. Người này đập chết con rắn, sau đó tự garo cánh tay trái, mang theo xác rắn đến Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai sơ cứu. Các bác sĩ xác định đây là loài rắn hổ mang chúa, cực độc, nặng 1 kg. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu.

Con rắn hổ mang chúa được bệnh nhân đập chết mang theo đến bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khi vào viện, người bệnh xuất hiện tình trạng sụp mi, đau họng, nói khó, há miệng hạn chế, ứ đọng đờm rãi, sau đó liệt cơ hô hấp rất nhanh và rối loạn nhịp tim rất nặng. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng các loại dịch truyền, thuốc vận mạch, kháng sinh, phòng uốn ván. May mắn sau ba ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, cai được máy thở, sức khỏe ổn định.

Rắn hổ mang chúa thuộc họ Elapidae [họ rắn hổ], phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m.

Khi rắn hổ mang chúa cắn người, nọc độc tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Thông thường, nọc độc rắn hổ mang chúa có thể giết chết người chỉ sau 30 phút.

Bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau ba ngày điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Lê Duy Đạo điều trị cho bệnh nhân, khuyến cáo khi bị rắn cắn, cần băng ép vùng chi bị rắn cắn bằng băng vải hoặc băng tự tạo từ quần áo. Băng tương đối chặt nhưng vẫn sờ thấy mạch đập. Sau đó bất động tay chân bị rắn cắn bằng nẹp cứng [miếng gỗ, tre, bìa cứng...], để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở tay hoặc chân thì để thõng, không tự đi lại hoặc vận động.

Nạn nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, kể cả khi vết cắn không đau, không chảy máu. Tuyệt đối không mất thời gian lấy lá thuốc, dùng hòn đá chữa rắn cắn, chích rạch, gây điện giật, chữa bằng mẹo... Không nên cố bắt hoặc giết con rắn, thay vào đó cần ghi nhớ hình dạng, màu sắc rắn hoặc chụp ảnh để bác sĩ nhận dạng loài rắn dễ dàng hơn, dùng huyết thanh và điều trị phù hợp.

Trên đường đến cơ sở y tế, nếu nạn nhân bị suy hô hấp cần được hô hấp nhân tạo bằng cách thổi ngạt hoặc phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng...

Tránh trêu chọc, bắt rắn, sờ vào miệng rắn kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm...

Theo VnExpress

Trong số khoảng 3.000 loài rắn trên thế giới, chỉ có 15% – 20% loài có nọc độc hoặc chất tiết nước bọt độc hại cho con người. Việc trang bị cách sơ cứu khi bị rắn cắn nhằm ngăn chặn chất độc từ nọc rắn phát tán và gây ra những hậu quả đáng tiếc, thậm chí dẫn đến tử vong cho nạn nhân. Do đó, để giảm tối đa tác hại của nọc rắn với cơ thể, bên cạnh cách sơ cứu người bị rắn cắn, triệu chứng, cách nhận biết, bạn cũng cần biết những gì “Nên” và “Không nên” làm khi bị rắn cắn.

Mùa mưa là giai đoạn sinh nở, phát triển của rắn, đặc biệt các loài rắn độc. Tình trạng mưa lụt kéo dài, biến đổi khí hậu còn phá vỡ môi trường sống của rắn nên chúng phải “tìm đường” khác để trú ẩn và kiếm ăn như vườn tược, tán cây, bụi cỏ,… Đây cũng là nguyên nhân vào mùa mưa, số nạn nhân bị rắn cắn nhập viện cấp cứu gia tăng với những mức độ nguy hiểm khác nhau.

Những biểu hiện thông thường sau khi bị rắn độc cắn bao gồm: Chảy máu, cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, khó thở, phù nề, hoại tử, thậm chí nhiễm trùng máu hoặc đối diện nguy cơ tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Tuy nhiên, không phải loại rắn nào sau khi cắn cũng gây nguy hiểm. Do đó, cần nhận biết sự khác nhau giữa rắn độc và rắn không độc để có cách xử lý phù hợp và sơ cứu khi rắn cắn đúng cách.

Việt Nam có khoảng 140 loài rắn, trong đó có khoảng 18 loài rắn độc ở đất liền và 13 loại rắn độc ở biển. Nọc rắn độc gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide; tùy loại rắn mà thành phần chất độc cũng khác nhau. 

Nếu phân chia về họ rắn độc thường gặp là rắn hổ [rắn hổ đất, rắn hổ mèo, hổ mang bành, hổ mang phì, hổ mang chúa, rắn cạp nong, cạp nia,…]; họ rắn lục [rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp, rắn hổ bướm, rắn khô mộc,…]; họ rắn biển [nọc độc tác động lên hệ thần kinh giống rắn hổ nhưng chỉ bị tê chứ không đau, chảy máu và gây tử vong 50%].

Còn nếu phân chia về triệu chứng gây độc thì có nhóm rắn độc chuyên gây rối loạn đông máu [rắn chàm quạp, rắn lục đuôi đỏ,…] và nhóm gây liệt, suy hô hấp [rắn hổ đất, hổ chúa, hổ mèo, cạp nong, cạp nia, rắn biển,…].

Cách nhận biết vết cắn là của rắn độc hay rắn không độc thì ngoài việc căn cứ vào vết răng cắn, kinh nghiệm dân gian còn phân biệt 2 loài rắn này dựa vào hình dáng, màu sắc và âm thanh phát ra của chúng. 

Vết răng cắn: Rắn độc thường có hai răng độc lớn có vai trò như chiếc kim tiêm. Khi rắn cắn sẽ đồng thời tiêm độc vào vùng da của nạn nhân và để lại vết răng đặc trưng sau khi cắn. Do đó, nạn nhân khi bị rắn độc cắn thì để lại ít dấu răng ở vết cắn nhưng để lại 2 vết răng nanh. Mỗi vết cắn của răng nanh cách nhau khoảng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.

Trong khi rắn không có độc khi cắn sẽ để lại vết của cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.

Về màu sắc: Mỗi loại rắn có những màu sắc đặc trưng, ví dụ rắn cạp nong [thân mình khúc vàng khúc đen xen kẽ], rắn cạp nia [thân mình xen kẽ khúc trắng khúc đen], họ rắn lục [đầu to hình thoi hoặc tam giác], riêng rắn lục đuôi đỏ [thân màu xanh nhưng đuôi có màu đỏ].

Biểu hiện tấn công, một số loại rắn độc có đặc điểm đặc trưng bên ngoài rất dữ tợn như: rắn hổ mang [khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng]. Một số loài rắn hổ mang có thể bắn nọc độc từ xa, nếu văng vô mắt nạn nhân cũng có thể gây tổn thương mắt và làm nhiễm độc toàn thân.

Tóm lại, rắn độc thường có các đặc điểm sau:

  • Màu sắc sặc sỡ hơn so với rắn không độc.
  • Đầu hình tam giác, phủ bằng các vảy nhỏ, phân biệt rõ ràng với thân mình, có hố má ở hai bên đầu – giữa mắt và mũi.
  • Mặt bên đầu thiếu vảy má, vảy trước tiếp xúc với vảy mũi.
  • Vảy đuôi đơn.
  • Có hai móc độc dài, phân biệt rõ với răng. Mỗi móc độc có 1 ống độc hoặc rãnh, do đó nọc độc có thể đưa sâu vào mô nạn nhân. Riêng rắn hổ có thể phóng nọc thành đám bụi trực tiếp vào mắt con mồi và gây độc.

Ngược lại, rắn không độc có các đặc điểm:

  • Không có móc độc.
  • Sau 2 giờ, vị trí cắn không bị sưng phù, xuất huyết hay hoại tử. Sau 6 giờ, không phát sinh các triệu chứng toàn thân như xuất huyết hay thần kinh.

Phân biệt các loại rắn độc

Loại rắn Tại chỗ Toàn thân Xét nghiệm
Hổ đất Đau, phù

Hoại tử lan rộng

Sau khoảng 30  phút đến vài  giờ: Nạn nhân cảm thấy  tê, khó khăn khi nói và nuốt, sùi  bọt  mép, liệt cơ hô hấp
Cạp nong, cạp nia Đau tại chỗ

Ít/không hoại tử

Liệt cơ hô hấp sau khoảng 1-4 giờ
Hổ mèo Đau tại chỗ

Hoại tử

Lừ đừ, liệt cơ hô hấp, co giật Xét nghiệm đông máu Myoglobin niệu
Chàm quạp Đau

Hoại tử lan rộng

Chảy máu không cầm

Bóng nước có máu/loét

Bầm máu

Xuất huyết

DIC

Đông máu
Rắn lục Tương tự Chàm quạp nhưng ít hơn
Rắn biển Đau

Có thể sưng hoặc không

Sau khoảng 1 – 3 giờ: Mệt, đau cơ,liệt cơ hô hấp, suy thận

Hầu hết các nạn nhân bị rắn cắn ở vùng chân tay với các triệu chứng điển hình là đau và trầy xước tại chỗ.

Quá trình sơ cứu khi bị rắn cắn cần diễn ra nhanh chóng trong lúc chờ xe cấp cứu

Khi nọc độc đã chích vào cơ thể, nạn nhân sẽ bị đau rát dữ dội tại chỗ cắn do móc độ cắm vào mô [tăng nhịp mạch tại vết cắn, phù nề tại chỗ], xung quanh vết cắn có thể bị sưng hạch bạch huyết, cảm giác ngứa và tê nơi bị cắn sau lan ra khắp cánh tay hoặc chân. 

Trường hợp bị rắn cạp nong, cạp nia hoặc rắn biển cắn, triệu chứng đau rất nhẹ, sưng phù tại chỗ thoáng qua.

Triệu chứng lâm sàng khi bị nhiễm độc nọc rắn:

  • Triệu chứng tại chỗ vùng bị cắn: có dấu móc độc của răng để lại, đau tại chỗ, chảy máu và bầm tím tại chỗ, sưng và viêm hạch lympho, sưng nề, đỏ nóng, nổi bóng nước, nhiễm trùng, áp xe, hoại tử. 
  • Nếu nọc phun vào mắt, sẽ xuất hiện ngay các triệu chứng: Đau như kim chích, bỏng rát dữ dội liên tục, chảy nước mắt, ghèn trắng, kết mạc sung huyết, sưng nề mi mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ; xuất hiện các biến chứng như loét giác mạc, sẹo giác mạc vĩnh viễn, viêm nội nhãn thứ phát.
  • Biểu hiện toàn thân: Buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, yếu toàn thân, ngủ gà, mệt lả,…
  • Tim  mạch:  Chóng  mặt,  ngất  xỉu,  sốc,  tụt  huyết  áp,  rối  loạn  nhịp  tim,  phù phổi,…
  • Rối loạn đông cầm máu: Chảy máu từ vết thương, chảy máu hệ thống tự phát [chảy máu cam, chảy máu răng, ho ra máu, tiểu máu, đi tiêu phân đen, chảy máu âm đạo, xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não…].
  • Thần kinh: Ngủ  gà, liệt  mềm hoàn toàn, bất thường  về  khứu giác,  mất tiếng, khó nuốt,…
  • Thận: Rơi vào tình trạng thiểu [là khi nước tiểu ra < 500 mL trong 24 giờ ở người lớn hoặc < 0,5 mL/kg/h ở người lớn hoặc trẻ nhỏ [< 1 mL/kg/h ở trẻ sơ sinh]  hoặc  vô  niệu,  tiểu  huyết  sắc  tố,  dấu  hiệu  tăng ure  máu  [toan  hô hấp, nấc, đau ngực do viêm màng phổi,…].
  • Vỡ cơ toàn thân: Đau cơ, cứng hàm, myoglobin niệu, suy thận cấp.
  • Nội  tiết:  Suy  thượng  thận  cấp,  sốc,  giảm  đường  huyết;  sau  đó  yếu  mệt  toàn thân, suy tuyến giáp, suy sinh dục.
  • Các biến chứng lâu dài của rắn cắn: Mất mô do cắt lọc hoặc cắt cụt chi, loét kéo dài, nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp kéo dài gây biến dạng; suy thận mãn, suy tuyến yên mãn, tiểu đường, suy giảm tinh thần kinh mãn tính.

Như trên đã nói, mục đích của sơ cứu người bị rắn cắn là làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân. Qua đó, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ gây hại cho tính mạng có thể xảy ra. Vì thế, các bước sơ cứu khi bị rắn cắn cần thực hiện chính xác, cẩn thận để đạt được mục đích này. 

Thống kê cho thấy trong nọc rắn có chứa hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là các men và độc tố polypeptides. Bao gồm:

  • Men tiền đông: Kích  hoạt  các  bước  khác  nhau  của quá trình đông – cầm máu, hình thành sợi  tơ  huyết, khiến  hệ  tiêu  huyết  cơ  thể bẻ gãy, máu không đông.
  • Thành phần Zinc metalloproteinase [chất gây chảy máu]: Tổn thương nội mô thành mao mạch, gây chảy máu toàn thân tự phát.
  • Proteolytic enzymes Phospholipase A2 [độc tố tế bào, hoại tử]: Tăng tính thấm, gây phù nề cục bộ; hủy hoại màng tế bào và mô.
  • Phospholipase A [độc  tố  tiền  synapse thần kinh]: Tổn  thương tận  cùng  thần  kinh,  nơi dẫn  truyền  acetylcholine  vừa  được giải  phóng,  can  thiệp  vào  quá  trình giải phóng acetylchilone.
  • Polypeptides [độc  tố  hậu synapse thần kinh]: Tranh chấp thụ thể thần kinh tại tấm động thần kinh – cơ, gây liệt cơ.

Nếu bị rắn độc cắn, nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, người thực hiện sơ cứu nên tuân theo các bước sau:

Nên ghi nhớ lại hình dáng loài rắn cắn để hỗ trợ quá trình điều trị

  • Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
  • Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
  • Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
  • Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện [có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn].
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
  • Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

Theo BS.CKI Hồng Văn In, Phó khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, điều quan trọng nhất, sau khi bị rắn tấn công, nạn nhân cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt, ít nhất trong 12 giờ đầu. Ngoài ra, tùy trường hợp nạn nhân còn có thể cần phải thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như lọc máu, điều trị kháng sinh,… Vì thế, việc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cấp cứu sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

Còn theo nghiên cứu của Viện Vacxin và Sinh phẩm y tế Nha Trang, đối với huyết thanh kháng nọc rắn hổ, thời gian hồi phục trung bình của các triệu chứng chính sau khi tiêm huyết thanh là: Hết sụp mí sau 13 giờ, hết giãn đồng tử sau 9 giờ, hết liệt chi sau 13 giờ, hết liệt cơ sườn sau 10 giờ, hết liệt cơ hoành sau 12 giờ, hết liệt cơ hô hấp sau 15 giờ [đồng thời, nạn nhân qua cơn nguy kịch]; với huyết thanh kháng nọc rắn lục, việc cải thiện tình trạng chảy máu thể hiện rất rõ, hạn chế được tình trạng rối loạn đông máu do nọc rắn gây nên.

Để bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh, cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi bị rắn cắn:

  • Khi thấy người bị rắn cắn không nên chờ đợi mà đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám; không nên có tâm lý chủ quan, chỉ khi thấy những biểu hiện nghiêm trọng như suy hô hấp, vết thương hoại tử lan rộng,… mới cần cấp cứu.
  • Không nên áp dụng những bài thuốc dân gian để sơ cứu người bị rắn cắn nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. 
  • Không sử dụng băng garo cột chặt vùng bị rắn cắn để tránh làm đau nạn nhân, cản trở lưu thông máu đến các chi gây hoại tử.
  • Không tự ý chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây,… lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc để tránh làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
  • Người bị rắn cắn không nên dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể.
  • Không nên cố gắng bắt bằng được rắn mà nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và cách rắn tấn công. Nếu có thể, hãy chụp ảnh rắn từ khoảng cách an toàn để giúp bác sĩ nhận dạng và hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng hơn.

Có thể bạn cần xem thêm: Cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng chuẩn và an toàn?

Điều quan trọng đầu tiên, bất cứ ai cũng nên trang bị kiến thức nhận biết và tránh xa môi trường có rắn sinh sống, ẩn nấp đề phòng bị rắn cắn. Ngoài ra nên mặc quần áo bảo hộ an toàn, đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần dài khi đi vào vùng bụi rậm; đem theo cây, gậy để đánh động hoặc xua đuổi rắn ở những nơi sẽ đi, dùng đèn chiếu sáng nếu đi vào rừng hoặc biển, đến gần khu vực nhiều cây cỏ hay vũng nước, có đống đổ nát, đặc biệt là trong đêm tối.

Nếu gặp rắn, bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa càng tốt bởi đặc tính của rắn chỉ tấn công khi bị đe dọa và sẽ bỏ đi khi thấy con người. 

Rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc nguy hiểm, do đó không nên cố bắt hay giết chết rắn.

“Sau khi áp dụng các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn, nạn nhân cần nhanh chóng chuyển tới bệnh viện và được theo dõi [các biểu hiện về tri giác, dấu hiệu sinh tồn; chảy máu; vết cắn có hiện tượng phù, đỏ, xuất huyết hay không; có hay không biểu hiện nhìn khó, sụp mi, liệt chi, khó thở,…] trong vòng 24 giờ đầu, ít nhất là 12 giờ. Điều này được áp dụng cho tất cả các trường hợp rắn cắn, bao gồm cả rắn lành và rắn độc”, bác sĩ Hồng In lưu ý thêm.

Video liên quan

Chủ Đề