Cai sữa cho bé bao lâu thì mẹ hết sữa

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau khi cai sữa bao lâu thì hết sữa và làm thế nào để con không nghiện vú mẹ? Điều này tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể mẹ, cách cai sữa và chính bản thân trẻ. Có mẹ chỉ mất khoảng 10 – 15 ngày, trong khi có mẹ phải mất hàng tháng để sữa hết hẳn.

Nguyên tắc chung khi cai sữa cho bé

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia thì bé nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kèm ăn thêm thức ăn khác cho đến khi 2 tuổi. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có thể cho con bú trong khoảng thời gian lý tưởng này. Vì vậy, nhiều mẹ phải cai sữa cho con sau khi con bắt đầu ăn dặm. Một số chậm hơn thì chọn cai sữa cho con khi bé được 1 tuổi. Để làm được việc này, mẹ chỉ cần nhớ nguyên tắc chung khi cai sữa cho con. Đó là giảm thời gian bú, cho bé bú thưa dần hoặc ăn no trước khi bú.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sau khi cai sữa bao lâu thì hết hẳn sữa?

Mẹ cai sữa sau bao lâu thì hết sữa? Quy trình cai sữa sẽ mất 1 khoảng thời gian khá dài vì còn phụ thuộc vào:

  • Đặc điểm và cơ địa người mẹ
  • Phương pháp cai sữa
  • Tính cách mỗi bé

Cai sữa cho bé bao lâu thì mẹ hết sữa? Sau thời gian cai sữa, thỉnh thoảng bầu ngực mẹ vẫn có khả năng tiết ra một ít sữa bởi vì sữa vẫn chưa thực sự hết hẳn. Lúc sữa còn trong bầu ngực, mẹ có thể cảm thấy bầu ngực vẫn bị đau, tức ngực, căng cứng. Nếu như ngừng hẳn việc cho con bú cùng với vắt hết sữa, thông thường mất khoảng hơn một tuần để hết sữa, có trường hợp kéo dài hơn 1 tháng.

Khi cai sữa nên bắt đầu từ từ thay vì đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú. Mẹ hãy chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú. Điều này giúp tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này. Nó cũng để phòng tránh những vấn đề tâm lý cho chính bản thân mẹ. Ví dụ trước đây bạn cho bé bú khoảng từ 7 – 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút.  Bây giờ hãy rút xuống còn 3 – 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút rồi từ từ cắt hẳn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thường mất vài tuần đến một tháng ngực của mẹ mới có thể ngưng tiết sữa.

Sau giai đoạn này, thỉnh thoảng bầu ngực vẫn tiết sữa ra vì sữa vẫn chưa hết hoàn toàn. Nếu mẹ cảm thấy bầu ngực vẫn đau, tức ngực, căng cứng thì chứng tỏ vẫn còn sữa. Sau khi ngừng hẳn cho con bú và vắt hết sữa, thường sẽ mất vài tuần cho đến một tháng mẹ mới thực sự hết sữa.

Cách cai sữa cho con và giúp mẹ hết sữa

Ngoài thắc mắc về vấn đề cai sữa cho bé bao lâu thì mẹ hết sữa, mẹ có thể tham khảo những cách sau đây để cai sữa cho con. Khi con không ti sữa, thì tuyến sữa của mẹ cũng sẽ dần dần ngưng tiết sữa đấy!

Bôi dầu gió

Bôi dầu gió xung quanh bầu ngực là cách cai sữa cho con được nhiều mẹ áp dụng. Khi con bú, bé ngửi thấy mùi hắc và vị đắng của dầu gió sẽ không dám ti nữa. Ngoài ra, mẹ có thể bôi thêm các loại thuốc khác như thuốc xanh, thuốc đỏ…

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sử dụng thuốc mắc cỡ

Thuốc mắc cỡ là thuốc có màu đen, vị đắng được bán ở tiệm thuốc tây. Khi sử dụng, mẹ chỉ cần nghiền một chút với nước để cho ra hỗn hợp sệt. Sau đó mẹ nhẹ nhàng thoa hỗn hợp trên xung quanh bầu ngực. Lúc bé đòi bú, mẹ giở ti lên bé sẽ không bú bởi màu sắc và mùi vị khó chịu.

Mẹ có thể sử dụng một số cách dân gian như bôi dầu gió, bôi màu lên vú để con sợ và thôi bú mẹ.

Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày

Mẹ có thể áp dụng những cách trên để cai sữa với bé có thói quen thèm ti khi no. Tuy nhiên, với những bé không đòi ti mẹ nữa khi no bụng cần có cách khác. Khi đó bố nên giúp mẹ cho bé ăn thêm bữa trong ngày để bé không có cảm giác đói. Có rất nhiều thực đơn giúp bé cai sữa hiệu quả hơn mà bố mẹ nên tham khảo.

Hóa trang bầu ngực để cai sữa

Mẹ có thể tô son, vẽ hình lên bầu ngực thành những hình đáng sợ. Bé nhìn thấy sẽ không dám đòi ti mẹ nữa. Cách này khá phổ biến và được rất nhiều mẹ áp dụng thành công.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau khi cai sữa, hãy làm mất sữa bằng một số thực phẩm

Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn cai sữa bao lâu thì hết hẳn sữa, có rất nhiều cách để mẹ làm nhanh mất sữa như uống thuốc hoặc ăn một số thực phẩm như lá lốt, lá dâu… Khi trẻ bú, thấy bầu vú mẹ không có sữa, trẻ sẽ không bú nữa. Với cách này, thời gian đầu mẹ sẽ cảm thấy hơi đau rát đầu ti vì bé cắn. Tuy nhiên dần bé sẽ thôi không bú nữa vì không thấy sữa.

Uống thuốc tiêu sữa

Uống thuốc tiêu sữa cũng làm tiêu sữa nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Điển hình như: đau ngực, tụt huyết áp hoặc buồn nôn. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Lưu ý khi cai sữa cho bé

  • Thời gian cai sữa tương đối phù hợp là khi bé được 1 tuổi trở lên và không nên quá 2 tuổi. Dứt sữa mẹ quá sớm không bổ sung đủ protein và dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, làm trẻ thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh còn cai sữa quá muộn thì sữa mẹ có thể không còn đủ cung cấp cho trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau
  • Cho bé thời gian thích ứng: Không nên ngay lập tức cai sữa hoàn toàn hoặc quá nhiều cho trẻ. Bước đầu, mỗi ngày mẹ chỉ nên giảm một lần bú mẹ so với trước đây, đồng thời có thể thay thế bằng sữa ngoài hay thức ăn dặm, sau đó cứ cách vài ngày lại giảm thêm số lần bé bú sữa mẹ, tăng lượng thức ăn lên. Mẹ cũng đừng quên dùng ngôn ngữ dịu dàng để dẫn dắt, khích lệ trẻ trong suốt quá trình dần dần rời xa vú mẹ
  • Dạy bé cách dùng ly cốc để bổ sung sữa ngoài.

Lời kết

Vì một số lý do hoàn cảnh, mẹ không thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Nhưng cho con ngưng sữa thì không có nghĩa là ngực mẹ sẽ ngưng tiết sữa ngay lập tức. Vì vậy nhiều mẹ thắc mắc cai sữa sau bao lâu thì hết sữa và những cách nào cai sữa cho con hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ và cai sữa thành công!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Có rất nhiều vấn đề mà mẹ bỉm sữa quan tâm khi chuẩn bị cho con cai sữa, như “Lúc nào nên cai sữa cho con?” và Cai sữa bao lâu thì hết sữa?”,  “Làm thế nào để tiêu sữa hiệu quả”,… Vậy câu trả lời cho những vấn đề này là gì? Hãy cùng  tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh, cung cấp đầy đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Ngoài 6 tháng, nhu cầu của trẻ sẽ tăng, đòi hỏi mẹ phải cho bé ăn dặm hoặc bổ sung thêm sữa công thức. Chưa có một quy định cụ thể nào về thời điểm mẹ nên cai sữa cho con. Tất cả phụ thuộc vào mỗi bà mẹ, mỗi em bé khác nhau và phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình cụ thể.

Thời điểm tốt nhất mẹ nên cai sữa cho con là khi bé được 18 đến 24 tháng tuổi

Mẹ không thể ngay lập tức bắt bé ngừng bú mà cần phải có quá trình. Cần phải cho bé thích nghi dần với việc chuyển từ ti mẹ sang ti bình hay chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác giống của người lớn. Quá trình này cần phải diễn ra từ từ để bé thích nghi kịp thời. Tuy nhiên, mẹ có thể cân nhắc đến việc cai sữa cho bé nếu bé nhà bạn đang trong những giai đoạn sau:

  • Có thể cai sữa cho bé khi bé đã có thể tự ngồi thẳng lưng, có thể lăn bóng ra trước mà không cần sự trợ giúp của ai. Giai đoạn này bé được tầm gần 1 tuổi, đã có khả năng tự đề kháng mà không cần các kháng thể có trong sữa mẹ.
  • Mẹ có thể suy nghĩ đến việc cai sữa cho con khi bé đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn giản [không tính những từ như bà, bố, mẹ] hoặc bé có thể nói được 1 câu dài.
  • Khi bé có thể ăn cháo và cơm nhão. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện, bé có thể nhai nuốt các thức ăn cứng
  • Khi bé có thể nhận biết các màu sắc, thấy được sự thay đổi về màu sắc của những vật, những thứ xung quanh bé.
  • Khi trẻ có thể tự leo lên, xuống cầu thang.
  • Hoặc khi mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh liên quan đến bầu vú, không thể cho bú tiếp.

XEM THÊM:  Các món ăn giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa hơn cho con bú

Tóm tại, thời điểm thích hợp nhất để mẹ cai sữa cho con là khi con được 18 đến 24 tháng tuổi. Mẹ nên chọn thời điểm cai sữa cho con vào lúc con khỏe mạnh, không ốm, bị bệnh để tránh trường hợp bé biếng ăn, còi xương. Khi cai sữa cho con, mẹ vẫn nên duy trì cung cấp sữa công thức cho bé hàng ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con ngoài việc bổ sung qua các loại thực phẩm.

Không nên cho bé bú sữa mẹ sau khi bé đã đủ 24 tháng vì sẽ làm tăng nguy cơ bé bị sâu răng.

Việc cai sữa cho con nên được tiến hành từ từ, để bé dần làm quen với những đồ ăn, thực phẩm, sữa ngoài sữa mẹ. Do vậy để trả lời cho câu hỏi “cai sữa bao lâu thì hết sữa?” thì rất khó để trả lời chính xác về khoảng thời gian này, nhanh thì mất vài tháng, lâu thì có thể mất đến 1 năm, tùy thuộc vào cách mẹ cai sữa cho con cũng như em bé.

Để bắt đầu quá trình cai sữa, mẹ có thể giảm dần số lần cho bú trong ngày cho đến khi ngừng hẳn. Vào những cữ con không bú, mẹ có thể vắt sữa bỏ đi để đảm bảo chất lượng sữa cho lần sau con ti. Lưu ý rằng nên giãn cách thời gian cho con bú và thời gian vắt sữa so với trước. Mỗi ngày có thể giãn thời gian thêm chừng 15 đến 20 phút để cơ thể mẹ giảm tiết sữa đi đến khi ngừng hẳn.

Không có câu trả lời chính xác cho việc cai sữa bao lâu thì hết sữa

Sau khi mẹ ngừng hẳn việc cho con bú hoặc ngừng việc vắt sữa thì thông thường sẽ mất vài tuần đến một tháng thì cơ thể mẹ mới thực sự ngừng tiết sữa và núm vú mới khô hoàn toàn.

Ngoài ra trong quá trình cai sữa cho con, mẹ có thể chườm ngực bằng khăn lạnh để giảm tiết sữa. Tránh ăn những thực phẩm có tác dụng  lợi sữa. Nên uống thêm các loại nước, ăn các loại thực phẩm có hương vị để làm thay đổi vị sữa, khiến trẻ giảm bú mẹ.

XEM THÊM:  Bà bầu uống sữa ông thọ có tốt không? Lưu ý mẹ bầu cần biết

Khi cai sữa cho con, ngực của mẹ sẽ thường xuyên đau nhức và căng tức. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ đã quen với nhu cầu sữa của con hàng ngày nên sẽ vẫn tiếp tục tiết sữa để nuôi con. Do vậy, phải mất một thời gian thì cơ thể mới điều chỉnh lại được lượng sữa tiết ra. Do đó không có câu trả lời cụ thể cho việc cai sữa bao lâu thì mẹ hết đau. Tất cả phụ thuộc vào từng người mẹ và từng đứa trẻ, phụ thuộc vào cách mẹ cai sữa cho con như thế nào.

Tuy nhiên, mẹ có thể giảm đau nhức, căng tức khi cai sữa bằng việc đắp lá bắp cải lên bầu ngực, chườm khăn lạnh để giảm tiết sữa hoặc có thể sử dụng các loại thuốc tiêu sữa. Tuy nhiên, các loại thuốc tiêu sữa thường mang đến hiệu quả nhanh, giảm căng tức ngực nhưng kèm với đó là rất nhiều tác dụng phụ khác như có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp, đau bụng, buồn nôn, nôn và chóng mặt.

1. Giảm cữ bú của con mỗi ngày

Cách kích sữa hiệu quả nhất của các bà mẹ đó là cho con bú đều đặn, đúng giờ, cho con bú càng nhiều càng tốt. Do đó, để tiêu sữa mẹ nhanh thì cách hiệu quả nhất đó là mẹ cần giảm cữ bú của con.

Khi giảm cữ bú cho con, cơ thể mẹ sẽ dần giảm sự giải phóng hormone prolactin, từ đó là cơ thể mẹ giảm tiết sữa. Tuy nhiên, mẹ không nên đột ngột giảm hoặc cắt hẳn sữa của con. Mẹ có thể giảm cữ bú theo tuần, mỗi tuần giảm 1 cữ đến khi hết hẳn.

Cai sữa cho con bằng cách giảm số cữ bú của con trong ngày

2. Vắt sữa thay vì cho con ti trực tiếp

Việc mẹ vắt sữa bằng tay cũng có khả năng kích thích tiết sữa nhưng không có tác động mạnh mẽ bằng việc cho con ti trực tiếp. Do đó để tiêu sữa mẹ nhanh, mẹ có thể vắt sữa ra rồi cho con ti bằng bình hoặc bón thìa. Tuy nhiên, khi vắt sữa bằng tay, mẹ nên giãn cữ vắt.

XEM THÊM:  Kem trị rạn Stretcheal có thực sự hiệu quả? Giá bao nhiêu?

3. Ăn các loại thực phẩm gây mất sữa

Có những loại thực phẩm, rau củ có thể khiến mẹ bỉm mất sữa, giảm sữa. Các loại thực phẩm đó là:

  • Các loại rau gia vị như lá lốt, mùi tây, bạc hà, tỏi, ớt
  • Dưa cà muối xổi
  • Các loại rau quả có tính hàn như mướp đắng, bắp cải, lá dâu tằm
  • Các loại măng như măng tươi, măng khô, măng chua
  • Các chất cafein như socola, cà phê
  • Các đồ uống có cồn và ga như đồ uống có ga, rượu, bia, nước ngọt
  • Mì tôm
  • Đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ

4. Lá bắp cải ướp lạnh đắp lên bầu ngực

Lá bắp cải ướp lạnh đắp lên ngực cũng có tác dụng giảm tiết sữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng lá chuối khô cho vào tủ lạnh rồi đắp lên ngực để mất sữa.

5. Uống các loại thuốc tiêu sữa

Mẹ cũng có thể làm mất sữa nhờ việc sử dụng các loại thuốc Tây chứa bromocriptin, cabergoline và quinagolid để ức chế quá trình tiết prolactin, khiến tuyến sữa ngừng tiết sữa.

Thuốc tiêu sữa vừa mang đến lợi ích nhưng cũng chứa nhiều tác dụng phụ cho mẹ

6. Sử dụng các loại thuốc tránh thai

Ngoài việc uống các loại thuốc tiêu sữa, mẹ cũng có thể làm mất sữa bằng cách sử dụng các loại thuốc tránh thai chứa estrogen. Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên, thì prolactin giải phóng ra sẽ giảm đi, từ đó giúp tiêu sữa, giảm sữa ở mẹ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến lần mang thai, sinh nở tiếp theo.

Do đó, khi lựa chọn uống thuốc tránh thai để cai sữa cho con, mẹ cần nghiên cứu kỹ càng và nên có sự tư vấn từ bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Như vậy không có câu trả lời chính xác cho việc cai sữa bao lâu thì hết sữa hay cai sữa bao lâu thì mẹ hết đau. Tất cả phụ thuộc vào cơ thể của từng mẹ và cách mỗi người mẹ cai sữa cho con. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ trước khi cai sữa cho bé hoàn toàn, tránh trường hợp bé biếng ăn, chán ăn, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí não cũng như sức khỏe của bé yêu.

Video liên quan

Chủ Đề