Tại sao kiến thích đường

Những điều ít biết về loài kiến

Nguyên Trường [Nguồn tham khảo: Toptenz]

09:00 13/10/2017

Người ta cho rằng, hiện trái đất có tới 10 triệu tỉ con kiến, bất chấp việc mỗi ngày chúng bị giết rất nhiều. Theo giới sinh vật, ước tính loài kiến chiếm khoảng 15-20% tổng số cá thể động vật sống trên cạn.

Kiến là động vật thuộc bộ cánh màng, lớp sâu bọ. Nhà khoa học Corrie Moreau và các đồng nghiệp người Pháp đã công bố một nghiên cứu cho thấy kiến xuất hiện cách đây từ 140 đến 170 triệu năm. Có nghĩa chúng là sinh vật cổ đại bậc nhất vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bất chấp sự biến động dữ dội của trái đất.

Từ đó người ta nhận thấy kiến có khả năng sinh tồn rất cao trong tất cả các điều kiện thời tiết. Khả năng sống sót ấy do thiên nhiên ban tặng, vì rằng chúng không cho thấy có dấu hiệu biến đổi cho phù hợp. Có nghĩa là rất có thể một con kiến cách đây 170 triệu năm với một con kiến bây giờ cũng không khác gì nhau.

Người ta cho rằng, trái đất tồn tại khoảng 20.000 loài khác nhau, với 4.500 họ. Chúng có mặt ở tất cả mọi nơi trên trái dất. Ngay cả những nơi cực kỳ lạnh giá là hai cực của trái đất, hay là giữa tâm xích đạo nóng như nung. Kiến có nhiều chủng loại, nhưng màu sắc thường chỉ là đỏ hoặc đen. Cá biệt mới có loài pha thêm màu trắng.


Loài kiến lông nhím có màu sắc khá giống một con gấu trúc.

Kiến là loài sống bầy đàn, với cách tổ chức xã hội khá riêng biệt. Mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con trong một đàn với một mẹ duy nhất [kiến Chúa, có thể sống dai tới 30 năm]. Ở đây, có điều gì đó giống cách tổ chức cuộc sống bầy đàn của loài ong. Tuyệt đại số kiến con lại trong đàn là kiến thợ [chỉ sống từ 1-2 năm]- được ví như những lao động chăm chỉ, miệt mài nhất trái đất. Công việc của kiến thợ là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, xây dựng hang, kiếm thức ăn, canh gác...

Cũng ít người biết rằng, tất cả kiến thợ đều là giống cái nhưng cơ quan sinh sản chưa phát triển đầy đủ, nên không bao giờ có thể trở thành kiến Chúa mà mãi mãi chỉ là chân “cu-li” từ khi sinh ra cho đến chết.

Kiến được xem là loài mạnh nhất vì chúng có thể vác thức ăn nặng hơn chúng cả 10 lần. Nhưng để vận chuyển lượng thức ăn nặng nề đó, chúng phải dùng sức mạnh tập thể trong sự phối hợp. Chúng cùng nhau khiêng thức ăn kiếm được một cách rất dễ dàng, khi mà cả ngàn con cùng chung sức.


Liên kết tạo nên sức mạnh của loài kiến.

Kiến ở đâu cũng có, ai cũng có thể nhìn thấy chúng hoặc bị chúng đốt, nhưng ít người biết rằng chúng cũng có những tác dụng tích cực. Người Masai ở phía đông châu Phi có thói quen dùng kiến làm công cụ chữa lành vết thương. Khi một người trong bộ lạc bị thương, họ sẽ bắt một vài con to xác trong đàn “kiến quân đội” để chúng cắn ở hai bên vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến mà chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương. Từ đó vết thương không chảy máu và lành lại một cách nhanh chóng.

Kiến là loài vật có cuộc sống khá vệ sinh. Cụ thể là việc xử lý những con bị chết. Khi một con chết, các con kiến khác trong đàn sẽ cùng nhau khiêng xác con kiến xấu số ra khỏi tổ, với mục đích duy nhất là giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng hoặc dịch bệnh lây lan. Lũ kiến thợ sẽ lo việc khiêng vác dưới sự chỉ huy của một con kiến được cho là có vai trò đảm trách việc mai táng của đàn.

Cũng thật ngạc nhiên khi người ta biết rằng kiến là loài côn trùng có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Cùng với kiến Chúa, kiến thợ, kiến chỉ huy mai táng thì còn có kiến “thầy giáo”. Sinh ra, để có đủ kỹ năng cần thiết, chúng trải qua một quá trình học hỏi dưới sự hướng dẫn của những “thầy giáo”. Những con kiến “thầy giáo” trong tổ sẽ dạy cho các con kiến trẻ hơn làm công việc cần thiết. Trong trường hợp “học sinh” học chậm và “thi trượt” trong kỳ kiểm tra, chúng sẽ được chuyển đến một công việc khác ít cần đến kỹ năng hơn.

Không chỉ biết tìm mối mà loài kiến còn biết “chăn nuôi” tạo ra nguồn dự trữ thức ăn. Chúng biết nuôi các côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt tiết ra từ những con côn trùng này. Khi đến thời điểm thu hoạch chất ngọt từ bầy côn trùng, kiến “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng. Thật hết sức thú vị khi biết rằng đàn kiến mang theo bầy côn trùng được chúng nuôi dưỡng khi di chuyển tới một khu vực mới. Không khác gì con người đưa gia súc đi theo đến những nơi cỏ cây tươi tốt hơn.


Kiến có cách tổ chức cuộc sống bầy đàn rất đặc biệt.

Trong thế giới loài kiến cũng tồn tại những cuộc đấu tranh sinh tồn rất khốc liệt. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng chiến đấu có chiến thuật được coi là nhiệm vụ sống còn. Khi lâm trận, chúng biết chiến đấu theo các chiến thuật khác nhau dựa trên tình trạng đe dọa cụ thể. Chúng thậm chí còn biết gây rối loạn, tung hỏa mù khiến cho đối phương nhầm lẫn và tự tấn công nhau.

Người ta từng nói đến sự phi thường trong thế giới loài kiến. Chúng không có tai mà cảm nhận âm thanh từ rung động mặt đất, thông qua bộ cảm biến nhạy cảm trên các chân. Chúng có khả năng tồn tại đến huyễn tưởng bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu. Chính vì thế kiến cũng là một trong những sinh vật đầu tiên trên trái đất được con người đưa ra ngoài vũ trụ trong thí nghiệm chinh phục bầu trời. Kiến có thị lực kém, bù vào đó chúng thường sử dụng từ trường của trái đất để định hướng đường đi. Chúng được coi là loài côn trùng thông minh nhất khi trong cái đầu bé nhỏ của kiến có hơn 250.000 tế bào não.

Là loài vật siêng năng chăm chỉ, kiến cũng được cho là những “vận động viên cừ khôi”. Nếu một con kiến có kích thước tương đương với con người, thì chúng có thể chạy bộ đạt vận tốc chạy trung bình 55 km/h mà không bao giờ bị mệt. Chúng lại có thể nâng một vật có trọng lượng gấp 50 lần cơ thể nó với sức mạnh phi thường.

Chủ đề: sinh vật khả năng rất cao Loài kiến ít biết sinh tồn

Bạn muốn tìm hiểu thông về kiến sợ gì? Vì bạn muốn tìm kiếm một giải pháp giúp xua đuổi kiến? Bởi sự “ghé thăm” của bầy kiến trong nhà gây ra rất nhiều phiền toái. Các biện pháp diệt kiến thường không mang lại kết quả lâu dài. Vậy bạn có biết kiến sợ gì nhất không? Việc biết về những yếu điểm sau đây của kiến sẽ giúp bạn biết cách ngăn chặn chúng xâm nhập vào cuộc sống thường ngày của mình một cách dễ dàng hơn.

Không cần sử dụng những loại thuốc xịt côn trùng thông thường, thứ mà luôn để lại mùi hoá chất nồng nặc sau khi sử dụng khiến nhiều người khó chịu. Vậy kiến sợ gì nhất? 7 thứ sau đây chính là những thứ khiến bầy kiến không còn dám xâm nhập vào nhà bạn nữa mà lại vô cùng an toàn cho bạn và gia đình khi sử dụng.

1. Chanh

Chanh là một nguyên liệu mà chúng ta thường xuyên sử dụng trong cuộc sống. Tuy quen thuộc là vậy nhưng ít ai biết rằng, mùi của chanh là một trong những thứ khiến kiến rất sợ. Những gì bạn cần làm chỉ là nhỏ một ít nước cốt chanh vào đường đi của kiến, mùi chanh sẽ khiến cho cả bầy kiến sợ hãi và bỏ đi ngay.

Mùi hương của chanh tươi có tác dụng xua đuổi kiến rất hiệu quả

2. Vỏ cam

Sau khi xay vỏ cam và cho vào một ít nước, bạn rưới dung dịch này lên đường đi của kiến. Mùi vỏ cam cũng là mùi làm loài kiến vô cùng sợ hãi, ngửi thấy mùi, chúng sẽ không dám quay lại nhà của bạn nữa. Đây cũng là mẹo đuổi kiến trong nhà vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng

3. Giấm

Kiến sợ gì? Giấm chính là câu trả lời cho câu hỏi này bởi loài kiến cũng rất sợ mùi giấm. Bạn pha giấm vào cùng một ít nước rồi xịt trực tiếp lên đường đi của kiến sẽ giúp dẹp sạch bầy kiến đang quấy rầy bạn.

4. Tiêu

Bạn chỉ việc rắc một ít bột tiêu vào đường đi của chúng, một lúc sau, kiến sẽ di tản hết vì mùi bột tiêu quá đáng sợ đối với chúng.

5. Muối

Nguyên liệu quen thuộc từ nhà bếp này cũng là kẻ thù của loài kiến. Tương tự như bột tiêu, bạn chỉ cần rắc muối lên đường đi của kiến là sẽ thấy kết quả ngay.

Một trong những cách diệt kiến

6. Nước

Kiến chỉ sống được trên cạn nên khi đụng nước, chúng sẽ rút lui ngay để bảo toàn mạng sống. Như vậy là bạn đã có thể khử kiến một cách dễ dàng rồi.

7. Phấn

Thành phần chính của phấn là canxi cacbonat, cũng là một chất có tác dụng xua đuổi kiến vô cùng hiệu quả.

Phấn viết bảng có tác dụng diệt kiến


XEM THÊM: Những cách đuổi kiến trong nhà hiệu quả nhất

7 thứ liệt kê trên chính là lời giải cho câu hỏi kiến sợ gì nhất của nhiều người. Bên cạnh việc áp dụng những thứ trên để diệt kiến, bạn vẫn cần chú ý những điều sau đây để phòng và diệt kiến hiệu quả hơn.

  • Luôn giữ khu vực nhà bạn sạch sẽ, đặc biệt, hạn chế đánh rơi những thức ăn thừa chứa nhiều chất ngọt là loại thực phẩm yêu thích của kiến. Với những thức ăn thừa bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để tránh kiến tìm tới.
  • Rác là nơi kiến rất thích trú ngụ vì ở đây còn xót lại lượng thức ăn mà chúng có thể khai thác được. Vì vậy, bạn cần thường xuyên dọn rác sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định để tránh kiến xuất hiện trong nhà bạn.
  • Những kẽ nứt trong nhà chính là vị trí hoàn hảo để kiến làm tổ, vì vậy hãy lấp chúng để kiến không có cơ hội tiếp cận nhà bạn.
  • Lấy nước sôi đổ vào tổ kiến hoặc sử dụng baking soda để nhử kiến cũng là cách khá hay để diệt kiến. Khi kiến ăn baking soda vào, bụng căng phình lên và sẽ chết. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bẫy để diệt kiến mà không cần dùng đến hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tuy có kích thước bé nhỏ những kiến lại được xem là một loài côn trùng đáng gờm nhờ vào lối sống có tổ chức. Cách vận hành trong “xã hội loài kiến” được phân chia vô cùng rõ ràng và đề cao tính tập thể. Chúng thường sống theo bầy đàn với sự phân chia tầng lớp cụ thể bao gồm 4 thành phần chính là: kiến chúa, kiến thợ, kiến đực và kiến lính.
Mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con nhưng chỉ có duy nhất một mẹ [còn gọi là kiến chúa, có thể sống dai tới 30 năm]. Thành phần đông nhất trong một tổ kiến là kiến thợ [chỉ sống từ 1-2 năm], chúng được ví như những lao động chăm chỉ, miệt mài nhất trái đất. Công việc của kiến thợ là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, xây dựng hang, kiếm thức ăn và canh gác… Khác với suy nghĩ của nhiều người, tất cả những con kiến thợ thì đều là giống cái, mặc dù vậy, cơ quan sinh sản của chúng không phát triển đầy đủ nên không bao giờ có thể trở thành kiến chúa.
Nhìn chung, loài kiến có kích thước bé nhỏ, có loài kích thước lên đến 2.5 cm, nhưng cũng có loài nhỏ chỉ khoảng 0.1 cm. Thế mà những con kiến có thể mang vác thức ăn với trọng lượng nặng hơn chúng gấp 10 lần, thậm chí là gấp 30-40 lần. Lý giải là vì khi một con kiến đánh hơi thấy thức ăn, nó sẽ quay lại tổ thông báo, trên suốt đoạn đường quay về tổ, chúng tiết ra cái gọi là kích thích tố [pheromone] để đánh dấu cũng như chỉ dẫn cho những con kiến khác lần theo, tìm thấy thức ăn và khuân vác về tổ. Với những miếng mồi to và nặng, chúng sẽ dùng sức mạnh tập thể để phối hợp, cùng nhau mang mồi về. Như thế, việc kiếm mồi và vận chuyển mồi trở nên dễ dàng hơn bội phần khi mà cả ngàn con cùng chung sức.

Kiến thường sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, làm tổ ở dưới đất hoặc xây tổ ở trên các bụng cây to. Loài kiến cũng rất linh hoạt trong kỹ năng sinh tồn: có loài sống vô gia cư, có loài thì tàn sát các loài côn trùng khác để tồn tại, loài thì tấn công các loài kiến khác, lấy trứng của chúng về để bắt những con kiến con làm nô lệ, có loài thì chuyên đi lấy hạt cây để trong tổ rồi dự trữ, loài lại bắt những con bọ về để lấy dịch đường sử dụng…
XEM THÊM: Cách để đuổi kiến

Khử Trùng Xanh GFC GROUP là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực diệt côn trùng - diệt mối - diệt kiến - diệt chuột - diệt muỗi - diệt ruồi - diệt gián Đức - diệt mối sinh học . Thông tin liên hệ:

TP.HCM : L18-11-13, tầng 18, tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Hà Nội : Tầng 12, Toà nhà Licogi 13 Tower, 164 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Đà Nẵng : 232 đường 2/9 , Phường Hòa Cường Bắc , Quận Hải Châu , TP.Đà Nẵng

Hotline: 1900 3046 - 028 4455 3046

Email: -

Website: KhuTrungXanh.com

Video liên quan

Chủ Đề