Cây ô rô mọc ở đâu

Mô tả ngắn: Ô rô nước là một loài cây bụi hoặc cây thảo, thuộc họ thực vật Acanthaceae, có nguồn gốc từ Úc và Đông Nam Á. Lá ô rô nước có tác dụng trị ho, long đờm, bệnh đường ruột, đái dắt, buốt. Lá và búp non ô rô nước có thể đắp vào chỗ rắn cắn. Rễ và lá cây chữa thủy thũng, thấp khớp.

Tên Tiếng Việt: Ô rô to, Ô rô gai, Lão thử cân, Ô rô nước.

Tên khoa học: Acanthus ilicifolius L. thuộc Họ Ô rô – Acanthaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Ô rô nước là loài cây thảo cao từ 0,5 – 1,5cm. Thân cây màu xanh, dáng tròn, có nhiều rãnh dọc. Lá cây không có cuống, mọc sát thân và đối xứng. Phiến lá cứng, mép lá có răng cưa không đều, lượn sóng và có gai nhọn.

Hoa ô rô nước mọc xếp 4 dây thành bông, màu trắng hoặc xanh lam.

Quả của cây màu nâu bóng, có dạng bầu dục. Trong quả có 4 hạt dẹp, được bao bọc bởi vỏ trắng trắng và xốp.

Cây ô rô nước trong tự nhiên

Cây ô rô nước mọc phổ biến rộng rãi ở Đông Nam Á, Đông Dương [như Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, Nuven Calêđôni đến Ôxtrâylia]. Môi trường sống của cây thường mọc ở vùng ven sông, vùng biển nước lợ, gốc rễ ngập trong nước; có khi mọc ven suối, ven sông, dựa kênh rạch. Ở Việt Nam, cây ô rô nước thường mọc ở ven biển, ven sông suối [ở Hòa Bình, Ninh Bình].

Mùa hoa quả của cây thường từ tháng 10 đến tháng 11.

Từ tháng 10 đến thang 11 là mùa thu hoạch của cây ô rô

Bộ phận sử dụng của cây là lá, búp non, rễ hoặc có thể sử dụng toàn cây.

Người dân thu hái cây ô rô nước quanh năm. Dược liệu sau khi thu hoạch sẽ phơi khô; rễ lấy về, rửa sạch, thái phiến, phơi khô để dùng.

Toàn cây ô rô đều có thể sử dụng được

Trong cây có chứa alcaloid.

Lá chứa nhiều chất nhờn. Từ lá của cây, 5 hợp chất đã được phân lập và cấu trúc của chúng được xác định là blepharin, acteoside, isoverbascoside, daucosterol và 3-O-D-glucopyranosyl-stigmasterol.

Một số tài liệu khác cho rằng trong cây có chứa alcaloid, trong rễ có tanin. Từ năm 1981, người ta đã tách được từ rễ một triterpenoidal saponin gọi là [α-L-arabinofuranosyl-[{1🡪4}- β – D-glucuronopy-ranosyl [{1🡪3}] - 3β- hydroxyl – lup-20[29]-ene.

Theo đông y, rễ ô rô nước có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm. Cây ô rô nước có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tiêu đờm, hạ khí.

Theo y học hiện đại

Tác dụng bảo vệ gan và chức năng gan

Chiết xuất rượu liều cao ô rô nước có tác dụng bảo vệ rõ ràng đối với chức năng gan và mô gan. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy ô rô nước không thể ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B ở vịt.

Nghiên cứu chỉ ra rằng alkaloid A [4-hydroxy-2-benzoxazolone, 4-acetoxy-2-benzoxazolone và 3-acetyl-4- acetoxy-2-benzoxazolone có tác dụng có lợi đối với bệnh xơ gan và các cơ chế có thể liên quan đến việc ức chế phản ứng viêm.

Nhân dân Cà Mau vẫn dùng nước nấu của đọt ô rô với vỏ quả lá quao để trị đau gan.

Tác dụng đối với bệnh đường ruột

Chất chiết xuất từ lá cây có thể thể hiện các hoạt động chống loét và chống viêm trong bệnh dạ dày. Ở nước ta, người dân dùng rễ và lá Ô rô nước để ăn trầu và chữa bệnh đường ruột.

Ở Quảng Tây [Trung Quốc], rễ và lá Ô rô nước được dùng trị bệnh viêm gan, gan lách sưng to, u ác tính, hen suyễn, đau dạ dày.

Các tác dụng khác

Những hợp chất được phân lập từ lá ô rô nước thể hiện các hoạt động chống virus cúm.

Ô rô nước có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm. Cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tiêu đờm.

Toàn cây thường dùng trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn. Rễ và lá còn được dùng trị phù, tiểu buốt, tiểu dắt, chữa thấp khớp.

Trong dân gian, ô rô nước thường được dùng trị đau lưng, nhức mỏi

Ở Quảng Tây [Trung Quốc], rễ được dùng trị bệnh viêm gan, gan lách sưng to, u ác tính, hen suyễn, đau dạ dày.

Liều dùng: 30 – 60g.

1. Long đờm: Dùng 60 – 120g thịt lợn nạc, 30 – 120g ô rô nước sắc với 500g nước trong 6 giờ cho tới khi còn một chén dùng uống hai lần trong ngày.

2. Gan lách sưng to: Dùng 12g thóc lép [Desmodium pulchellum], 15g liên kiều, 30g ô rô nước nấu nước uống. Điều trị liên tục đến khi cải thiện triệu chứng.

3. Tràng nhạc và bệnh hạch bạch huyết: Dùng 19g mỏ quả, 30g ô rô nước, 13g thóc lép sắc lấy nước uống.

Chưa có thông tin.

  1. Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.

  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [Tập 1].

  4. //tracuuduoclieu.vn/acanthus-ilicifolius-l.html

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Cây ô rô là một loại thảo dược thần kỳ có khả năng ức chế và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư rất hiệu quả. Vậy cây ô rô là cây gì? Hình ảnh, tác dụng, mua cây ô rô ở đâu tốt nhất? Để trả lời cho những câu hỏi trên hãy đọc qua bài viết này nhé.

Cây ô rô

Mô tả cây ô rô

Có thể bạn chưa biết cây ô rô được chia thành hai loại chính là cây ô rô cạn và cây ô rô nước. Mặc dù cả 2 cây đều là cây ô rô nhưng chúng có đặc điểm và tác dụng rất khác nhau.Hãy cùng chúng tôi tim cách phân biệt hai loại cây này nhé.

Cây ô rô hay còn được gọi là cây ô rô gai, thiết thích ngãi, cây đại kế, cây mã đế,... có tên khoa học là Acanthus ebracteatus Vahl thuộc họ nhà Ô rô. Là loại cây thân thảo, sống lâu năm.

Lá ô rô có đặc điểm tiêu giảm thành các gai nhọn. Vì vậy, ở nông thôn, người dân thường trồng cây ô rô làm hàng rào quanh nhà. Dưới dây là một số đặc điểm của hai loại ô rô phổ biến:

Mô tả hình ảnh cây ô rô cạn

Cây ô rô cạn có thân màu xanh lục, nhỏ và mảnh, cây thường cao khoảng từ 58 đến 80cm. Rễ của cây là rễ trụ, phình to và có nhiều rễ phụ. Lá của cây dài khoảng 20 đến 40cm và rộng từ 5 đến 10cm, không có cuống, mọc so le với nhau.

Hoa của cây ô rô cạn thường mọc thành cụm, có màu tím và lưỡng tính. Quả của cây ô rô dẹt và thuôn dài, chứa rất nhiều dầu. Cây thường ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7 và kết quả từ tháng 8 đến tháng 10.

Cây ô rô cạn

Mô tả hình ảnh cây ô rô nước

Cây ô rô nước là loài thảo dược thuộc chi ô rô nhưng rất khác so với cây ô rô cạn. Loại cây này là cây bản địa của Ấn Độ và Sri Lanka. Thân của loài cây này co màu lục nhạt vàtròn.

Lá của cây là lá phiến rất cứng và thường mọc đối với nhau, mặt trên của lá nhẵn được bao phủ bởi gai.Hoa của loài cây này có màu xanh lam hoặc màu trắng rất khác hoa của cây ô rô cạn.

Quả của cây ô rô nước có màu nâu và có hình bầu dục. Cây thường cho hoa và quả vào tháng 10 hoặc tháng 11.

Cây ô rô nước

Phân bố và cách thu hái cây ô rô

Ở nước ta, cây ô rô cạn thường mọc ở các vùng trung du hoặc các vùng núi phía Bắc và miền Trung. Ngoài ra, người ta thường trồng cây này ở những chân đồi thấp hoặc triền núi.

Còn đối cây ô rô nước,chúng thường mọc ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy, sông suối và ao hồ.

Theo kinh nghiệm của cha ông ta ngày xưa, cây ô rô cạn được thu hái và mùa hạ hoặc mùa thu, cây được đào lên mang về rửa sạch, chặt nhỏ và phơi khô dùng dần. Còn cây ô rô nước thì được thu hái chậm do cây chỉ ra hoa vào tháng 10 và tháng 11. Ngoài ra, còn cây hoàng liên ô rô, cây này cũng thuộc họ ô rô, nhưng khác với hai loại nêu trên.

Cây ô rô có tác dụng gì?

Nếu bạn đang phân vân cây ô rô có tác dụng gì, thì thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp. Trong y học, ô rô có rất nhiều tác dụng phải kể đến như:

·       Giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

·       Tác dụng trị viêm ruột thừa, táo bón.

·       Chữa rối loạn kinh nguyệt, rong kinh ở phụ nữ.

·       Tiêu viêm, trị vàng da, viêm gan, nóng gan, tiểu ra nước vàng.

·       Trị ho gà và hen suyễn.

·       Trị động kinh, sỏi bàng quang, co thắt cơ.

·       Hỗ trợ trị các bệnh về đường ruột.

·       Tác dụng trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.

·       Giảm đau và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

·       Cây ô rô có tác dụng cầm máu, giảm đau và kháng viêm

Cây ô rô trị bệnh gì?

Tác dụng chữa bệnh của cây ô rô còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nếu biết hết những công dụng trị bệnh của chúng, chắc chắn bạn sẽ trồng thêm nhiều ô rô quanh nhà. Dưới đây là các bài thuốc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, được giới chuyên gia công nhận và được sử dụng rộng rãi trong đời sống mà bạn nên biết.

Cây ô rô giúp cầm máu, giảm đau và kháng viêm

Ở bài thuốc này chúng ta sẽ chia ra hai trường hợp để dùng.

Trường hợp một là những người hay chảy máu cam, nôn ra máu và rong kinh. Ta dùng 4g rễ ô cô cạn đã được rửa sạch và chặt nhỏ, sắc cùng với một lượng nước vừa đủ và để nguội dùng.

Hoặc bạn có thể đùng đại kế, tiểu kế, thuyên thảo, trắc bá diệp, sơn chi, mao căn, bạc hà diệp, tông lư bì, đại hoàng và đơn bì mỗi vị 4g, mang tất cả đi đốt tồn tính và tán thành bột. Ngày dùng 2 lần mỗi lần dùng lấy bột pha với nước lạnh.

Trường hợp hai là bị thương nặng hoặc sây sát thì giã nhuyễn lá non của cây ô rô cạn và đắp lên vết thương.

Cây ô rô trị bệnh viêm ruột thừa

Dùng 4g cây ô rô cạn giã nát để lấy nước, ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 1 muỗng nước ô rô đã giã nát.

Cây ô rô trị bệnh rong kinh

Để trị rong kinh ta dùng cây ổ rô khô, bồ hoàng và tông bì mỗi vị 4 g, mang đi sao vào và cho vào ấm sắc với nước để uống. Hoặc bạn có thể dùng rễ cây ô rô cạn sắc với 19g lá tràm.

Cây ô rô trị bệnh rong kinh

Cây ô rô chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê bì tay chân

Nếu bạn đang bị những cơn đau nhức xương khớp hoành hành hoặc hay tê bỉ chân tay thì chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một phương thuốc trị dứt điểm đau nhức xương khớp, tê bì tay chân.

Dùng 3g quế chi, 15g rễ ô cô nước, canh châu 10g và 7g rễ kim vàng, mang tất cả các vị thuốc trên rửa sạch và thái nhỏ, cho vào hũ ngâm với rượu trắng trong 25 phút sau đó mang đi sao vàng. Khi thấy các vị thuốc ngả vàng thì mang đi sắc với nước để uống. Ngày dùng 2 lần, sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cây ô rô nước trị bệnh táo bón và nước tiểu vàng

Dùng 10g mè đen, 10g lá muồng trâu, 15g rễ ô rô nước, mang rễ ô rô và lá muồng trâu thái nhỏ, còn mè đen thì giã nát rồi cho tất cả vào ấm sắc với nước uống mỗi ngày.

Mua cây ô rô ở đâu?

Trước thực trạng thuốc Đông Y kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc tràn lan, để mua được cây ô rô chất lượng bạn hãy đến với An Quốc Thái.

Đây là địa chỉ có hơn 30 năm bán cây ô rô chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Để đặt mua cây ô liên hệ qua hotline hoặc đến mua trực tiếp:

Nhà thuốc y học cổ truyền An Quốc Thái

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.

Liên hệ: 0902743250 [Mobi] - 0961744414 [Viettel].

Giá bán cây ô rô: 110.000 VNĐ/KG

Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết: “Cây ô rô: Hình ảnh, tác dụng, mua cây ô rô ở đâu?

Nếu có người thân, bạn bè chưa biết rõ về cây ô rô hãy chia sẻ bài viết này rộng rãi đến họ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề