Đề thi tiếng anh thpt 2022 hà nội

Bài phát âm 

Cô Ngọc Hà lưu ý, với các câu hỏi liên quan đến quy tắc phát âm ED và S/ES, học sinh phải thuộc được quy tắc và cực kỳ quan trọng đó là phải xác định được chính xác âm cuối của từ. Xác định âm cuối của từ sai dẫn đến xác định sai cách phát âm ED hoặc S/ES.

Ví dụ: Với từ increased, đuôi ED được phát âm /t/ nhưng trong từ amused thì lại được phát âm /d/.

Hay dù đều có đuôi SE nhưng âm cuối của increase là /s/ còn âm cuối của amuse lại là /z/.

Ngoài ra, cần lưu ý một số tính từ có được viết kết thúc bằng ED như: wicked /id/, naked /id/, crooked /id/,...

Bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Theo cô Hà, học sinh dễ mất điểm ở phần câu hỏi này vì không đọc kỹ đề bài xem đang yêu cầu tìm từ đồng nghĩa CLOSEST hay trái nghĩa OPPOSITE. 

Ví dụ: 

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word[s] OPPOSITE in meaning to the underlined word[s] in each of the following questions:

They all turned up at the meeting, except for the monitor, who was ill.

A. left          B. spoke      C. came        D. talked

Đáp án đúng ở đây là A. left vì là bài tìm từ trái nghĩa. Còn nếu đề bài yêu cầu tìm từ đồng nghĩa thì đáp án lại là C. came.

Ngoài ra, cần lưu ý là phải tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa của từ trong văn cảnh vì một từ tiếng Anh thường có nhiều hơn một nét nghĩa.

Bài câu hỏi giao tiếp

Học sinh cần phải biết cách phản hồi lại một số lời nói mang chức năng cơ bản trong giao tiếp hàng ngày như cảm ơn, xin lỗi, khen, đề xuất, mời, yêu cầu……

Ví dụ để đáp lại “Would you like to go to the cimema with us tonight?” thì có thể đáp lại là Yes, I’d love to nếu đồng ý với lời mời và đề xuất này, chứ không phải là Yes, I would. 

Hay để đáp lại “Would you mind closing the window?”, nếu như không cảm thấy phiền và sẵn lòng đóng cửa thì có thể đáp lại là No, not at all. [Không phải là Yes như một số học sinh vẫn nhầm lẫn].

Ảnh: Thanh Hùng

Câu hỏi chọn đại từ quan hệ

Học sinh cần đọc kĩ câu văn, xác định được từ nào đang được bổ nghĩa và theo sau bởi mệnh đề quan hệ và đặc biệt đóng vai trò gì trong mệnh đề quan hệ để có thể xác định được chính xác đại từ quan hệ để điền vào chỗ trống. 

Ví dụ học sinh thường nhầm:

Liverpool, ______ is the home of the Beatles, is a beautiful city.

Khi danh từ được theo sau bởi mệnh đề quan hệ là tên các địa danh, học sinh thường hay dùng Where. Tuy nhiên chỉ dùng where khi địa danh đó là địa điểm xảy ra của hành động nêu trong mệnh đề quan hệ, còn phải dùng which khi địa danh đó là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ. Trong ví dụ trên, không dùng where mà phải dùng which.

Câu hỏi về câu hỏi đuôi

Lý thuyết về câu hỏi đuôi đơn giản nhưng học sinh thường chủ quan, không đọc kĩ câu, thường bỏ qua các từ mang tính phủ định như never, seldom… dẫn đến việc chọn sai đáp án.

Ví dụ: My brother seldom goes to the cimema, does he? 

Câu hỏi liên quan đến danh từ đếm được, không đếm được

Học sinh cần nắm vững một số danh từ cơ bản sau đây là không đếm được trong tiếng Anh: weather, information, homework, advice, news…

Câu bị động 

Trong câu bị động xuất hiện thành phần by sb và từ chỉ thời gian, học sinh cần lưu ý chọn câu đáp án trong đó thành phần by sb phải được đặt trước từ chỉ thời gian.

Ví dụ: My mother bought this dress yesterday.

Đáp án là: This dress was bought by my mother yesterday.

Không phải là: This dress was bought yesterday by my mother. 

Cấu trúc so… that và such… that

Theo cô Ngọc Hà, học sinh cần nắm vững trong 2 câu trúc này, so kết hợp với tính từ và trạng từ còn such kết hợp với danh từ. Tuy nhiên, trong ví dụ dưới đây, học sinh không đọc kỹ đề bài, chỉ chú ý tới tính từ “bad” ở sau chỗ trống và chọn đáp án là so trong khi chỗ trống này cần điền từ such để đứng trước danh từ bad weather.

Ví dụ: It was _____ bad weather that we had to cancel the trip.

>>>Chi tiết lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố

Thanh Hùng [ghi]

Dưới đây là đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh mô phỏng theo dạng đề thi vào lớp 10 những năm trước ở Hà Nội do các thầy cô Trường THCS Giảng Võ [quận Ba Đình, Hà Nội] xây dựng để khảo sát chất lượng học sinh của trường.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2022 được các giáo viên Trường THCS Yên Sở [quận Hoàng Mai, Hà Nội] xây dựng để khảo sát chất lượng học sinh khối 9.

Đề môn Toán thi vào lớp 10 ở Hà Nội 3 năm gần đây về cơ bản không thay đổi nhiều mà giữ nguyên cấu trúc, hình thức. Theo dự đoán của các giáo viên, năm nay, nhiều khả năng cấu trúc đề thi vẫn sẽ không thay đổi.

Đề thi đánh giá năng lực Ngoại ngữ môn Tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm học 2022-2023 với 60 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận trong thời gian 90 phút được các thí sinh đánh giá rằng độ khó cũng tương tự năm ngoái.

Không ít thí sinh chia sẻ lúng túng ở phần bài luận bởi hạn chế vốn từ vựng. Thi vào khối chuyên Anh, Khánh Ngọc [học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm] chia sẻ: “Kiến thức ở đề thi cũng ở mức mà học sinh có thể làm nếu ôn chuyên sâu. So với đề thi mẫu mà nhà trường công bố để thí sinh làm quen, đề thi hôm nay khó hơn một chút”.

Ngọc cho hay mình làm được khoảng 70-80% đề thi.

Em Lê Trúc Lam [học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy] thì nhận định đề thi có nhiều dạng câu hỏi, độ khó được nâng cao hơn so với đề thi vào lớp 10 công lập đại trà. So với đề thi mẫu, đề này khó hơn.

“Em làm được hết nhưng các câu chắc chắn chính xác thì chỉ khoảng 70%”.

Lam cho hay, phần trắc nghiệm của đề thi gồm các câu hỏi về phát âm, dạng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, bài đọc,... Đề có 2 bài đọc, trong đó 1 bài yêu cầu đọc hiểu và trả lời câu hỏi; bài còn lại yêu cầu chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

“Em cho rằng trong 60 câu trắc nghiệm thì bài đọc hiểu là khó nhất. Bởi đề không có câu trả lời rõ ràng mà mình phải hiểu được nội dung bài đọc mới có thể đưa ra câu trả lời. Cái khó là nhiều từ vựng mới nằm ngoài sách giáo khoa”, Lam chia sẻ và cho rằng thí sinh nào có vốn từ vựng rộng thì sẽ có được lợi thế, thuận lợi hơn.

Lam cho hay cũng vì yếu ở vốn từ vựng nên em đã phải bỏ luôn phần bài luận. “Vốn từ vựng của em ít nên khả năng viết cũng bị hạn chế. Dù sao thì em cũng đã cố gắng hết sức”.

Trong khi đó, em Phùng Thế Minh [học sinh lớp 9A8 Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy] cho rằng đề thi đánh giá năng lực Ngoại ngữ của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm nay có phần “dễ thở” hơn với đề vào khối chuyên Anh của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội vừa diễn ra cách đây ít ngày.

“Dù vậy em vẫn thấy khó hơn so với đề năm ngoái của trường qua chia sẻ của các anh chị khóa trước. Em thấy đề này khó hơn về từ vựng, tức số lượng từ mới nhiều. Một số câu đồng nghĩa, trái nghĩa ở phần trắc nghiệm cũng khó bởi phải hiểu hiểu nghĩa từ vựng”, Minh nói vậy dù em vẫn dịch được nội dung của câu tự luận.

Theo Minh, câu tự luận của đề thi vào lớp 10 chuyên ngoại ngữ năm nay nói về vấn đề áp lực từ bạn bè đồng trang lứa, yêu cầu thí sinh nêu quan điểm tích cực hay tiêu cực và phân tích vì sao lại chọn như vậy.

Minh chọn những hậu quả tiêu cực như áp lực từ chính bạn bè đồng trang lứa, cộng thêm sự so sánh của bố mẹ dễ khiến học sinh rơi vào trạng thái trầm cảm, tiêu cực... Nam sinh nói nếu được từ 6 trở lên em cũng đã vui với bài làm môn Tiếng Anh hôm nay của mình.

Ảnh: Thanh Hùng

Năm nay, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ nhận được 3.973 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 [tăng hơn năm ngoái 487 hồ sơ]. Trong khi tổng chỉ tiêu là 500 [vào 3 hệ gồm hệ chuyên, chuyên có học bổng và hệ không chuyên], cao hơn năm ngoái 50 chỉ tiêu.

Trong khi số thí sinh đăng ký dự thi ở các khối chuyên đều tăng, chỉ duy nhất khối chuyên Tiếng Nga giảm, thậm chí rõ rệt [từ 208 hồ sơ ở năm ngoái, xuống chỉ còn 117 ở năm nay].

Khối chuyên Tiếng Anh vẫn có số lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất với 2.012 hồ sơ; song tỷ lệ “chọi” ở khối chuyên Tiếng Pháp là cao nhất [tỷ lệ khoảng 15 em lấy 1].

Cụ thể, với số chỉ tiêu của hệ chuyên và chuyên có học bổng là 175, tỷ lệ “chọi” của khối chuyên Anh xấp xỉ 1/11,5. 

Ở khối chuyên Tiếng Pháp [với 379 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 25], tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/15,2.

Ở khối chuyên Tiếng Nga [với 117 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 15], tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/7,8.

Ở khối chuyên Tiếng Trung [với 412 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40], tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/10,3.

Ở khối chuyên Tiếng Đức [với 390 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40], tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/9,8.

Ở khối chuyên Tiếng Nhật [với 345 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40], tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/8,6.

Ở khối chuyên Tiếng Hàn Quốc [với 318 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 25], tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/12,7.

Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ sẽ xét tuyển theo nguyên tắc lấy tổng điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu lần lượt từ hệ chuyên có học bổng, hệ chuyên, hệ không chuyên. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 bài thi, môn Ngoại ngữ tính hệ số 2.

Kết quả thi sẽ được nhà trường công bố trước ngày 8/7/2022 trên website của nhà trường và của Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội.

>>>Chi tiết lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố

Thanh Hùng - Huy Hoàng  

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay có mức độ cạnh tranh cao vì số lượng thí sinh đông và số chỉ tiêu vào các trường công lập giảm, do đó các em cần phải thật sự tập trung và chuẩn bị tốt để có kết quả mong muốn.

Học sinh lớp 9 của Hà Nội chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10 năm 2022. Cô Hoàng Thị Hà, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ Trường THCS & THPT Khương Hạ [quận Thanh Xuân, Hà Nội] đã đưa ra một số lưu ý để thí sinh có thể đạt kết quả tốt nhất ở bài thi môn Tiếng Anh.

Ngày 31/5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển vào từng trường THPT công lập. Thông qua đó, phụ huynh và học sinh có thể nắm được tỉ lệ "chọi" dự kiến của các trường.

Video liên quan

Chủ Đề