Dđộng lực học tiếng anh của bạn là gì năm 2024

Việc duy trì động lực học để đạt hiệu quả cao không phải điều dễ dàng nhất là môn tiếng Anh. Khi học tiếng Anh chúng ta thường có tâm lí ngại tương tác, hay cảm thấy chán nản, dễ bỏ cuộc. Vậy làm thế nào để duy trì động lực học tiếng anh. Hãy cùng xem những bật mí của sununi ở bài viết hôm nay nhé.

1. Tạo động lực học tiếng anh bằng cách nhắc mục tiêu học làm gì?

Mỗi khi cảm thấy nản khi học tiếng Anh thì bạn hãy nhớ mục tiêu học của mình để làm gì. Mục tiêu học tiếng Anh của bạn có thể là để xem phim, đọc báo, nghe nhạc không cần sub, tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài, có việc làm tại các tập đoàn, công ty lớn 100% vốn nước ngoài để có mức lương cao nhờ có vốn tiếng Anh tốt…

Khi bạn nhớ ra mục tiêu tiếng Anh học làm gì bạn sẽ lấy lại động lực để học tập tốt hơn.

Dđộng lực học tiếng anh của bạn là gì năm 2024

Tạo động lực học tiếng anh bằng cách vừa học vừa chơi

2. Chia nhỏ thời gian học cũng là cách lấy lại cảm hứng học tiếng Anh

Học tiếng Anh cũng như ăn vậy, nếu bạn ăn nhiều món vào một lúc sẽ làm cho dạ dày của bạn cảm thấy nặng nề và khó tiêu hóa. Tương tự, nếu bạn bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào một lúc, bạn sẽ cảm thấy “bội thực” và dần cảm thấy chán và nản và thiếu động lực để học tiếp.

Do đó, để động lực học tiếng anh bạn cần chia nhỏ thời gian học của mình ra, điều này sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho bạn. Mỗi ngày học và nhớ một ít từ vựng nhưng sẽ nhớ được lâu, hơn là học rất nhiều từ trong một ngày.

3. Nghe và hát những bài hát yêu thích cũng là học tiếng anh hiệu quả

Những cụm từ, cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh… dù được nhắc lại nhiều lần nhưng bạn lại quên luôn sau khi gấp sách. Nhưng khi bạn chăm nghe nhạc tiếng Anh, việc nhớ cấu trúc câu hay nghĩa của từ không còn là điều khó khăn nữa.

Vì sao vậy? Bởi vì âm nhạc luôn tạo cho bạn sự hứng thú để học các ngôn ngữ khác chứ không chỉ riêng tiếng Anh. Thường thì chúng ta có xu hướng học thuộc và tìm hiểu ý nghĩa của bài hát mà mình yêu thích. Đấy cũng là cách học tiếng Anh hiệu quả đó chứ.

4. Nói mọi lúc, mọi nơi cũng là cách tạo động lực học tiếng Anh

Một phương pháp lấy lại động lực học tiếng Anh cho bạn đó là Nói. Bạn nên cố gắng nói tiếng anh mọi lúc, mọi nơi. Việc luyện nói thường xuyên là rất quan trọng, nó giup bạn trở nên tự tin trong giao tiếp hơn. Vì thế bạn đừng ngại hay đừng sợ mình phát âm sai hay ngắc ngứ. Hãy nhớ rằng bạn đang học nên việc nói sai hay còn ấp úng chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Hãy cố gắng sử dụng tiếng anh ở môi trường phù hợp.

Dđộng lực học tiếng anh của bạn là gì năm 2024

Nói mọi lúc, mọi nơi là cách luyện tiếng anh khá hiệu quả

5. Xem phim để tạo động lực học tiếng Anh hơn

Bạn dễ dàng tìm được cá bộ phim hay có phụ đề song ngữ Anh Việt. Để giúp học tiếng Anh dễ dàng, không cảm thấy áp lực hay tâm lý chán nản thì xem phim sẽ có lợi cả hai. Bạn có thể vừa giải trí, vừa có thể luyện trình độ nghe và đọc của mình.

Trong khi xem, bạn nên đặt một quyển số bên cạnh để ghi lại một vài cấu trúc, từ mới hay. Bạn cũng nên đọc các câu thoại theo các nhân vật trong phim để rèn luyện khả năng nói và biểu cảm, ngữ điệu giúp việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm: Khóa học Giao tiếp Online 1-1 tại Học viện SunUni

Cách lấy động lực học tiếng anh hiệu quả đã được SunUni Academy bật mí cho các bạn ở trên rồi nhé. Nếu muốn học tốt không chỉ dừng lại ở trung tâm giỏi mà cần bạn có sự nỗ lực nhất định và dành thời gian ôn luyện hằng ngày. Chúc bạn thành công!

Cô Moon Nguyen, tốt nghiệp thủ khoa Ngôn ngữ học Ứng dụng tại Mỹ, đã 14 năm giảng dạy tiếng Anh, chia sẻ cách tạo động lực học ngôn ngữ mỗi ngày.

Tận hưởng hành trình luyện tập

Qua nhiều năm dạy tiếng Anh, tôi nhận thấy khó nhất để cải thiện một kỹ năng chính là sự kiên trì. Điều này giống như việc tập thể dục giảm cân. Nhiều người hăng hái tới phòng gym, sau đó cảm thấy cuộc sống nhiều áp lực, bận rộn với các mối quan tâm khác và lại bỏ qua tập luyện.

Tôi từng đi tập gym và thú thật cũng trải qua như vậy. Tôi không thể giữ được niềm hăng say luyện tập chỉ sau thời gian ngắn. Tôi tự cho rằng mình quá lười biếng và thiếu quyết tâm. Tuy nhiên, sau này tôi không tự trách mình nữa. Tôi nhận thấy để làm một việc gì đó lâu dài, bạn cần "kết hôn" với nó. Ý tôi là bạn cần thực sự yêu thích và muốn chung sống với nó.

Sau khi trải qua nhiều kiểu luyện tập, tôi nhận thấy mình rất ham thích bơi lội. Khi bơi, dù mệt tới mấy tôi vẫn thấy vui. Tôi có thể ngâm mình trong nước để bơi cả tiếng mà chưa thấy chán. Đó chính là thứ tôi muốn làm mỗi ngày, chứ không phải là tới phòng gym và tập trên máy chạy hay máy tập cơ bắp khác.

Tương tự như việc tập luyện, bạn cần yêu thích hành trình học ngôn ngữ của mình. Nếu đã cố gắng hết sức và vẫn cảm thấy việc học tiếng Anh thật vô vị, nhanh chán, bạn cần xem xét lại cách đang tiếp cận.

Bạn hãy bắt đầu từ những thứ yêu thích. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất. Có thể bạn không thích học cuốn sách ngữ pháp buồn tẻ, hoặc không thích ngồi cày một quyển sách IELTS để thi lấy chứng chỉ cuối năm nay. Hãy thử việc khác nhẹ nhàng mà bạn yêu thích.

Ví dụ, nếu thích nấu ăn, tại sao không thử theo dõi một vài kênh Youtube dạy nấu ăn bằng tiếng Anh? Nếu thích làm thủ công, tại sao không thử tìm kiếm trên Google những video dạy cách làm một số đồ vật, con vật bằng giấy ngộ nghĩnh. Nếu thích truyện tranh, tại sao không thử xem một số phiên bản truyện tranh bạn biết bằng tiếng Anh?

Nói tóm lại, hãy tiếp cận tiếng Anh theo hướng bạn yêu thích. Đừng gò bó ngôn ngữ trong những cuốn sách cứng nhắc và công thức.

Dđộng lực học tiếng anh của bạn là gì năm 2024

Cô Moon Nguyen (Nguyet Nguyen) trong lần nhận bằng khen sinh viên xuất sắc toàn khóa thạc sĩ tại Grand Valley State University (Michigan, Mỹ). Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tôi luôn thực hành tiếng Anh mỗi ngày. Có thời gian tôi yêu thích nghe những bài podcast về kinh doanh và ngày nào tôi cũng mở ra nghe. Sau này, tôi lại thích chủ đề gần gũi với cuộc sống như chăm sóc con cái, cây cảnh, sức khỏe nên theo dõi kênh podcast NPR life kit mỗi ngày. Đôi khi thấy cuộc sống hơi nhàm chán và muốn tìm lại cân bằng, tôi lại theo dõi những kênh Youtube về chủ đề này bằng cách tìm kiếm các từ khóa liên quan.

Tôi nghe tiếng Anh để lấy kiến thức mà tôi muốn, sau đó tự nói lại kiến thức mình học được (tóm tắt bài nghe) bằng tiếng Anh. Đây là cách đơn giản mà tôi vẫn thực hành đều đặn mỗi ngày.

Tham gia vào cộng đồng người luyện tiếng Anh

Nếu muốn giữ "lửa" cho việc luyện tập, bạn cần tham gia vào cộng đồng người giống bạn. Điều này làm tôi liên hệ với một số môi trường như thư viện hay phòng tập gym. Tại sao chúng ta thường học tập trung hơn khi ở thư viện, hay thường hăng say tập ở phòng gym hơn ở nhà? Chắc bạn đã đoán được lý do.

Trên thư viện, mọi người đều học như bạn và tại phòng tập, ai nấy cũng hết mình cố gắng. Khi ở cùng những người có mục tiêu giống mình, bạn sẽ nỗ lực hơn. Họ chính là những nhân tố tạo động lực cho bạn mỗi ngày. Đó là lý do chúng tôi đã tạo ra cộng đồng nói và nghe tiếng Anh online, bởi vì tôi tin rằng người Việt hoàn toàn có khả năng cùng nhau luyện tập, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.

Trong cộng đồng học tiếng Anh, các nhóm nhỏ cùng luyện tập, góp ý sửa bài cho nhau, nhắc nhở nhau làm bài mỗi ngày. Tôi thực sự thấy việc tham gia vào các nhóm để cùng luyện tập rất hữu ích. Bạn cũng có thể làm một việc tương tự bằng cách tham gia vào các cộng đồng, hoặc câu lạc bộ tiếng Anh. Không chỉ cùng nhau luyện tập, các bạn cũng có thể chia sẻ khó khăn trong quá trình rèn luyện.

Đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng

Tôi chơi rất thân với một người bạn. Anh ấy rủ tôi thi TOEFL iBT khi mới tốt nghiệp đại học. Tại thời điểm đó, tôi còn không biết gì về bài thi này và không có nhu cầu du học. Du học với tôi là ước mơ quá xa xỉ, chỉ dành cho những đứa trẻ nhà giàu. Sau này nghĩ lại, tôi thấy mình đã quá sai. Nếu thực sự nuôi dưỡng ước mơ, bất kể ở hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể tìm cách chạm tới nó.

Quay trở lại với câu chuyện về anh bạn thân của tôi. Anh ấy rủ tôi đi thi vì mục đích khá đơn giản - thi để xem trình độ của mình đang ở đâu. Tôi thấy cũng có lý. Nếu chỉ học mà không thi, tôi chẳng biết mình đang ở tầm nào, nên quyết định đăng ký thi cùng anh. Sau này, mỗi khi thấy thiếu động lực, chán nản, tôi lại đóng tiền đăng ký thi để lấy tinh thần ôn luyện.

Với mỗi bài thi, tôi đều đặt ra một số mục tiêu cụ thể. Với kỳ thi TOEFL iBT đầu tiên, sau hai tháng chật vật tìm hiểu nội dung của bài thi, tôi ước lượng sức mình và đặt ra mục tiêu sẽ đạt 85 điểm tổng (cho bốn phần thi, trung bình mỗi phần 20 điểm). Cuối cùng tôi được 88 điểm. Lần tiếp theo tôi đặt mục tiêu 110/120 điểm thì đạt 113, cao hơn 3 điểm so với dự kiến.

Với tôi, đặt mục tiêu khi tự luyện vô cùng quan trọng vì sẽ có cái đích để nhắm tới. Thời kỳ ở Mỹ, tôi quyết tâm luyện để nói tiếng Anh như người Mỹ. Đó cũng là một loại mục tiêu. Giờ đây, mục tiêu của tôi là luyện nghe và nói tiếng Anh mỗi ngày để nói lưu loát và không bị mai một, mặc dù thiếu môi trường giao tiếp với người nước ngoài tại Việt Nam.

Bạn sẽ không bao giờ bắn trúng vào mục tiêu mà bạn còn chưa nhìn thấy. Chính vì thế, để tiến bộ, bạn cần đặt mục tiêu cho bản thân mỗi ngày. Nếu ngày ngày bạn chỉ luyện mà không nghĩ tới mục tiêu xa hơn, có thể sẽ nản. Khi thấy nản, việc nghĩ tới cái đích bạn có thể đến sẽ làm cho bạn hứng thú. Ví dụ, bạn muốn đạt điểm thi nói IELTS cao hoặc muốn qua được kỳ phỏng vấn tuyển dụng vào một công ty đa quốc gia, hãy ghi mục tiêu thật cụ thể vào mảnh giấy và ngắm nhìn nó mỗi ngày.

Thậm chí, bạn nên tưởng tượng đến cảm giác chiến thắng đó. Càng mường tượng rõ, bạn sẽ càng có động lực để tiến lên phía trước. Hoặc bạn có thể nghe một ai đó nói tiếng Anh thật siêu và muốn được như họ. Tại sao không? Không ai đánh thuế ước mơ của bạn hết. Hãy nghe người đó nói tiếng Anh mỗi ngày để tạo động lực thôi thúc bạn luyện tập. Tôi cam đoan bạn chắc chắn thành công.