Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan

Như chúng ta đã biết được bazơ khi phân loại về độ tan cóbazơ tan được trong nước như NaOH, Ca(OH)2, KOH . . . nhưng cũng có loạibazơ không tan được trong nước như Al(OH)3, Fe(OH)2, Cu(OH)2 . . . Vậy trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất củabazơ nhé!

Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan

Tính chất hóa học của Bazơ

I - Tính chất vật lý củabazơ.Bạn đang xem: Nêu tính chất hóa học của bazơ tan

Bazơ là những hợp chất hóa học mà trong phân tử gồm có nguyên tố kim loại liên kết với gốc -(OH). Bazơ có thể tồn tại ở trạng thái rắn hoặc trạng thái dung dịch nếu nhưbazơ được hòa tan trong dung môi nên có thể chia bazơ thành 2 loại là bazơ tanbazơ không tan.Bazơ tan được trong nước gồmbazơ của kim loại nhóm IA, IIA hay chính là nhữngbazơ của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Bazơ không tan là những bazơ còn lại ví dụ như Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3 . . .

Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan


II - Tính chất hóa học củabazơ

1. Dung dịch bazơ làm thay đổi màu chất chỉ thị

Bazơ làm thay đổi màu quỳ tím thành xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

2. Dung dịchbazơ tác dụng với oxit axit.Xem thêm: Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí Lý Thuyết Và Bài Tập Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí

Dung dịchbazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.NaOH + CO2➝ Na2CO3.Ca(OH)2 + CO2➝ CaCO3

3. Bazơ tác dụng với dung dịch axit.

Hầu hết Bazơ tan và không tan đều tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.KOH + HCl➝ KCl + H2OCu(OH)2 + H2SO4➝ CuSO4 + H2OAl2O3 + HCl➝ AlCl3 + H2O

4. Bazơ không tan, bị nhiệt phân hủy

Một trong những trường hợp đối lập nhau giữa bazơ tan và không tan ở tính chất này. Sách giáo khoa có ghi rất rõ ràng là Bazơ không tanmới bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao để tạo thành oxit tương ứng và hơi nước.Cu(OH)2➝ CuO + H2OFe(OH)3➝ Fe2O3 + H2OTrong trường hợp này tôi cũng lấy ví dụ luôn về những bazơ của sắt là Fe(OH)2 và Fe(OH)3 bị nhiệt phân thì sản phẩm sẽ là gì nhé.Trước tiên, Fe(OH)3 ở trong hợp chất này thì sắt đang có hóa trị là III cao nhất rồi và không tăng thêm được nữa do vậy dù có nhiệt phân trong môi trường nào đi chăng nữa thì sản phẩm thu được đều là Fe2O3 mà thôi. Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa là nhiệt phân Fe(OH)3 trong mọi điều kiện chúng ta sẽ thu được Fe2O3 nhé.Sau đó, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để bàn luận về Fe(OH)2 hơn một chút là vì:- Fe(OH)2 nhiệt phân trong môi trường không có chứa oxi như: Bình kín hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện không có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn chính là sắt (II) oxit (FeO) mà thôi.- Fe(OH)2 nhiệt phân trong môi trường có oxi như: nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn lại là sắt (III) oxit (Fe2O3). Điều này được lý giải bởi khi nhiệt phân Fe(OH)2➝ FeO thì ngay sau đó FeO tác dụng với oxi có trong môi trường quanh nó để tạo thành Fe2O3.Fe(OH)2➝ FeO➝ Fe2O3.Phương trình phản ứng như sau:- Nhiệt phân Fe(OH)2 trong điều kiện không có oxi:Fe(OH)2➝ FeO + H2O- Nhiệt phân Fe(OH)2 trong điều kiện có oxi:Fe(OH)2➝ FeO + H2OFeO + O2➝ Fe2O3 + H2O.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu Hóa lớp 9 - Bài số 09 - Tính chất hóa học của Bazơ Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu 5

Tóm tắt lý thuyết :

I. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính baz ơ thành 2 loại:

– Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

– Những bazơ không tan:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

           3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

            Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan

Bài 1.(Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)

Đề bài :

a) Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

b) Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

Hướng dẫn.

a) Vì kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là baz ơ.

Thí dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

b) Vì không phải mọi bazơ đều tan trong nước nên không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm.

Thí dụ: Các bazơ  Cu(OH)2,Mg(OH)2, Fe(OH)3 ..không phải là chất kiềm.

Bài 2.(Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)

Đề bài :

Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b) Bị nhiệt phân hủy.

c) Tác dụng được CO2.                                          d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Hướng dẫn.

a) Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

                        Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

                        NaOH + HCl → NaCl +  H2O

                        Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Chỉ có Cu(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là NaOH và Ba(OH)2.

            NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

            Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những baz ơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là NaOH và Ba(OH)2.

Bài 3.(Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)

Đề bài :

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Hướng dẫn.

Phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài 4*.(Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK)

Đề bài :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

Lấy các mẫu thử cho vào các ống nghiệm, đánh số thứ tự.

Cho quỳ tím vào các mẫu thử :

– Nếu dung dịch làm quỳ tím đổi thành màu xanh là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

– Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy mỗi chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2):

+ Nếu mẫu nào ở nhóm (1) cho vào các mẫu của nhóm (2) mà có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Mẫu còn lại ở nhóm 2 không có hiện tượng gì là NaCl

    PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH 

+ Nếu Mẫu nào của nhóm (1) cho vào nhóm (2) mà không có hiện tượng gì thì đó là NaOH.

Bài 5.(Hướng dẫn giải bài tập số 5 SGK)

Đề bài :

Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Lời giải.

Số mol Na2O = 15,5:62 = 0,25 mol

a) Khi cho Na2O xảy ra phản ứng, tạo thành phản ứng dung dịch có chất tan là NaOH.

                            Na2O + H2O → 2NaOH

Phản ứng:              0,25   →              0,05 (mol)

Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan

b) Phương trình phản ứng trung hòa dung dịch:

                        2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Phản ứng:          0, 5 →   0,25           0,25 (mol)

mH2SO4 = 0,25×98 = 24,5 g

Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan

Chúc các em làm bài vui vẻ !!! 

Đánh giá tính chất hóa học của bazơ không tan