Covid sống trong môi trường bao lâu

Không. Mặc dù hiện chưa có nghiên cứu về khả năng sống của nCoV trong nước biển, 2019-nCoV là 1 loại virus lây nhiễm cho người và chúng khó mà “sống” được trong nước biển vì những lý do sau:

- Virus thật ra không phải 1 loại sinh vật sống, chúng cần xâm nhiễm vào tế bào chủ để có thể duy trì sự tồn tại. WHO đã xác nhận nCoV không sống được quá vài giờ trên bề mặt và không lây nhiễm qua đường không khí [1], do những nơi này không có tế bào chủ nên sau vài giờ nCoV sẽ bị mất khả năng xâm nhiễm do các yếu tố môi trường như. Nước biển cũng vậy, không phải là nơi có tế bào chủ để nCoV có thể sống được quá vài giờ. Cho dù virus có thể sống vài trờ trong nước biển thì chúng sẽ bị pha loãng ngay lập tức trong biển cả mênh mông đến độ để khó có thể lây nhiễm cho người.

- Virus là một thực thể nhỏ bé rất nhạy với các điều kiện nhiệt độ, pH, ánh sáng, nồng độ ion, chính vì vậy chúng không tồn tại độc lập ngoài tự nhiên được mà cần sống trong tế bào chủ. Nồng độ muối và các ion khác cao trong nước biển sẽ làm biến đổi các protein trên vỏ virus, làm chúng mất khả năng xâm nhiễm [2]. Nghiên cứu cũng cho thấy virus trong nước biển dễ bị đóng vón dẫn tới mất khả năng lây nhiễm [3]. Ngoài ra các loại vi sinh vật trong nước biển cũng có khả năng tiết ra chất kháng virus [4]. Thực vậy, nghiên cứu cho thấy nước biển từ các nơi khác nhau đều có khả năng bất hoạt virus của người [4].

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Y học tái tạo Vinmec [VIASRM] dịch và tổng hợp từ các nguồn: CDC, WHO, ECDC.

XEM THÊM:

[HNMO] - Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, các chủng vi rút corona như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS], Hội chứng hô hấp Trung đông [MERS-CoV] có thể tồn tại trên các bề mặt như kim loại, kính và nhựa đến 9 ngày. Thế nhưng, với chủng vi rút mới corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp [nCoV],  chưa thể khẳng định điều này vì đây là chủng vi rút mới.

Nhân viên Tổng công ty Transerco lau chùi dây tay cầm, bề mặt bên trong cửa kính

Vi rút corona sống ít nhất 12 giờ trên bề mặt kim loại

Qua việc dịch tài liệu hướng dẫn về cách phòng chống nCoV từ các bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, vi rút corona có kích thước khá lớn. Do đó, bất kỳ khẩu trang thông thường nào [không chỉ N95] đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa vi rút có thể bắn xa 3m [khoảng 10 feet] và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất. Khi rơi xuống bề mặt kim loại, vi rút sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. “Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào phải rửa tay bằng xà phòng thật kỹ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Ngoài bề mặt kim loại, theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, nCoV có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được vi rút. Đối với quần áo mùa đông không giặt được hằng ngày, có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi rút.

Còn theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, kể từ khi xâm nhập, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng 3-4 tuần. Ở môi trường bên ngoài, nCoV rất dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao, nhưng nếu trong môi trường lạnh, ẩm và bề mặt kim loại, nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày.

Ở miền Nam đang có nắng ấm, có thể khống chế sự lây lan và phát tán của vi rút. Trong khi đó, ở miền Bắc, thời tiết đang lạnh, độ ẩm cao, do đó, việc cách ly các ca nhiễm và nghi nhiễm cần được tăng cường hơn.

Phòng ngừa nCoV như thế nào?

Phun hóa chất khử khuẩn phòng bệnh tại trường học.

Theo ông Trần Đắc Phu, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam [Bộ Y tế], nCoV là chủng vi rút mới chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện vi rút corona lây truyền chủ yếu qua 3 phương thức. Cụ thể là lây qua không khí [tiếp xúc giọt nước bọt từ những người ho, hắt hơi, sổ mũi]; lây trực tiếp [khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thậm chí lây khi bắt tay người bệnh mà không thực hành các biện pháp phòng vệ] và lây truyền khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mắt, mũi, miệng… Thêm một đường lây nữa được các nhà khoa học mới báo cáo, đó là qua đường phân, thường xảy ra trong chăm sóc người bệnh, nhưng chưa có kiểm chứng.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, hình thức lây nhiễm nCoV phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Vi rút chỉ có thể sống trên tay bạn trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra [bạn có thể vô tình dụi mắt hay ngoáy mũi…], những hoạt động này làm nCoV có thể xâm nhập vào cơ thể.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng cho biết, thời gian ủ bệnh của nCoV được cho là từ khoảng 2 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó kiểm soát. Cách phòng ngừa lây nhiễm cho mỗi cá nhân chúng ta trong những ngày tới hay ít nhất cho đến khi các cơ quan chức năng tuyên bố hết dịch đó là tránh đến chỗ đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chất khử trùng chứa cồn; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch; tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào; ăn đồ nấu chín kỹ, uống nước đun sôi kỹ để nguội; tăng cường sức đề kháng.

Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 có thể trú ngụ ở trong không khí, đồ vật hay áo quần,… thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt xì hay nói chuyện. Chính điều này đã làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Vậy, để biết được Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài và cách phòng tránh lây lan, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Covid có thể lây lan như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài thì chúng ta cùng tìm hiểu về những con đường lây lan của loại virus này.

1.1. Lây từ người sang người

Chúng ta có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bị Covid thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng khi họ nói chuyện, hắc xì hay ho. Đó có thể là nước bọt, giọt bắn hoặc dịch tiết từ mũi họng. Khoảng cách dễ dàng lây nhiễm là dưới 2m.

1.2. Lây qua không khí

Những giọt bắn tiết ra từ người bị nhiễm Covid có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại trong một thời gian nào đó. Chính vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp bị lây nhiễm Covid trong môi trường kín như nhà hàng, quán cà phê hoặc rạp chiếu phim,… Bởi vì, đây là những khu vực thường tập trung đông người, có không gian hẹp và hay sử dụng điều hoà.

Covid rất dễ bị lây nhiễm từ người sang người nếu như tiếp xúc gần và không đeo khẩu trang

1.3. Lây qua các vật dụng và đồ vật xung quanh

Các giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2 còn có thể rơi trên những vật dụng và đồ vật xung quanh chúng ta như mặt bàn, cầu thang, bút viết, tay nắm cửa,… Chúng sẽ bám trụ ở đó trong một khoảng thời gian. Khi chúng ta vô tình chạm tay lên những vật dụng hay đồ vật đó rồi đưa lên mũi hoặc miệng sẽ vô tình tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

2. Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài?

Những câu hỏi liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trong không khí hay những đồ vật xung quanh luôn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Sau khi bị bài tiết ra ngoài theo các giọt bắn lúc người bệnh hắt xì, ho hoặc nói chuyện, virus sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Cụ thể là:

  • Trong không khí: Virus tồn tại tối đa là 3 giờ.

  • Trên bề mặt các đồ vật có chất liệu bằng đồng: Virus tồn tại tối đa là 4 giờ.

  • Trên bề mặt bìa giấy cứng: Virus tồn tại tối đa 1 ngày.

  • Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng thép không gỉ: Virus tồn tại từ 2 cho đến 3 ngày.

Virus SARS-CoV-2 có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại tối đa 3 tiếng

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gần đây các biến thể của virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn so với chủng gốc. Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nilon và sống sót tới 21h trên da người. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ bị lây lan Covid khi tiếp xúc gần với người bệnh mà còn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thông qua các đồ vật trung gian.

3. Những cách để phòng tránh lây lan Covid là gì?

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trên đồ vật hay trong không khí, thì chúng ta cần phải nắm được cách phòng tránh lây lan dịch bệnh dưới đây:

3.1. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Tiêm vắc xin Covid đang là biện pháp tốt nhất nhằm hạn chế quá trình lây lan của virus SARS-CoV-2 và các biến chủng của nó. Đặc biệt, vắc xin còn có tác dụng bảo vệ chúng ta tránh khỏi những biến chứng nặng của bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.

3.2. Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang là việc làm vô cùng cần thiết nhằm tránh làm lây lan virus gây bệnh bất kể khi đã tiêm đầy đủ vắc xin hay chưa. Lưu ý rằng, chúng ta cần phải lựa chọn loại khẩu trang ôm khít mặt, thoải mái và đeo đúng cách.

Đeo khẩu trang là cách hiệu quả giúp chúng ta hạn chế lây nhiễm Covid

3.3. Giữ khoảng cách

Khoảng cách được khuyến cáo để tránh gây lây nhiễm Covid là 2m. Trong trường hợp cần phải chăm sóc người bệnh, chúng ta cần phải trang bị khẩu trang đầy đủ. Đồng thời, đừng quên thực hiện các bước khử khuẩn khác để có thể bảo vệ bản thân mình.

3.4. Tránh tụ tập đông người

Chúng ta đã biết được thời gian Covid tồn tại trong không khí bao lâu. Chính vì vậy, những nơi tụ tập đông người rất dễ làm lây lan loại virus này, đặc biệt là ở trong các không gian kín, sử dụng điều hoà như phòng họp, quán cà phê, phòng karaoke,... Do vậy, cần tránh tập trung quá nhiều người và hãy để cho không khí thông thoáng bằng cách mở cửa lớn hoặc cửa sổ, nếu có thể.

3.5. Rửa tay thường xuyên

Như đã nói ở trên, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy, chúng ta cần phải rửa tay thật kĩ bằng xà phòng ít nhất là 20 giây, nhất là sau khi ho, hắc xì hoặc đến những nơi công cộng,… Ngoài ra, mỗi người cũng nên chuẩn bị cho mình dung dịch rửa tay khô.

3.6. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

Đây là việc làm rất quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh để có thể chữa trị kịp thời và hạn chế tối đa làm lây lan cho người khác. Chúng ta nên cảnh giác khi cơ thể bị mệt mỏi, ho, sốt, bị hụt hơi,… Bên cạnh đó, cần phải thực hiện test nhanh Covid hoặc xét nghiệm PCR nếu xuất hiện các triệu chứng Covid nhằm cách ly kịp thời.

3.7. Vệ sinh và khử trùng

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ dùng và vật dụng xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ những bề mặt hay chạm tới như tay nắm cửa, điều khiển tivi, bàn ghế, lan can cầu thang,… Đặc biệt, khi trong nhà có người bị nhiễm Covid, hãy khử trùng nhà cửa ngay bằng cồn hoặc dung dịch vệ sinh diệt khuẩn.

Cần phải vệ sinh và khử khuẩn những bề mặt mà chúng ta thường xuyên chạm tới

3.8. Che miệng khi ho hoặc hắt xì

Chúng ta cần phải tập thói quen che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt xì. Bởi vì, virus gây bệnh có thể theo đường giọt bắn lây lan sang người khác hoặc trú ngụ trong không khí hay trên bề mặt đồ vật. Trong trường hợp ho hoặc hắt xì khi đang mang khẩu trang, cần thay mới ngay nếu có thể và đừng quên rửa sạch tay.

Hy vọng những thông tin của bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài. Việc bảo vệ bản thân mình cũng như hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong thời điểm hiện tại là điều vô cùng cần thiết. Nếu như cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin gì về y tế, Quý vị hãy gọi ngay qua Hotline của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giúp đỡ.

Video liên quan

Chủ Đề