Công thức sinh tố cho thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối có tỷ lệ mắc bệnh đứng hàng thứ 3, nhưng lại đứng đầu thoái hóa khớp ở các chi và là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động và tàn tật ở người cao tuổi.

Người bị thoái hóa khớp gối thường bị đau sau khi vận động đi lại nhiều, mang xách nặng và thay đổi thời tiết… Đau ở khớp gối gây khó khăn khi đi lại, lên xuống cầu thang và cứng khớp buổi sáng kéo dài từ 5 - 30 phút.

Thoái hóa khớp gối được xác định do nguyên nhân ngoại nhân, nội thương và các nguyên nhân khác.

Nguyên nhân ngoại nhân (thay đổi thời tiết): khi thời tiết có những thay đổi đúng lúc cơ thể suy yếu thì tà khí gồm phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.

Nguyên nhân nội thương (yếu tố thể tạng, cơ địa): khi con người về già hoặc người mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thận bị hư suy, khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau nhức trong xương khớp. Tạng can hư không nuôi dưỡng được gân, gân yếu nên co duỗi cứng hoặc yếu, teo, đi lại khó khăn. Khi bệnh nặng khớp có thể bị biến dạng, gân cơ bị teo. Nguyên nhân này thường gặp ở những trường hợp đau khớp ở người có tuổi, bệnh mạn tính như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì…

Nguyên nhân khác (môi trường sống): Điều kiện sống và làm việc thường xuyên trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên ngâm nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, vận động quá mức, mang xách nặng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp…

Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng nhằm giảm đau cho người bệnh và duy trì chức năng vận động của khớp. Với mỗi bệnh nhân, mỗi mức độ bệnh cần được khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Ngoài điều trị giảm đau và phục hồi chức năng thì nguyên tắc ăn uống là rất quan trọng với người có thoái hóa khớp. Khi đang phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ...; kiêng ăn các thức cay nóng, nướng giúp trợ hoả hoặc mỡ béo, ngọt, các thức ăn sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê...

Thoái hóa khớp là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn và các thực phẩm có mai vỏ, như cua, tôm tép, trứng ngâm dấm...

Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.

Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.

Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g, không dùng đường nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.

Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn 1 bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.

Bài 6: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu chín tới khoảng 50%, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.

Bài 7: Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh.

Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày 1 thang, có tác dụng thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ.

Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng, bệnh tật và chấn thương. Viêm cấp tính là một phản ứng bình thường trong thời gian ngắn đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng nhằm sửa chữa mô hoặc loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể.

Tình trạng viêm mạn tính thường nhẹ hơn nhưng kéo dài hơn và mất kiểm soát. Khi bị viêm mạn tính tồn tại trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm khớp...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Ví dụ ở một người béo phì, trong đó các mô mỡ thừa góp phần làm thay đổi nội tiết tố và hệ thống miễn dịch, tạo ra chứng viêm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, ngủ không đủ giấc, căng thẳng, tiếp xúc liên tục với các chất độc hại, hút thuốc, uống nhiều rượu… cũng là những nguyên nhân quan trọng gây viêm.

Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp, viêm khớp nên ưu tiên thực phẩm chống viêm. Mục tiêu của chế độ ăn uống chống viêm là giảm viêm không cần thiết, giảm thoái hóa khớp và triệu chứng đau do bệnh gây ra.

Công thức sinh tố cho thoái hóa khớp

Hình ảnh thoái hóa khớp.

2. Ăn nhiều thực phẩm chống viêm giúp bảo vệ khớp

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, viêm nhiễm sẽ tạo các gốc tự do gây tổn thương khớp. Do đó, ăn nhiều thực phẩm có khả năng kháng viêm và giàu chất chống oxy hóa sẽ có tác dụng bảo vệ khớp.

Một số thực phẩm như: omega-3, rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin A, C, E… có thể tiêu diệt gốc tự do, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Vitamin C còn là chất cần thiết tham gia vào sự phát triển sụn khớp, tăng tổng hợp collagen.

Axit béo omega-3 có thể hạn chế sản xuất các cytokine, enzym gây phá vỡ sụn, giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Hàm lượng omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, trứng cá; hạt chia; đậu nành, quả óc chó…

Gừng, tỏi, nghệ là các loại gia vị có tác dụng, diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó để giảm tình trạng viêm nhiễm người bệnh nên thêm chúng vào các món ăn, vừa giúp tăng hương vị vừa tốt cho sức khỏe xương khớp.

3. Một số thực phẩm chống viêm tốt cho người bị thoái hóa khớp

3.1. Cá giàu axit béo omega-3

Cá béo là một nguồn cung cấp protein dồi dào và các axit béo omega-3. Cơ thể chúng ta chuyển hóa các axit béo này thành các hợp chất phân giải và bảo vệ, có tác dụng chống viêm.

Mặc dù tất cả các loại cá đều chứa một số axit béo omega-3, nhưng những loại cá béo như: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm… là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 tốt nhất.

Cá hồi cũng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao mà cơ thể cần để chữa lành, bảo vệ sức khỏe của xương và ngăn ngừa mất cơ.

Công thức sinh tố cho thoái hóa khớp

Cá giàu axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm tốt cho người bị thoái hóa khớp.

3.2. Bông cải xanh

Bông cải xanh rất giàu sulforaphane, một chất chống ôxy hóa giúp giảm viêm bằng cách làm giảm mức độ cytokine và yếu tố kappa B, là những phần tử gây viêm trong cơ thể.

Bông cải xanh cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau đã được chứng minh là làm giảm viêm trong các mô cơ thể. Kaempferol, một flavonoid trong bông cải xanh có khả năng chống viêm mạnh.

3.3. Trà xanh

Trà xanh là một trong những đồ uống tốt nhất giúp chống viêm hiệu quả. Những lợi ích mà trà xanh có được là nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, đặc biệt là một chất gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG).

Hàm lượng EGCG cao trong trà xanh làm giảm viêm nhiễm và bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại có thể dẫn đến bệnh tật. EGCG ức chế tình trạng viêm bằng cách giảm sản xuất cytokine gây viêm và làm hỏng các axit béo trong tế bào của cơ thể.

Một nghiên cứu ở Mỹ phát hiện chất chống ôxy hóa polyphenol trong trà xanh có khả năng kháng viêm và cải thiện phản ứng miễn dịch ở các bệnh nhân viêm khớp.

3.4. Rau xanh và trái cây

Nghiên cứu cho thấy các loại rau lá xanh giàu vitamin K như rau bina, bông cải xanh, bắp cải và cải xoăn giúp giảm viêm và ngăn ngừa loãng xương.

Các loại trái cây mọng nước, có múi như cam, quýt, bưởi… rất giàu vitamin C giúp cải thiện sụn khớp, tăng tổng hợp collagen và ngăn ngừa nguy cơ mất xương.

3.5. Dầu ô liu nguyên chất

Dầu ô liu nguyên chất có thể hỗ trợ giảm viêm. Điều đó là do tác dụng của các chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa trong dầu ô liu có thể ức chế một số gen và protein dẫn đến chứng viêm. Một trong số đó là oleocanthal đã được chứng minh có hoạt động tương tự như ibuprofen, một loại thuốc chống viêm.

Nghiên cứu cũng cho thấy, axit oleic - loại axit béo chính trong dầu ô liu, có thể làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm quan trọng như protein phản ứng C (CRP).

Công thức sinh tố cho thoái hóa khớp

Dầu ô liu nguyên chất có thể hỗ trợ giảm viêm.

3.6. Thực phẩm giàu vitamin D

Nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa lượng vitamin D thấp và nhiều loại bệnh viêm nhiễm. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin D có thể giúp giảm viêm trong cơ thể.

Vitamin D được cơ thể sản xuất tự nhiên sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng không phải ai cũng có thể nhận được tất cả vitamin D theo cách này. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu vitamin D trong ăn uống như: cá, sữa, lòng đỏ trứng…

3.7. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều loại hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tật.

3.8. Nghệ

Curcumin trong thành phần của nghệ có tác dụng chống viêm rất mạnh. Các nghiên cứu cho thấy, curcumin hoạt động như một thuốc giảm đau và ức chế các phần tử gây viêm.

Do đó, nghệ thường được sử dụng trong điều trị chứng viêm mạn tính trong viêm khớp và chấn thương hiệu quả.