Có nên đi họp lớp không

Có nên đi họp lớp không

Nhiều quốc gia trên khắp thế giới có những buổi họp lớp thời trung học và thi thoảng cả họp lớp thời đại học. Trong một cuộc phỏng trên đài phát thanh gần đây, tôi được hỏi một câu thế này, “Bạn làm những gì trong buổi họp lớp? Bạn làm như thế nào để buổi họp ấy trở nên đáng giá đối với bạn?” Tôi nghĩ sẽ giá trị lắm khi tôi chia sẻ câu trả lời mà tôi đã đối đáp với từng câu hỏi này.

Cuộc trò chuyện thang máy: Điều bạn nói khi được hỏi “Dạo này sao rồi? Bạn đang làm gì?

Ý tưởng với cuộc trò chuyện thang máy là kể cho mọi người biết bạn làm gì trong một khoảng thời gian rất ngắn. Và điều quan trọng trong cuộc nói chuyện thang máy, hoặc trong bài thuyết trình hàng tuần của bạn tại sự kiện kết nối đó là hãy đơn giản hóa nó. Đừng cố gắng kể hết mọi thứ mà bạn làm trong một quãng thời gian ngắn ngủi ấy. Tránh sử dụng những thuật ngữ trong ngành nhưng chia sẻ về Lợi điểm bán hàng độc nhất của bạn (USP).

Bạn cần nói về những điều khiến bạn khác biệt và điều quan trọng hết thảy là bạn cần giải thích hình dung rõ ràng mọi thứ sẽ như thế nào sau khi bạn làm những điều bạn làm. Đừng chỉ nói, “Tôi là một kế toán viên” hoặc “Tôi là luật sư”. Hãy mô tả tình hình của khách hàng đã thay đổi thế nào sau khi họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ngôn ngữ hình thể: Có cách nào để đứng ở thế mời mọi người nói chuyện với bạn không?

Tôi đã viết và đã nói về tầm quan trọng của các nhóm mở và về bộ tam mở và bộ tứ mở trong những bài viết trước và trong BNI Podcast. Bạn cần luôn đứng ở một tư thế đang mời gọi. Bạn cũng cần tương tác và duy trì tương tác bằng mắt thật tốt trong suốt cuộc trò chuyện. Tôi tin đó là điều rất quan trọng để duy trì sự tập trung vào người bạn đang nói chuyện. Tôi cũng nghĩ rằng việc quan trọng là cần sử dụng một vài cử chỉ tay. Không phải chỗ nào bạn cũng phải chuyển động cử chỉ tay, tuy nhiên bạn có thể sử dựng các cử động ăn khớp với thông điệp bạn đang truyền tải. Biểu hiện nét mặt cũng là điều cần chú ý, hãy nhớ rằng mọi biểu cảm khuôn mặt đều nói lên một câu chuyện.

Bạn có nên duy trì cuộc trò chuyện nhẹ nhàng không? Bạn nên nói chuyện thân mật ở mức nào?

Câu trả lời của tôi là trí tuệ ngữ cảnh chính là chìa khóa. Mức độ bạn hiểu họ trong trường học sẽ xác định mức độ bạn đi sâu và cuộc trò chuyện. Nếu bạn đã hiểu rõ về nhau, thì bạn có thể thoải mái nói về nhiều chủ đề cá nhân. Nếu bạn chỉ là bạn xã giao với họ, chưa hiểu nhiều về họ thì không nên cố đi vào một cuộc trò chuyện sâu sắc.

Chuyện gì xảy ra nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc đi họp lớp?

Có nên đi họp lớp không

Tôi nghĩ nhiều người có thể cảm thấy lo lắng về một số chuyện như họp lớp. Lời khuyên của tôi là liên hệ với một vài người bạn trong trường nếu bạn đang lo lắng về việc đi họp lớp. Liên hệ một số người mà bạn vẫn giữ liên lạc và xem liệu họ có đi họp lớp hay không. Nếu có, hãy đảm bảo gặp họ ngay khi bạn đến địa điểm họp. Nếu bạn gặp ai đó mà họ từng là những người bạn tốt với bạn ở trường phổ thông hoặc đại học lúc đến đó, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bước vào buổi họp lớp.

Làm cách nào bạn có thể trở thành một “nam châm cơ hội” tại buổi họp lớp?          

Hãy nhớ rằng họp lớp là cơ hội để tái kết nối với bạn bè cũ. Các bậc thầy kết nối luôn mở rộng tai mắt tìm kiếm các cơ hội để giúp đỡ người khác. Khi bạn bè cũ nói họ đang gặp vấn đề hoặc đang tìm kiếm ai đó trong một ngành nghề nhất định, hãy giới thiệu và kết nối họ với người bạn biết có thể giúp đỡ họ. Khi bạn tìm hiểu về ngành nghề của họ, hãy đặt câu hỏi “Tôi có thể giúp gì cho bạn trong công việc kinh doanh?”. Luôn giữ lòng nhiệt thành hỗ trợ có thể khiến bạn trở nên đáng nhớ hơn sau mỗi cuộc hội ngộ.

Bạn có nên cố bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình không?

Câu trả lời của tôi là KHÔNG – nhất định không nên bán hàng cho họ. Đừng mắc sai lầm khi lợi dụng cuộc họp lớp như một cơ hội thực hiện cuộc gọi lạnh trực tiếp. Sự tuyệt vọng không thể mang lại sự thích thú được, nó không thể bán được. Tôi đã từng đến cuộc hội ngộ ở đó mọi người đã làm điều đó. Nó không hiểu quả chút nào. Điều mọi người thực sự cần là giải pháp cho các vấn đề, chứ họ không muốn trở thành người bị bán – đặc biệt là trong dịp họp lớp.

Cập nhật trang mạng xã hội?

Bạn có nên cập nhật trang LinkedIn hoặc kênh mạng xã hội trước khi đến sự kiện không? Câu trả lời là CÓ. Bạn cần liên tục cập nhật mới các trang mạng xã hội bởi vì bất kỳ ai thực sự muốn kết nối với người thành công tại buổi họp lớp sẽ tìm kiếm bạn để xem bạn đang làm gì và dự định của bạn ra sao?

Có nên đi họp lớp không

Còn về việc tương tác thì sao?

Bạn tương tác với các mối liên hệ đã được tái kết nối sau buổi họp lớp như thế nào? Bạn có tái kết nối trên mạng xã hội, hỏi số điện thoại của họ hoặc những thông tin khác không?

Bạn nhất định nên tái kết nối và giữ liên lạc với bạn bè cũ. Tôi khuyên bạn nên xin danh thiếp của họ hoặc hỏi biệt danh trên mạng xã hội và sau đó kết bạn với họ qua mạng xã hội hoặc bằng email sau khi bạn gặp họ ở buổi họp lớp. Hãy nhớ rằng: đừng cố bán hàng cho họ khi bạn liên lạc với họ!

Tôi hy vọng bạn thấy những lời khuyên này hữu ích khi bạn tham gia buổi họp lớp CỦA MÌNH để bạn có một trải nghiệm thú vị và đáng giá.

Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn về việc áp dụng những gợi ý này vào phần bình luận bên dưới.

(Nguồn: ivanmisner.com)

BNI Việt Nam

Thẻ: Ngôn ngữ hình thể, Sản phẩm dịch vụ, SuccessNet, BNI Vietnam

Tôi và chồng học chung cấp 3. Ngày đó, chồng nổi tiếng đẹp trai, có nhiều tài lẻ, học khá còn tôi cũng là hoa khôi của lớp. Chúng tôi được cho là cặp trai tài gái sắc. Những tưởng tình yêu tuổi học trò không đi đến đâu nhưng khi vào đại học, cả hai lại có duyên chung trường. Chúng tôi cũng vì thế mà nên duyên vợ chồng. 

Lập nghiệp ở thành phố, cuộc sống của hai vợ chồng khá chật vật. Với lương nhân viên văn phòng, chúng tôi chỉ có thể thuê một phòng trọ hơn 10m2 để sống. Hai vợ chồng động viên nhau cố gắng làm việc thật chăm chỉ để sau này có tiền mua nhà, mua xe.

Chồng tôi là người có chí tiến thủ nhưng vì tính tình nóng vội, ham làm giàu nhanh nên nhiều lần anh đầu tư đều bị thất bại. Nhìn chồng buồn rầu, người làm vợ như tôi không đành lòng. Tôi chủ động đi vay tiền giúp anh làm ăn, khi thì vay chỗ này trả chỗ kia. Thế nhưng, nhiều năm chồng vẫn không thành công. Công việc liên tục thất bại lại có thêm con, vợ chồng kinh tế ngày một khó. 

Có nên đi họp lớp không

Chúng tôi được cho là cặp trai tài gái sắc. Ảnh minh họa 163

Trong khi bạn bè cũ ai cũng thành danh, có của ăn của để thì vợ chồng tôi vốn được cho là “cặp đôi hoàn hảo” lại kém cỏi nhất. Chồng có vẻ không cam lòng, ngại với những người bạn cấp 3. Trước đây anh hay “vỗ ngực” với bạn bè nên bây giờ càng nghĩ ngợi. Mang tiếng lập nghiệp trên thành phố mà nhà thuê chật hẹp, tháng chắt chiu từng đồng khiến anh luôn cảm thấy ấm ức. 

Lần này sau dịch, lớp cấp 3 tổ chức họp lớp để gặp mặt mọi người. Ban đầu chồng định không đi nhưng bị bạn bè khích tướng nhiều quá nên anh… bực tức. Anh nói cả hai vợ chồng sẽ về quê họp lớp cho đội bạn cấp 3 “biết mặt”, bõ công mình là người “thành phố”.

Hôm đó, thấy chồng đi vay bạn thân 15 triệu, tôi hốt hoảng. Hỏi ra mới biết, anh dùng số tiền đó để thuê một chiếc xe hơi, mua nhiều quà đắt tiền mang về buổi họp lớp. Tôi hỏi tại sao anh phải làm vậy thì anh cau có: “Mình ở phố về, không có xe hơi xịn chúng nó cười vào mặt cho à? Em cấm nói là xe đi thuê đấy nhé, cứ nói xe của mình cho chúng nó sợ. Với lại, số quà này cũng cho mỗi người một món. Mình không thể thua kém chúng nó được”. 

Nghe chồng nói, tôi ngán ngẩm vô cùng. Trước giờ biết chồng có tính sĩ diện, hay “chém gió” khoe khoang mình có nhà to, lương cao nhưng không ngờ anh lại “nổ” như vậy. Vợ chồng kinh tế khó khăn, tiền thuê nhà còn phải khất mà anh lại tính đến chuyện đi vay 15 triệu khoe mẽ thì quả thật không còn lời nào để nói. 

Sáng đó, anh giục tôi về rất sớm. Đến nhà hàng, anh đỗ xe cái xịch, bước ra với diện mạo như làm giám đốc, dáng vẻ oai phong. Anh bắt tôi phải ăn diện thật đẹp cho đúng dáng “phu nhân”. 

Suốt buổi tiệc, tôi phải nghe chồng kể với bạn bè về công ty của anh, mấy căn hộ của anh và cả vài miếng đất anh đang sở hữu. 

Trong số đó cũng có vài người khoe khoang mình làm giám đốc, lương cao, người lại kể mình mới mua nhà chục tỷ ở khu đô thị hạng sang. Cũng có người giản dị, mặc bộ đồ công ty đến vì “qua một lúc còn vội đi làm”. 

Sau buổi họp lớp, chắc sẽ có một vài người còn khó khăn chạnh lòng khi thấy bạn bè của họ ai cũng là ông nọ bà kia. Cũng sẽ có một vài người như chồng tôi sợ một ngày lộ ra “thân thế” thật. Chồng tôi đang là một diễn viên vào vai rất khéo. Nhìn cách anh ăn nói không chút xấu hổ về công việc, của cải của mình, người đầu gối tay ấp với anh bao năm như tôi cũng thấy rùng mình. Anh làm như vậy để được gì? Sự sĩ diện của anh liệu có làm cho bạn bè yêu quý, tôn trọng anh hơn.

Nghĩ cho cùng, họp lớp là để gặp gỡ bạn bè xưa, ôn lại kỷ niệm thời học sinh chứ đâu phải bữa tiệc khoe của. Dù có giàu sang thực sự thì cũng không cần thiết phải nói. Dù có nghèo khó thì cũng không cần phải xấu hổ với ai cả. Cái quan trọng chính là tình cảm bạn bè, nhớ về nhau những ngày còn vô lo vô nghĩ mới là điều đáng trân quý. 

Theo Vietnamnet

  • TAG
  • HỌP LỚP
  • SĨ DIỆN
  • KHOE CỦA