Cao su đùm xe máy

Chức năng của cao su đùm là giảm chấn cho bộ phận truyền động và bánh xe, hiểu đơn giản là bộ phận này sẽ giúp xe tăng tốc êm hơn, giảm bớt độ giật khi anh em đột ngột tăng tốc.

Cao su đùm xe máy

Được làm bằng cao su và phải chịu lực ép liên tục khi xe chạy nên cao su đùm cũng sẽ dần bị chai đi và co lại, lúc này giữa bánh xe và bộ phận truyền động sẽ có độ rơ rất lớn làm xe bị giật mỗi khi tăng giảm ga.

Khi cao su đùm bị chai đi anh em chạy xe sẽ cảm thấy rất khó chịu, tương tự như cảm giác sên xe bị quá lỏng.

Nếu anh em là một người thích ôm cua thì sẽ rất bất lợi khi cao su đùm bị chai, cảm giác chuyển từ trạng thái thòng ga qua tăng tốc để ra cua sẽ khá khó chịu.

Cao su đùm xe máy

Để biết chắc được cao su đùm cần thay hay chưa anh em chỉ cần kiểm tra độ rơ của bánh xe và cùi dĩa, nếu độ rơ quá lớn thì nên thay thế.

Còn để cho tiện nhất thì khi đưa xe đi bảo hành anh em nói kỹ thuật viên kiểm tra giúp luôn là được.

Quá lâu không thay thế thì cao su đùm cũng có thể bị bể làm dĩa sên bị đảo không thể chạy được. Những trường hợp này thì rất là hiếm.

Cao su đùm xe máy

Việc bộ phận này bị chai nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách sử dụng xe của từng người, theo mình thì anh em nên kiểm tra sau 20.000km sử dụng xe và cần thiết thì thay thế.

Ngoài ra, theo cảm giác của mình khi cao su đùm có độ rơ lớn việc vào sẽ không được mượt, sau khi thay cảm giác vào số mượt hơn hẳn.

Thay cao su đùm cũng chỉ có vài chục nghìn nên với mình cứ thấy rơ nhiều rồi thì mình đi thay mới, trung bình cũng phải 2 năm mới thay một lần việc gì phải tiếc.

Là một chi tiết nhỏ thuộc hệ thống truyền lực trên xe máy, nhưng cao su giảm giật lại có ảnh hưởng lớn tới mức độ êm dịu khi khởi hành hoặc trả ga đột ngột.

Cao su đùm xe máy

Cao su giảm giật được lắp bên trong moay ơ, có tác dụng làm cho quá trình chuyển số hay vào số êm ái hơn

Khi gặp tình trạng xe máy bị giật trong quá trình vận hành, người sử dụng có thể nghĩ tới những nguyên nhân như các bộ phận thuộc hệ thống truyền lực như bộ côn hoặc nhông xích đã kém, hệ thống cung cấp nhiên liệu bị tắc chế hóa khí (kim phun), hệ thống đánh lửa kém do bugi bám bẩn hoặc mòn chấu. Nhưng còn một nguyên nhân mà ít ai nghĩ đến là do cao su giảm giật.

Cao su giảm giật là chi tiết trung gian giữa cổ nhông sau và may-ơ bánh xe thuộc hệ thống truyền lực trên xe, được làm bằng cao su đặc biệt, có độ bền và độ đàn hồi cao, có chức năng truyền mô-men xoắn từ cổ nhông sau tới may-ơ bánh sau của xe một cách êm dịu. Chi tiết này chỉ có trên xe số, hình dạng và kích thước của chúng có thể khác nhau tùy theo từng hãng sản xuất xe nhưng chức năng thì hoàn toàn giống nhau.

Chi tiết này giúp xe khởi hành hoặc khi trả hết ga đột ngột êm ái nhờ đặc tính đàn hồi của cao su giảm giật khi có sự chênh lệch lớn về tốc độ giữa cổ nhông và may-ơ bánh xe. Khe hở giữa vấu cổ nhông và bề mặt tiếp xúc với cao su giảm giật càng lớn thì xe càng dễ bị giật mạnh.

Cao su đùm xe máy

Cao su giảm giật thường được lắp ở bánh truyền động (phía sau) các dòng xe số dẫn động bằng xích

Dấu hiệu hư hỏng

Có 3 nguyên nhân xuất phát từ hệ thống truyền lực đều khiến xe bị giật, nhưng mỗi nguyên nhân lại có dấu hiệu khác nhau và không khó để nhận biết sự khác biệt đó:

  • Khi xe đang chạy, người lái thay đổi tầm ga bất ngờ mà bị giật thì nguyên nhân chủ yếu là do xích quá rão hoặc chùng (chủ yếu là xích chùng). Và xe đang chạy đều ga mà bị giật theo chu kỳ thì thủ phạm chính là do nhông bị mòn không đều.
  • Xe đang chạy, kéo ga tăng tốc mà bị giật liên tục là do lỗi ở bộ côn (Lá côn mòn không đều hoặc gãy lò xo,…). Thông thường hiện tượng xe bị giật do lỗi côn sẽ kèm theo rung xe, cảm nhận rõ nhất là phần đầu xe.
  • Xe đang dừng, kéo ga bắt đầu chuyển động hoặc xe đang chạy mà trả hết ga đột ngột cũng bị giật thì nguyên nhân chủ yếu là do cao su giảm giật.

Cao su đùm xe máy

Cao su giảm giật bị chai cứng hoặc dập có thể làm quá trình chuyển số bị giật mạnh

Dạng hỏng

Có các dạng hỏng của cao su giảm giật dẫn đến xe bị giật là lỏng, vỡ, dập và chai cứng. Lỏng là hiện tượng cao su bị co ngót lại theo thời gian sử dụng làm tăng khe hở giữa vấu cổ nhông sau và bề mặt cao su giảm giật.

Vỡ, dập hoặc chai cứng là các dạng hư hỏng khiến chi tiết này giảm hoặc mất hẳn chức năng đàn hồi khi bắt đầu tăng ga để chuyển bánh hoặc giảm ga đột ngột. Hiện tượng này thường gặp với những xe thay phải loại cao su giảm giật kém chất lượng hoặc thời gian sử dụng quá lâu.

Tác hại

Xe giật gây ra cảm giác lái rất khó chịu, đặc biệt là khi gặp tắc đường do phải tăng giảm ga liên tục và chạy xe ở số thấp và tốc độ thấp.

Gây ra tải trọng động rất lớn lên xích, làm xích nhanh bị rão, bi nhông nhanh bị mòn, ghẻ, lốp nhanh mòn do bị trượt.

Lưu ý khi sử dụng, thay thế

Cao su đùm xe máy

Hãy kiểm tra cao su giảm giật định kỳ mỗi lần bảo dưỡng xe để phát hiện hư hỏng và sửa chữa

Cao su giảm giật có tuổi thọ cao, có thể lên tới vài năm nhưng theo kinh nghiệm để xe vận hành được êm ái thì nên thay thế sau 7.000 – 10.000 km (giá thành chỉ từ 35-40 nghìn).

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hàng giả kém chất lượng nhưng quan sát bên ngoài lại rất khó phát hiện nên người sử dụng nên thay thế ở các trung tâm uy tín, có bảo hành.

Bài KIM NGỌC