Cách tính tỉ số lượng giác góc B

Lý thuyết về tỷ số lượng giác của góc nhọn

Quảng cáo

1. Kiến thức cần nhớ

\[\sin \alpha = \dfrac{{AB}}{{BC}};\cos \alpha = \dfrac{{AC}}{{BC}};\]

\[\tan \alpha = \dfrac{{AB}}{{AC}};\cot \alpha = \dfrac{{AC}}{{AB}}\].

Tính chất 1:

+ Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Tức là: Cho hai góc \[\alpha ,\beta \] có \[\alpha + \beta = {90^0}\]

Khi đó:

\[\sin \alpha = \cos \beta ;\cos \alpha = \sin \beta ;\] \[\tan \alpha = \cot \beta ;\cot \alpha = \tan \beta \].

Tính chất 2:

+ Nếu hai góc nhọn \[\alpha \] và \[\beta \] có \[\sin \alpha = \sin \beta \] hoặc \[\cos \alpha = \cos \beta \] thì \[\alpha = \beta \]

Tính chất 3:

+ Nếu \[\alpha \] là một góc nhọn bất kỳ thì

\[0 < \sin \alpha < 1;0 < \cos \alpha < 1,\] \[\tan \alpha > 0;\cot \alpha > 0\]

\[{\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1;\] \[\tan \alpha .\cot \alpha = 1\]

$\tan \alpha = \dfrac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }};\cot \alpha = \dfrac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }};$

$1 + {\tan ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }};1 + {\cot ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}\alpha }}$

Bảng tỉ số lượng giác các góc đặc biệt

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính tỉ số lượng giác của góc nhọn, tính cạnh, tính góc

Phương pháp:

Sử dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn, định lý Py-ta-go, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán các yếu tố cần thiết.

Dạng 2: So sánh các tỉ số lượng giác giữa các góc

Phương pháp:

Bước 1:Đưa các tỉ số lượng giác về cùng loại [sử dụng tính chất "Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia"]

Bước 2:Với góc nhọn \[\alpha ,\,\beta \] ta có: $\sin \alpha < \sin \beta \Leftrightarrow \alpha < \beta ;$$\cos \alpha < \cos \beta \Leftrightarrow \alpha > \beta ;$

$\tan \alpha < \tan \beta \Leftrightarrow \alpha < \beta ;$$\cot \alpha < \cot \beta \Leftrightarrow \alpha > \beta $.

Dạng 3: Rút gọn, tính giá trị biểu thức lượng giác

Phương pháp:

Ta thường sử dụng các kiến thức

+ Nếu \[\alpha \] là một góc nhọn bất kỳ thì

\[0 < \sin \alpha < 1;0 < \cos \alpha < 1\], \[\tan \alpha > 0;\cot \alpha > 0\] , \[{\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1;\tan \alpha .\cot \alpha = 1\]

$\tan \alpha = \dfrac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }};\cot \alpha = \dfrac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }};$

$1 + {\tan ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }};1 + {\cot ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}\alpha }}$

+ Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Bài tiếp theo

  • Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 71 SGK Toán 9 Tập 1

    Giải Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 71 SGK Toán 9 Tập 1. Xét tam giác ABC vuông tại A

  • Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 73 SGK Toán 9 Tập 1

    Cho tam giác ABC vuông tại A có

  • Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1

    Giải Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1. Hãy nêu cách dựng góc nhọn

  • Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1

    Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1. Cho hình 19, hãy cho biết tổng số đo...

  • Bài 10 trang 76 SGK Toán 9 tập 1

    Vẽ một tam giác vuông...

  • Lý thuyết góc nội tiếp
  • Lý thuyết tứ giác nội tiếp
  • Lý thuyết góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
  • Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b [a 0]
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề