Theo luật du lịch 2017, hướng dẫn viên du lịch đổi thẻ khi nào?

Quy định mới về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017

Cập nhật: Thứ năm, 09/11/2017 17:15:52

Lượt xem: 109.297

4 quy định sửa đổi mới nhất trong Luật Du lịch 2017 Hướng dẫn viên du lịch cần biết

Điều kiện cấp thẻ và hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Xin cho hỏi, điều kiện để hành nghề hướng dẫn viên du lịch. Tiêu chuẩn và hồ sơ để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch gồm những gì?

Nội dung này được Luật sư Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá tư vấn như sau:

  • Những điều nào cần làm đối với hướng dẫn viên du lịch để thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch?
  • /
  • Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa từ năm 2018
  • /
  • Từ năm 2018, hồ sơ xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế gồm những gì?
  • /hoi-dap/2B46B-hd-nhung-dieu-nao-can-lam-doi-voi-huong-dan-vien-du-lich-de-thuc-hien-bo-quy-tac-ung-xu-van-minh-du-lich.html

Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài. Thẻ hướng dẫn viên gồm thẻ hướng dẫn viên nội địa, thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Thẻ hướng dẫn viên có thời hạn ba năm và có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Theo Điều 72 Luật Du lịch số 44/2005/QH11, điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên: 1. Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. 2. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa: a] Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b] Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; c] Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp. 3. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế: a] Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b] Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; c] Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; d] Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Tại Điều 74 Luật Du lịch số 44/2005/QH11 về việc cấp thẻ hướng dẫn viên 1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên bao gồm: a] Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên; b] Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân x•, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác; c] Bản sao các giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 73 của Luật này đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa và theo điểm c và điểm d khoản 3 Điều 73 của Luật này đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế; d] Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá ba tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ; đ] Hai ảnh chân dung 4cm x 6cm chụp trong thời gian không quá ba tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. 2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp thẻ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, cấp thẻ hướng dẫn viên cho người đề nghị; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người đề nghị bằng văn bản, nêu rõ lý do. 3. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh tổ chức cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa theo mẫu do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định.

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO

Nguồn:

Theo ViệtBáo

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.

Chia sẻ

Luật Du lịch 2017 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Luật Du lịch gồm 9 Chương 78 Điều, trong đó hướng dẫn viên du lịch là một nội dung quan trọng.

Luật Du lịch 2017 đã dành 1 Chương gồm 9 Điều để quy định về hướng dẫn viên. Các quy định này đã tiếp thu tinh thần của Luật Du lịch 2005, đồng thời bổ sung một số nội dung mới nhằm tạo điều kiện cho hướng dẫn viên hành nghề cũng như bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và các đối tượng liên quan.

Theo quy định của Luật Du lịch tại Khoản 3 Điều 58 có quy định về điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

“a] Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b] Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

c] Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.”

- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành [a]

- Thuộc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch [b]

- Hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch [c]

-Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành [d]

- Có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch [e]

Ngoài việc có thẻ HDV là bắt buộc *, anh/chị phải thỏa mãn thêm 1 trong nhóm các điều kiện sau:

[Nếu HDV đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành mà sắp xếp thời gian rảnh rỗi đi cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác thì cần thêm hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp đó.]

Ngoài ra, khi đi hướng dẫn đoàn, ngoài thỏa mãn các điều kiện trên, anh/chị phải có nghĩa vụ thực hiện theo Khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch như sau:

a] Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b] Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

c] Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;

d] Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

đ] Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

e] Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

g] Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;

h] Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

* Thẻ HDV còn thời hạn sử dụng và đi đúng ngành nghề [ngôn ngữ đăng ký hành nghề] theo quy định. [Ví dụ, anh đăng ký hành nghề ngôn ngữ: English – tiếng Anh thì anh/chị được hướng dẫn đối với khách du lịch sử dụng được tiếng Anh. Nếu anh/chị biết thêm tiếng khác [ví dụ tiếng Pháp] mà chưa làm thủ tục đổi thẻ [để đăng ký thêm ngôn ngữ hành nghề] thì không được sử dụng tiếng Pháp để hành nghề.

Theo Điểm c Khoản 6 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP “Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định” thì mức xử lý vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Theo Công văn số 1615/TCDL-LH ngày 01/12/2017 của Tổng cục Du lịch về hợp đồng quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch như sau:

“ Hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, Điều 9 và Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2017, đối với tất cả các hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc có thời hạn từ một tháng trở lên, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội; người sử dụng lao động phải lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Hợp đồng hướng dẫn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp hướng dẫn viên không phải là nhân viên hợp đồng với công ty mà là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành khác. Đối với trường hợp hướng dẫn viên là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành thì phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp./.”

Theo Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP – Vi phạm quy định về hướng dẫn viên cụ thể như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;

b] Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;

b] Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;

b] Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;

c] Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;

d] Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b] Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;

c] Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

d] Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

đ] Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;

e] Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b] Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;

c] Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;

b] Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.

8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.

9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;

c] Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;

b] Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

Nghĩa vụ của hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn du lịch

13/02/2018 | 09:53

Nghĩa vụ của hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn du lịch là một trong những nội dung vừa được Tổng cục Du lịch hướng dẫn triển khai Luật Du lịch 2017.

Tổng cục Du lịch vừa ban hành công văn số 120/TCDL-LH gửi các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hướng dẫn triển khai Luật Du lịch 2017 trong lĩnh vực lữ hành và hướng dẫn du lịch.

Theo đó, Tổng cục Du lịch cho biết, cơ quan này nhận được Công văn số 69/SDL-VP ngày 24/01/2018 Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đề nghị hỗ trợ hướng dẫn cụ thể việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Luật Du lịch 2017. Những vấn đề đề nghị Tổng cục Du lịch trả lời của Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh liên quan đến ý kiến của nhiều địa phương đề nghị giải đáp. Vì vậy, Tổng cục Du lịch hướng dẫn cụ thể như sau:

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên

Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, để được hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa, người hành nghề hướng dẫn phải có đồng thời 3 điều kiện sau: 1. Có thẻ hướng dẫn viên du lịch; Có hợp đồng lao động lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch. Trong trường hợp không có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn, hướng dẫn viên phải là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật Du lịch, việc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp là quyền của hướng dẫn viên, hướng dẫn viên có quyền lựa chọn là thành viên của doanh nghiệp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp; hướng dẫn viên là nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng có quyền lựa chọn tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.

Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch, cụ thể như sau:

Đối với hướng dẫn viên là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành [thể hiện qua hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng] - đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho đoàn khách du lịch của doanh nghiệp này, hướng dẫn viên phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đáp ứng điểm c khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch.

Đối với hướng dẫn viên là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch [thể hiện qua văn bản xác nhận của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; hợp đồng lao động xác định thời hạn hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch] - đáp ứng yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho đoàn khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác, phải có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp đó. Hợp đồng hướng dẫn cũng là một loại hợp đồng nhưng là hợp đồng theo từng vụ việc, tuy nhiên, nội dung của hợp đồng hướng dẫn khác với nội dung của hợp đồng lao động quy đinh tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch ở nội dung công việc thực hiện thời gian thực hiện và các nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp ký hợp đồng hướng dẫn.

Các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng lao động như trách nhiệm đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm y tế và Luật việc làm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017, để được hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại điểm, người hành nghề hướng dẫn phải có đồng thời 2 loại giấy tờ sau: 1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch; 2. Có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Nghĩa vụ của hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn du lịch

Theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch 2017, khi hành nghề hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên phải mang theo các giấy tờ sau: 1.Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch; 2. Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Như vậy, đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 58 và quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch 2017, qụy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 phục vụ công tác hậu kiểm, hướng dẫn viên không phải mang các giấy tờ chứng minh điều kiện hành nghề quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017.

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Du lịch, giấy tờ chứng minh điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch là các văn bằng và chứng chỉ trong trường hợp người đề nghị không học chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Như vậy, Luật Du lịch quy định việc thẩm định hồ sơ phải dựa vào văn bằng mà người đề nghị cấp thẻ nộp hồ sơ, không thẩm định bảng điểm của người nộp.

Quy định về tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động của Hội hướng dẫn viên du lịch Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Nghị định số 33/2012/ND-CP ngày 13 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Điều 7 Luật Du lịch 2017. Tổng cục Du lịch sẽ tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam để thu hút lực lượng hướng dẫn viên du lịch tham gia tổ chức Hội, góp phần thúc đẩy Du lịch phát triển.

Cấp giấy phép thành lập dại diện cho doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam

Thực hiện quy định của Điều 44 Luật Du lịch, việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2016/TT- BCT ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công thương quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP. Cụ thể: áp dụng các quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Hồ sơ cấp/điều chỉnh/cấp lại/gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Các trường hợp/Trình tự, thủ tục cấp/điều chỉnh/cấp lại/gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Các trường hợp không cấp Giấy thành lập Văn phòng đại diện; Gửi và lưu trữ Giấy phép; Công bố thông tin Văn phòng đại diện; Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện; Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện./.

Thảo Linh

Luật Sư 247

Liên hệ Luật Sư

  • Trang chủ
  • Tư vấn luật
  • Luật khác

Điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Thời điểm dịch bệnh không chỉ khiến việc thực hiện các thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… trở nên khó khăn; mà chính doanh nghiệp cũng khó khăn trong công việc kinh doanh. Gần đây, ngành du lịch đã có những hướng đi mới giúp ngành này phát triển trở lại. Trong đó, đối tượng hưởng lợi ngoài doanh nghiệp, còn có các hướng dẫn viên. Trong tương lai, có thể ngành hướng dẫn viên du lịch sẽ hot trở lại. Pháp luật cũng quy định những điều kiện để trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Vậy điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là sinh viên ngành du lịch mới ra trường. Quê tôi chuyên về mảng du lịch; tôi có nhu cầu về quê xin việc. Do đó, tôi dự định sẽ làm một hướng dẫn viên du lịch. Vậy làm thế nào để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Video liên quan

Chủ Đề