Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) - ngắn nhất

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [Tiếp theo]

Soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] [Chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

a. Đặc trưng của PCNNSH thể hiện trong đoạn trích:

- Tính cụ thể: thời gian: đêm khuya, không gian: rừng núi, người viết: Th [phân thân để tự đối thoại với mình].

- Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, sử dụng các kiểu câu nghi vấn và cảm thán ["Nghĩ gì đấy Th.Ơi?", "Đáng trách quá Th. Ơi!"] và các từ ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt ["nghĩ gì mà", "biết bao là", "có nghe…"].

- Tính cá thể: những từ ngữ mềm mại, giản dị cùng các kiểu câu phong phú, trau chuốt cho thấy người viết có tâm hồn tinh tế và nội tâm phong phú, giàu cảm xúc.

b. Việc ghi nhật ký giúp rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, biểu đạt suy nghĩ tình cảm và bồi đắp tình cảm, cảm nhận cho người viết.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Tính cụ thể:

+ Về con người trong hội thoại: "mình" – "ta"[câu 1], "cô yếm thắm" – "anh"[câu 2].

+ Về hoàn cảnh đối thoại: hoàn cảnh từ biệt [câu 1], hoàn cảnh lao động [câu 2].

- Tính cảm xúc:

+ Giọng điệu thân mật, yêu thương và từ ngữ biểu lộ cảm xúc nhớ nhung của đôi lứa [câu 1].

+ Giọng điệu mời gọi, thân mật và từ ngữ biểu lộ sự tình tứ, yêu mến [câu 2].

- Tính cá thể: do ca dao là sáng tác của tập thể nên tính cá thể không rõ rệt như trong đối thoại thông thường. Tuy vậy, qua từ ngữ, vẫn có thể nhận ra đặc điểm riêng của người nói trong bài ca dao:

+ Câu 1: lời thoại của một người giàu tình cảm trong tình yêu đôi lứa.

+ Câu 2: lời thoại của một chàng trai lao động yêu đời, táo bạo và tràn đầy tình cảm.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Đoạn đối thoại của Đăm Săn và dân làng đã được gọt giũa, sắp xếp theo kiểu có đối chọi ["tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục…"]; có điệp từ điệp ngữ ["ai chăn ngựa hãy đi… ai giữ voi hãy đi… ai giữ trâu hãy đi…"]; có nhịp điệu => nhằm dễ thuộc, dễ nhớ, dễ diễn xướng trong sinh hoạt cộng đồng [đoạn trích nằm trong sử thi Đăm Săn của cộng đồng người Ê đê].

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu ngắn

  • Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du siêu ngắn

  • Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ siêu ngắn

  • Soạn Tóm tắt văn bản tự sự [dựa theo nhân vật chính] siêu ngắn

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3 [bài làm ở nhà] siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Bài soạn siêu ngắn: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] - Ngữ văn lớp 10

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [Tiếp theo]

  • Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] [chi tiết]
  • Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] [siêu ngắn]

Câu 1 [trang 127 sgk Văn 10 Tập 1]

a.

- Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể:

+ Có hoàn cảnh cụ thể của lời nói: trong đêm tĩnh mịch, trong phòng ngủ

+ Có người nói, mục đích nói [Nhân vật Th. Tự nhủ với mình].

- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc: những câu cảm thán, câu hỏi tu từ thể hiện cảm xúc của người viết: nghĩ gì đấy Th. Ơi?, đáng trách quá Th. ơi!

- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể: ngôn ngữ đậm chất chiến sĩ trẻ tuổi đang chiến đấu trong chiến tranh

b. Ghi nhật kí giúp người viết tăng khả năng diễn đạt và rèn luyện cách sử dụng từ.

Câu 2 [trang 127 sgk Văn 10 Tập 1]

* Câu ca dao thứ nhất

-Tính cụ thể:

+ Hoàn cảnh nói cụ thể: trong lúc chia li

+ có người nói và người nghe: chàng trai và cô gái

-Tính cảm xúc: Cảm xúc bịn rịn lưu luyến khi phải chia xa

-Tính cá thể: Lời nói chân tình, sâu sắc của chàng trai

* Câu ca dao thứ hai:

-Tính cụ thể:

+ Hoàn cảnh nói: buổi lao động

+ Người nói và người nghe: chàng trai và cô gái

-Tính cảm xúc: Lời tỏ tình cũng có thể là lời đùa cợt

-Tính cá thể: Lời của một chàng trai lao động vui đùa, tế nhị.

Câu 3 [trang 127 sgk Văn 10 Tập 1]

Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:

+ Đoạn văn sử dụng những lời nói hoa mĩ, ví von nhiều, các từ thừa so với lời nói hàng ngày: ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ,…

+ Cách nói nhịp điệu: Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục,….

→ Giúp duy trì nhịp điệu cho câu chuyện, giúp câu chuyện mang đậm tính sử thi.

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - tiếp theo [siêu ngắn]

Luyện tập

Câu 1 [trang 127 sgk Văn 10 Tập 1]:

a. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện qua các từ ngữ, kiểu câu, cách diễn đạt như sau:

-Tính cụ thể: đối thoại trong thời gian, không gian đều rõ ràng.

-Tính cảm xúc: ngôn ngữ giản dị [ đấy- ơi], giọng điệu gần gũi, có kết hợp sử dụng các kiểu câu nghi vấn, cảm thán.

-Tính cá thể: qua cách sử dụng ngôn ngữ thì cho thấy cá tính của chủ thể nói là người có đời sống nội tâm phong phú, sống giàu tình cảm.

b. Những lợi ích cho sự phát triển của ngôn ngữ khi ghi nhật kí như sau:

+ Tạo thói quen và hình thành tư duy ngôn ngữ. Khi viết nhật ký sẽ giúp rèn luyện cách trình bày, cách diễn đạt sao cho logic, co đọng nhất

+ Mở rộng vốn từ ngữ, trau dồi khả năng dùng từ, tạo sự phong phú trong câu và diễn đạt, không bị gò ép bởi một quy chuẩn nhất định.

+ Là cơ sở để tạo nguồn cảm hứng, tăng tính sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển về ngôn từ của mỗi cá nhân

Câu 2 [trang 127 sgk Văn 10 Tập 1]:

- Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

- Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,

Lại đây đập đất, trồng cà với anh.

  • Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gồm:

+ Cách xưng hô: mình-ta, cô- anh => cách xưng hô quen thuộc được sử dụng trong cuộc sống thường ngày

+Ngôn ngữ như lời đối thoại giữa hai cá nhân:.. có nhớ chăng/ hỡi cô

+ Có sự xuất hiện của những lời nói mang đặc trưng của những lời nói thường sử dụng hàng ngày như: mình về/ ta về/ lại đây/ với anh.

Câu 3 [trang 127 sgk Văn 10 Tập 1]:

- Điểm khác nhau: Đoạn đối thoại của nhân vật Đăm Săn với dân làng giống như một đoạn hội thoại thông thường trong đời sốn g hàng ngày dưới hình thức có lời đối- câu đáp, có người nói- người nghe, các lượt lời cứ luân phiên nhau tiếp diễn và dường như đã có sự sắp xếp nhất định.

- Có sự khác nhau này là do đặc trưng cơ bản đã được quy định của mỗi loại văn bản. Vì đây là thể loại sử thi chỉ mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nên nó không thể mang toàn bộ đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được sử dụng hàng ngày mà bắt buộc phải có những điểm khác biệt.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh được củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ngoài ra, còn được bổ trợ các kiến thức nâng cao nhằm phục vụ việc sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt được linh hoạt và hiệu quả hơn.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo]

Xuất bản ngày 09/09/2020 - Tác giả: Tâm Phương

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo], trả lời câu hỏi bài tập trang 125 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1.

Mục lục nội dung

  • 1. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo] ngắn
  • 2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo]
  • 3. Kiến thức cơ bản

Mục lục bài viết

Tài liệu hướng dẫn soạn bàiPhong cách ngôn ngữ sinh hoạt [tiếp theo]giúp học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thông qua những câu hỏi, bài tập vận dụng phần Luyện tập [SGK trang 127].

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.

Cùng tham khảo ngay nhé !

Video liên quan

Chủ Đề