Cách nào de lam thung lổ gáo dừa kho năm 2024

Trong những vật liệu lọc nước đang được sử dụng phổ biến hiện nay, than hoạt tính được đánh giá là có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến. Loại than này được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, gáo dừa là vật liệu được ưa chuộng nhất vì độ ổn định cao, hiệu quả vượt trội. Vậy, quá trình này diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi!

1. Vì sao than hoạt tính gáo dừa được ưa chuộng?

Than hoạt tính gáo dừa có khả năng hấp phụ vượt trội và độ cứng cực kỳ ổn định. Vì vậy, khi sử dụng trong các hệ thống lọc nước sẽ rất ít bị hao mòn. Do đó, có thể sử dụng lâu dài mà không bị suy giảm về khối lượng và không cần bổ sung thường xuyên.

Giá than hoạt tính gáo dừa rất bình dân. Thấp hơn rất nhiều so với các loại than hoạt tính nhập khẩu. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm lại vô cùng tốt. Do đó, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.

Than hoạt tính từ gáo dừa có cấu trúc mao mạch rỗng nhiều và nhỏ hơn so với các loại than hoạt tính từ vật liệu khác. Vì vậy, diện tích tiếp xúc của lớn và khả năng lọc hiệu quả hơn rất nhiều.

Than có độ ổn định cao, ít khi bị vỡ, không tạo bụi nhiều so với một số loại than hoạt tính khác.

2. Phương pháp sản xuất than hoạt tính từ gáo dừa hiện nay

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất than hoạt tính từ gáo dừa

Lấy đi phần cùi và nước bên trong trái dừa. Sau đó, đem phơi khô sẽ thu được vỏ dừa và gáo dừa. Lưu ý, nên chọn những trái dừa già để gáo dừa có độ cứng cao. Từ đó, giảm tình trạng vỡ than thành phẩm. Phần vỏ dừa và gáo dừa sẽ được thu gom lại với khối lượng lớn để đưa vào quy trình sản xuất.

2.2. Quy trình sản xuất than hoạt tính từ gáo dừa

2.2.1. Cho gáo dừa vào hầm nung

Đưa vỏ gáo dừa vào lò nung để thu than gáo dừa. Nguyên liệu này sẽ được nung ở nhiệt độ cao, lên tới 1200 độ C trong điều kiện thiếu khí oxi. Vì vậy, quá trình cháy thường diễn ra không hoàn toàn. Sau quá trình này sẽ thu được than hoạt tính có các mảnh không đều nhau. Chúng có thể sử dụng để làm nguyên liệu nấu thức ăn hoặc nướng thực phẩm. Tuy nhiên, loại than này chưa có khả năng lọc nước, lọc không khí vì chưa được hoạt tính hoá.

2.2.2. Phân loại than hoạt tính gáo dừa và xay than

Sau khi thu than gáo dừa từ quá trình hầm nung. Người ta sẽ phân loại những mảnh than này thành các dạng khác nhau, phụ thuộc vào hình dáng và kích thước. Tiếp đến, cho than hoạt tính gáo dừa vào máy nghiền để xay nhỏ và chế biến thành than với kích cỡ khác nhau như 3x6 hoặc 4x8 mesh. Sản phẩm phụ của quá trình xay than hoạt tính bao gồm: Than hoạt tính dạng bột, than hoạt tính dạng hạt kích thước từ 6x12, 8x20.

2.2.3. Hoạt tính hóa than gáo dừa

Người ta đưa than đã được phân loại vào các lò quay có kích thước khổng lồ để hoạt hóa bằng hơi nước. Nhiệt độ trong lò cần duy trì ở mức từ 800 - 950 độ C. Trong quá trình này, carbon trong than gáo dừa sẽ phản ứng với hơi nước và một số chất hoá học khác. Từ đó, tạo ra các lỗ rỗng bên trong hạt than. Sản phẩm cuối dùng thu được chính là than hoạt tính từ gáo dừa.

Lưu ý: Thời gian hoạt hoá và nhiệt độ có thể tạo ra loại than hoạt tính có các đặc tính khác nhau. Theo đó, thời gian hoạt động càng lâu trong nền nhiệt độ thấp thì các lỗ trên than sẽ càng bé. Vì vậy, khả năng hấp phụ cao.

Nếu thời gian hoạt hoá ngắn và trên nền nhiệt độ cao thì lỗ than sẽ có kích thước trung bình. Sản phẩm có khả năng hấp phụ màu trong dung dịch, khử màu trong chất lỏng.

Trên đây là quy trình sản xuất than hoạt tính từ gáo dừa. Sản phẩm đang được phân phối tại công ty cổ phần công nghệ môi trường Toàn Á JSC. Cam kết chất lượng cực tốt, giá cạnh tranh. Nếu bạn có nhu cầu mua, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Để cho quá trình sản xuất cho ra kết quả than tốt nhất thì việc chọn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất phải được tốt nhất có thể nên chọn những loại gáo dừa có bề ngoài cứng khô, không bị vỡ vụn.

Quá trình chọn lọc xong với số lượng mong muốn ta nên loại bỏ sơ qua 1 lần các loại vật liệu khác bị lẫn trong gáo dừa. Sau khi đã lọc sơ qua 1 lần ta cho lần lượt từng ít một gáo dừa vào trong lò nung (lò nung phải được thiết kế theo lò dạng nung trong điều kiện yếm khí (không có oxy)) với mức nhiệt nung rơi vào khoảng 1000 độ đến 1200 độ C.

Với các loại than nung qua quá trình này tồn tại ở dạng tiền hoạt tính với hình dạng vảy, mảnh, được dùng làm vật liệu lọc nước sinh hoạt hay lọc nước thải.

Để giúp than hoạt tính có được cấu trúc xốp và trọng lượng nhẹ hơn nâng cao khả năng hấp thụ và thấm hút thì sau khi trải qua quá trình nung tại lò thì sẽ được trải qua tiếp quá trình hoạt hóa bằng hơi nước với mức nhiệt từ 800 -900 độ C.

Trong quá trình hoạt hóa thì than sẽ tiếp tục bị thiêu đốt và tạo ra các lỗ hổng có kích thước (A0 ) rất nhỏ trong than, thời gian hoạt hóa than hoạt tính khác nhau thì cho ra các loại than có cấu trúc lỗ hổng khác nhau. ( than hoạt hóa chậm sẽ cho ra loại than có kích thước lỗ hổng rơi vào từ 0.1 – 15 A0 và than hoạt tính trải qua quá trình hoạt hóa dài sẽ cho ra loại có lỗ hổng từ 15 – vài trăm A0 )

Ứng dụng than hoạt tính có kích thước lỗ hổng khác nhau

Tùy vào nhu cầu sử dụng trong quá sản xuất than thì điều chỉnh thời gian khác nhau:

Với nhu cầu dùng than để hấp phụ khí đốt hay sử dụng để hấp phụ các khí độc hại, hơi dung môi và hóa chất thì nên kéo dài thời gian hoạt hóa than để đáp ứng nhu cầu. Ngược lại nếu nước lọc có nhiễm màu thì nên dùng các loại than có quá trình hoạt hóa nhanh.