Cách hạch toán nộp trả ngân sách nhà nước imas2023 năm 2024

Nộp khôi phục dự toán là việc đơn vị sử dụng ngân sách nộp trả kinh phí đã rút tạm ứng vào ngân sách nhà nước và số kinh phí này được tiếp tục sử dụng (trả lại kho bạc và được phục hồi lại).

Nghiệp vụ khôi phục dự toán thường xảy ra với các tình huống như sau:

  • Số đã tạm ứng cấp sai nội dung, kho bạc yêu cầu nộp lại, số kinh phí này được tiếp tục rút cho lần sau.
  • Số đã rút tạm ứng nhưng đến thời hạn không đủ hồ sơ chứng từ để làm thủ tục thanh toán tạm ứng phải nộp lại kho bạc, số kinh phí này được tiếp tục rút cho lần sau.

Khi phát sinh các nghiệp vụ khôi phục dự toán, kế toán làm Phiếu chi, hoặc Ủy nhiệm chi kèm theo Giấy nộp trả kinh phí (Mẫu số C2-05/NS) để ra kho bạc giao dịch nộp trả vào NSNN số kinh phí phải nộp lại…

© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Địa chỉ: Số 11, đường Trường Chinh, Phường Phước Trung, TP Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Điện thoại: 0254.3852328 - Fax: 0254.3850162 Email: [email protected]

1. Vào nghiệp vụ Tiền mặt\Lập phiếu chi\Phiếu chi nộp tiền vào NH, KB hoặc vào nghiệp vụ Tiền gửi\Chi tiền\Chi tiền gửi hoặc vào Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác\Chứng từ nghiệp vụ khác.

Ví dụ chọn Nộp phục hồi bằng Tiền mặt.

2. Khai báo thông tin về Phiếu chi.

– Nhập thông tin chung: Người nhận, Địa chỉ, Lý do chi.

– Nhập thông tin chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.

– Tại tab Hạch toán:

  • Nhập chi tiết chứng từ: TK Nợ, Số tiền khôi phục, Nguồn, Chương, Khoản, Tiểu mục.
  • Nếu khôi phục tài khoản đã rút thực chi: chọn cột nghiệp vụ là Nộp phục hồi – Thực chi.

– Tại tab Thống kê: chọn Hoạt động tương ứng.

– Nhấn Cập nhật hạch toán đồng thời, hệ thống tự động hạch toán TK Có – Số tiền âm tương ứng với nghiệp vụ đã chọn.

Nộp trả dự toán là việc đơn vị sử dụng ngân sách nộp trả kinh phí đã rút (rút tạm ứng hoặc rút thực chi) vào ngân sách nhà nước và số kinh phí này không được tiếp tục sử dụng (trả lại kho bạc và không được hồi lại số dự toán còn lại ở kho bạc).

Nghiệp vụ nộp trả dự toán có 2 trường hợp:

1. Nộp trả số rút tạm ứng, thực chi do cuối năm chi chưa hết phải nộp lại 2. Nộp trả sau khi có kết luận của thanh tra, kiểm toán nhà nước​

1. Nộp trả số đã rút (tạm ứng, thực chi) do cuối năm chi chưa hết phải nộp lại Xem hướng dẫn chi tiết Tại đây

2. Nộp trả sau khi có kết luận của thanh tra, kiểm toán nhà nước

2.1: Trường hợp đơn vị thu hồi nộp trả các khoản chi từ nguồn dự toán được giao trong năm.

Trong năm, đơn vị nhận kết luận của kiểm toán nhà nước yêu cầu thu hồi, nộp trả NSNN khoản tiền mà đơn vị đã chi từ nguồn dự toán được giao trong năm . Đơn vị xuất quỹ tiền mặt, tiền gửi nộp trả NSNN khoản tiền này do chi không đúng...

Bước 1. Ghi giảm chi phí:

Vào nghiệp vụ\ chứng từ NVK hạch toán: Nợ 1388/Có 6111 (chọn đối tượng là đối tượng thu hồi)

Nghiệp vụ để giảm chi thực chi hoặc giảm chi tạm ứng

Bước 2. Hạch toán số phải nộp trả NSNN:

Vào Nghiệp vụ\ Chứng từ NVK : Nợ 5111/Có 3338 (chọn đối tượng là KBNN). Nghiệp vụ nộp trả thực chi hoặc nộp trả tạm ứng

Tại dòng hạc toán Đồng thời hạch toán: Có 008211 (Tạm ứng) hoặc 008212 (Thực chi): Số tiền ghi âm. Nghiệp vụ nộp trả thực chi hoặc nộp trả tạm ứng

Bước 3. Khi thu được khoản tiền đã chi: Vào Nghiệp vụ\ Tiền mặt \ Phiếu thu hạch toán: Nợ 111, 112/Có 1388 (chọn đối tượng là đối tượng thu hồi)

Bước 4. Đem tiền mặt nộp trả lại NSNN: Vào Nghiệp vụ\ Tiền măt\ Phiếu chi hạch toán: Nợ 3338/Có 111,112 (chọn đối tượng là KBNN)

Bước 5. Cuối năm hủy dự toán đối với khoản nộp trả: Vào Nghiệp vụ\ Kho bạc\ Hủy dự toán: Nợ 00821 : Ghi âm số tiền​

2.2: Trường hợp phát sinh các khoản đã chi hoạt động các năm trước đã được duyệt quyết toán nhưng bị cơ quan thanh tra, kiểm toán xuất toán phải nộp trả NSNN:

Bước 1. Vào phân hệ Tổng hợp\ Chứng từ NVK: Nợ TK1388 / Có TK3338 (chọn đối tượng là đối tượng thu hồi)

Bước 2. Khi thu hồi được tiền, vào phân hệ Tiền mặt hoặc tiền gửi \ Thu tiền: Nợ TK111,112/ Có TK1388 (chọn đối tượng là đối tượng thu hồi)

Bước 3. Khi nộp NSNN, vào phân hệ Tiền mặt hoặc tiền gửi \ Chi tiền: Nợ TK3338/ Có TK111,112.​

(*) Lưu ý: TK 1388 chi tiết theo đối tượng, nên với các chứng từ hạch toán liên quan tới 1388 cần chọn đối tượng bên tab thống kê mới ghi sổ được chứng từ. Với các chứng từ hạch toán Nợ 1388 bên chứng từ NVK cần chọn đúng đối tượng Nợ.