Các trò chơi với chai nhựa

GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé
Đề tài: Bé chơi với chai nhựa
Lứa tuổi: 24 – 36 tháng
Số lượng: 10 – 12 trẻ
Thời gian: 15 – 20 phút
Ngày soạn: 25/10/2015
Người dạy: Bùi Thị Mai
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi và 1 số đặc điểm, công dụng của chai nhựa
- Biết thực hiện 1 số thao tác của đôi tay: nắm, bóp, gõ, xoáy mở
2. Kỹ năng
- Nhận biết được màu xanh của nắp chai
- Phát triển kỹ năng nghe và nói
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong, giữ gìn vệ sinh đồ chơi
- Tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn
- Đoàn kết chơi với các bạn
II. Chuẩn bị
- Sân chơi bằng phẳng, đảm bảo an toàn
- 10 – 12 vỏ chai nhựa, 1 rổ to, nhạc 1 số bài hát “Đu quay”, nhạc sôi động
III. Tiến hành
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Bổ sung

* Gây hứng thú
- Cô đi vào lớp trên nền nhạc trên tay cầm 1 rổ chai nhựa và
trò chuyện dẫn vào hoạt động

- Xúm lại gần cô

* Bé biết gì về chai nhựa?
+ Cô có cái gì đây?

- Trả lời

- Cô cho trẻ nói “ Cái chai” theo hình thức lớp- nhóm- cá

- Nói

nhân
+ Đây là cái gì của cái chai?

- Nắp chai

- Cô cho trẻ chỉ và nói “nắp chai”

- Nói

+ Nắp chai có màu gì?

- Màu xanh

- Cô cho trẻ nói “nắp chai màu xanh”

- Nói

+ Cái chai dùng để làm gì?

- Trả lời

- Giáo dục: Cái chai có rất nhiều tác dụng, vừa dùng để
đựng nước lại vừa dùng để chơi 1 số trò chơi. Vì vậy nên

- Lắng nghe

giữ gìn cẩn thận, cất gọn sau khi uống hết nước và sau khi
chơi ….
- Phát cho mỗi trẻ 1 chai nhựa

- Nhận đồ dùng

* Bé chơi với chai nhựa
+ Để uống được nước trong chai con sẽ làm gì?

- Trả lời

- Cho trẻ thực hành vặn mở, đóng nắp chai

- Thực hành

- Cô cho trẻ thổi hơi vào trong chai
+ Khi thổi hơi vào trong chai con thấy có tiếng gì?

- Trả lời

- Khi thổi vào trong chai có tiếng “u u” phát ra. Thổi nhẹ thì
tiếng phát ra nhỏ, thổi mạnh tiếng phát ra càng lớn.
- Cô cho trẻ tập vài động tác với chai theo nhạc bài hát “Đu

- Tập cùng cô

quay”
- Cô khen trẻ bằng cách vỗ chai vào lòng bàn tay

- Làm theo

+ Khi cô vỗ chai vào lòng bàn tay có tiếng gì phát ra đấy?

- Bộp bộp

- Cô cho trẻ vỗ tự do vào lòng bàn tay
+ Để tiếng vỗ nhỏ/to thì chúng mình sẽ làm thế nào?

- Thực hành

- Yêu cầu trẻ vỗ tạo ra âm thanh nhỏ/ to
- Cô cùng trẻ vỗ và hát bài “Em búp bê”

- Hát và vỗ

- Cô lăn vỏ chai dưới lòng bàn tay và hỏi trẻ :
+ Cô đang làm gì?

- Trả lời

+ Để lăn vỏ chai xa hơn cô phải làm như thế nào?
- Cho trẻ chơi lăn chai tự do xung quanh lớp, khuyến khích

- Lăn theo ý thích

trẻ nói “lăn chai”. Giáo dục trẻ không giẫm vào vỏ chai,
nếu không sẽ bị ngã. (Kết hợp nhạc không lời)
* Kết thúc
- Cô cùng trẻ lăn chai dần ra ngoài lớp

- Lăn theo cô

Chai nhựa là vật dụng luôn có trong mỗi gia đình, nó cũng là một chất phế liệu khá hữu ích trong cuộc sống của bạn và gia đình. Để giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe bạn hãy áp dụng ngay 5 cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa dưới đây nhé

Xem thêm:

  • TOP 7 đồ chơi sáng tạo góc toán cho trẻ mầm non
  • 4 Cách trang trí góc bé đến lớp mầm non thân thiện
  • Tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh – Vừa hay lại an toàn
  • TOP 3 cách làm thú nhồi bông bằng vải nỉ cực đáng yêu

NỘI DUNG CHÍNH

1. Cách làm đồ chơi mầm non đếm số từ chai nhựa

Thay vì bỏ những chai nhựa không phân hủy được làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường thì có thể sử dụng chúng để làm đồ chơi học đếm cho trẻ mầm non.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Chai nhựa bạn rửa sạch và để ráo nước
  • Những tấm xốp nhiều màu sắc

Các bước thực hiện

  • Bước 1: cắt tấm xốp màu trắng thành những con số từ 0 – 10 cùng kích thước
  • Bước 2: Cắt tấm xốp hình tròn, chọn nhiều màu sắc khác nhau, sao cho vừa với tấm xốp hình số vừa cắt
  • Bước 3: cắt tấm xốp hình chữ nhật sao cho ôm sát được với chai nhựa và vừa với số và khung tròn vừa cắt. Ngoài ra, 2 đầu tấm xốp hình chữ nhật bạn cắt rang cưa cho bắt mắt nhé
  • Bước 4: Cuối cùng dùng keo dán dán tấm xốp hình chữ nhật vào chai nhựa, rồi tiếp đến hình tròn và chữ số.

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Đồ chơi đếm số cho trẻ mầm non tự tạo này vô cùng đơn giản và hấp dẫn đúng không nào. Với những món đồ chơi tự tạo như thế này bé sẽ học chữ số và màu sắc nhanh hơn, hứng thú học tập hơn rất nhiều.

2. Cách làm con heo từ chai nhựa cho trẻ mầm non

Những chú heo là con vật đáng yêu, là con vật quen thuộc được hầu hết các bạn nhỏ biết đến. Do vậy, để vừa tiết kiệm tiền, vừa an toàn cho bé chơi thì các bạn hãy làm ngay con heo từ chai nhựa. Với cách này không chỉ giúp tiết kiệm tiền, thời gian đi mua, mà còn tăng sự sáng tạo của bé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Chai nhựa rửa sạch ráo nước nên dùng chai 2 – 3l thì con heo sẽ mập mập và đáng yêu hơn
  • Sơn màu (sử dụng chai xịt sơn màu tùy theo sở thích)
  • Dao

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Dùng chai sơn màu xịt phun đều lớp sơn lên chai nhựa, cả phần thân và nắp chai
  • Bước 2: Sử dụng cọ vẽ bắt đầu trang trí cho phần mắt, chân, và đuôi heo sao cho bắt mắt
  • Bước 3: khoét một ô hình chữ nhật nhỏ để làm heo bỏ tiền vô

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Vô cùng đơn giản đúng không nào? Với con lợn này bạn sử dụng cho bé chơi, và cũng có thể sử dụng làm con lợn cất tiền cho bé hữu ích.

3. Cách làm đồ chơi cho thú ăn kẹo

Món đồ chơi cho thú ăn kẹo là trò chơi kết hợp phát triển thể chất và trí tuệ cho bé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Chai nhựa 5L đã được rửa sạch và để ráo nước
  • Đôi mắt thú nhồi bông bằng nhựa
  • Sơn màu

Các bước thực hiện

  • Bước 1: cắt hình khuôn miệng to lên chai nhựa như hình bên dưới
  • Sơn lớp sơn màu đỏ quanh chỗ chai nhựa vừa cắt.
  • Bước 2: Tiếp tục sơn lớp sơn màu xanh cạnh lớp sơn màu đỏ
  • Bước 3: Dán đôi mắt lên chai nhựa là hoàn thành

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Với trò chơi này bạn vo giấy thành hình tròn, rồi để trẻ đúng xa một khoảng cách và ném giấy vào chai nhựa sao cho chính xác nhất. Đã có rất nhiều thử nghiệm và trẻ mầm non rất thích. Đồ chơi cho thú ăn kẹo làm từ vỏ chai này có thể thay thế từ vỏ hộp bột ăn dặm cho bé nên rất nhiều nguyên liệu lựa chọn.

4. Cách làm đồ chơi học đếm cho trẻ mầm non

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Nắp chai nhựa đã được làm sạch
  • Bảng gỗ hình chữ nhật
  • Bút
  • Kéo

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Bảng gỗ hình chữ nhật bạn viết những chữ cái lên
  • Bước 2: viết chữ cái tương tự lên nắp chai
  • Bước 3: cắt phần miệng chai nhựa là hoàn thành

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Đây là một trò chơi học đếm thông minh dành cho trẻ mầm non. Bạn dạy trẻ những mặt chữ, rồi bảo trẻ mầm non đặt những mặt chữ trên nắp chai phù hợp với mặt chữ trên miếng gỗ. Trò chơi này sẽ giúp trẻ mầm non nhận diện mặt chữ nhanh.

5. Cách làm đồ chơi con bọ bằng chai nhựa

Trẻ mầm non luôn thích những con vật tự tạo, có nhiều sự sáng tạo và bắt mắt. Con bọ được làm bằng chai nhựa vừa giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian và an toàn cho trẻ mầm non sử dụng. Ngoài ra, cách làm đồ chơi con bọ vô cùng đơn giản chỉ mất vài phút.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Chai nhựa (tùy theo kích thước con bọ mà bạn mong muốn)
  • Bút màu

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cắt phần dưới đáy chai nhựa
  • Bước 2: To màu tùy ý lên đáy chai nhựa
  • Bước 3: Dùng bút màu đen chấm vào phần đáy chai nhựa vừa cắt như hình cho giống hình con bọ
  • Bước 4: vo tròn giấy trắng rồi to màu đen. Tiếp theo tạo dáng mắt và râu cho con bọ rồi dán vào phần đáy chai nhựa.

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Chỉ với 4 bước đơn giản bạn đã nhanh chóng tạo ra một con bọ đồ chơi cho bé vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu rồi.

Hình ảnh gợi ý những món đồ chơi mầm non từ chai nhựa

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Các trò chơi với chai nhựa
Các trò chơi với chai nhựa

Có thể tham khảo thêm từ: https://1chamhotsale.vn/

Hy vọng với cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa ở trên sẽ giúp trẻ em mầm non có thêm nhiều món đồ chơi tự tạo đẹp mắt và sáng tạo nhất.