Các tiêu chí của phong cách sinh viên luật là gì?

29/06/2020

Câu hỏi tuy đơn giản, nhưng bao quát nội dung cần làm rõ trước khi thí sinh quyết định học Luật, gắn bó với một nghề đang trở thành xu hướng lựa chọn của giới trẻ, với nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong thời gian qua.

 TS. Nguyễn Thị Thuận chia sẻ về tâm huyết trong đào tạo ngành Luật tại Lễ Ra mắt Khoa Luật

Những chia sẻ dưới đây của những người “trong cuộc” là những giảng viên, sinh viên Đại học [ĐH] Duy Tân sẽ cho chúng ta các câu trả lời cần thiết, góp phần định hướng, chia sẻ kinh nghiệm cho các “sĩ tử” đang băn khoăn trước ngưỡng cửa chọn học ngành Luật.

“Cử nhân Luật luôn được xã hội trọng dụng...”

Đó chính là mục tiêu hàng đầu mà TS. Nguyễn Thị Thuận - Trưởng khoa Luật ĐH Duy Tân cùng toàn thể đội ngũ giảng viên tại Khoa Luật nhà trường hướng tới ngay từ những ngày đầu thành lập khoa.

“Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, hiện tại, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam sẽ cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên,… và những con số này vẫn tiếp tục tăng trong giai đoạn tới nhằm giải quyết các khúc mắc, tranh chấp,… trong hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người dân. ‘Cầu’ là rất lớn nhưng không có nghĩa chúng ta buông thả việc đào tạo bởi nhu cầu nhân lực ngành Luật tăng lên một phần nào phản ánh các sự vụ tranh chấp, kiện tụng,… trong xã hội diễn ra ngày càng nhiều hơn với mức độ phức tạp khác nhau. Bởi vậy, mỗi giảng viên ngành Luật của ĐH Duy Tân đều rất trăn trở trong việc đào tạo ra những Cử nhân Luật lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội”, TS. Nguyễn Thị Thuận chia sẻ.

Để cung cấp cho xã hội những Cử nhân Luật lành nghề và được xã hội trọng dụng, các trường đại học phải chủ động trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi đồng thời đưa ra các phương pháp đào tạo phù hợp nhằm giúp sinh viên tiếp cận được những kiến thức tiên tiến để việc học đạt hiệu quả cao nhất. Tại ĐH Duy Tân, đội ngũ cán bộ giảng viên thuộc Khoa Luật đủ đảm bảo để đáp ứng công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu với 2 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ và 5 Thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhà trường còn hợp tác với các trường đại học hàng đầu Việt Nam đào tạo ngành Luật như: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM,… để mời các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm đến thỉnh giảng cho sinh viên, khi cần.

Sinh viên học Luật của ĐH Duy Tân cũng được tiếp cận với phương pháp học tập rất tiến bộ. Đó là việc áp dụng phương pháp PBL [Problem - Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án] - một hướng đào tạo tiên tiến được áp dụng ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới vào các ngành Luật học, Luật Kinh tế và Khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Không dừng lại ở đó, nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo, nhiều chuyến giao lưu với các tổ chức dịch vụ pháp luật,… để sinh viên nắm bắt được các công việc thực thụ của một luật sư, làm quen và tạo phản xạ để xử lý tình huống trong các phiên toà giả lập khác nhau giúp sinh viên hiểu rõ nghề Luật ngay từ khi còn học trên giảng đường.

Thực tế chính là 'người thầy' nghiêm khắc nhất                   

“Học Luật sẽ vô cùng nhàm chán nếu bạn chỉ giam mình trong vòng quay của những văn bản luật, những cuốn giáo trình dày cộp với vô vàn các lý thuyết mang tính học thuật. Một người học Luật xuất sắc phải là người hiểu biết về kiến thức pháp luật và phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế các tình huống”, ThS. Nguyễn Văn Phụng - Luật sư và cũng là giảng viên Khoa Luật ĐH Duy Tân chia sẻ.


 “Không học chay” là phương châm hoạt động đối với tất cả các ngành nghề đào tạo của ĐH Duy Tân. Bởi thế, sinh viên học Luật tại trường đã được thừa hưởng thành quả từ quá trình hợp tác doanh nghiệp trong rất nhiều năm qua của ĐH Duy Tân. Riêng đối với ngành Luật, các giảng viên đã kết nối với các cơ quan như Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân dân các cấp, Văn phòng Công chứng, Công ty Tư vấn Luật... để sinh viên đi kiến tập, học việc ngay từ năm 2, năm 3. Tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội quan sát, tiếp cận các hồ sơ, tình huống thực tế để rèn nghề. Tinh thần làm việc và kiến thức chuyên môn sẽ được tích lũy rất tốt qua những buổi học thực tế như vậy.

Theo TS. Nguyễn Thị Thuận, Khoa Luật sẽ thành lập Trung tâm Tư vấn hỗ trợ pháp lý nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong việc tư vấn các vấn đề pháp lý, đồng thời tạo môi trường cho sinh viên cọ sát thực tế. Đặc biệt theo đề nghị của Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng, ĐH Duy Tân sẽ tạo điều kiện để có thể đưa những phiên tòa thật sự tới xét xử trực tiếp tại hệ thống phòng hội nghị của trường trong thời gian sớm nhất có thể. Việc dự khán tại các phiên tòa thật sự sẽ rất có ích đối với việc định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.

Học Luật vì đam mê

Là một trong những sinh viên có thành tích học tập xếp loại xuất sắc, Huỳnh Bá Tân - sinh viên ngành Luật Kinh tế, ĐH Duy Tân cho biết em lựa chọn ngành Luật là bởi đã yêu thích nó từ khi con nhỏ.

“Lúc xem mấy bộ phim có cảnh xét xử, thấy các vị Luật sư đọc rành mạch từng mục từng khoản, em chợt nghĩ những người học Luật phải có bộ óc siêu phàm và phải là ‘con mọt sách’ mới có thể nhớ hết các điều luật. Và khi tham gia vào những bài học đầu tiên tại ĐH Duy Tân, em đã hiểu không phải cứ học thuộc lòng nghĩa là có thể áp dụng làm nghề. Học Luật là phải tư duy, phải hiểu và phân tích được vấn đề, có như vậy việc áp dụng luật mới đạt hiệu quả”, Bá Tân cho biết.

Sinh viên Huỳnh Bá Tân [áo trắng] say mê với mỗi buổi học trên giảng đường

Hiện tại, Bá Tân đang là thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật gia trẻ tại Khoa Luật, ĐH Duy Tân. Từ kiến thức thu nhận trên giảng đường và kinh nghiệm trau đồi trong quá trình kiến tập tại các các cơ quan, Bá Tân đã được một Văn phòng Công chứng nhận làm việc trả lương khi mới còn là sinh viên năm 2.

“Câu lạc bộ Luật gia trẻ có thể nói là một trong những hoạt động ngoại khóa rất hữu ích đối với sinh viên Luật chúng em. Không chỉ là nơi giúp sinh viên có thể giao lưu và học hỏi các kiến thức học thuật mà Câu lạc bộ còn rất tích cực tổ chức các ‘Phiên tòa giả định’ để chúng em có thể hình dung một cách rõ nét nhất về cách thức áp dụng Luật trong các tình huống thực tế. Ngoài ra, những buổi hội thảo, tọa đàm mà Nhà trường và Khoa tổ chức trong thời gian qua là cơ hội rất tốt để chúng em được giao lưu với các chuyên gia đầu ngành nhằm tìm hiểu rõ nét hơn về ngành học cũng như nhu cầu nhân sự ngành Luật trong thời gian tới” - Tân chia sẻ.

Mùa tuyển sinh 2020, Đại học Duy Tân tiếp tục đưa ra nhiều suất học bổng ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên ngành Luật, cụ thể:

-  700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ cho những thí sinh trúng tuyển theo phương thức Xét tuyển Học bạ THPT khi đạt từ 22 điểm trở lên;

- 450 suất học bổng DUY TÂN trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ cho thí sinh trúng tuyển với tổng điểm 3 môn thi theo kết quả Kỳ thi THPT >= điểm trúng tuyển từ 5 - 10 điểm;

- Học bổng Tài năng: 135 suất Học bổng Toàn phần và Bán phần cho thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có quốc tịch nước ngoài và 90 suất Học bổng Toàn phần và Bán phần cho thí sinh Việt Nam giành giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia và Hội thi Khoa học Kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần với môn mà thí sinh đã đoạt giải và có điểm thi IELTS từ 5.5 trở lên hoặc điểm tiếng Anh >=6 [điểm thi THPT].

Tổ hợp môn xét tuyển

Tên chuyên ngành

Mã ngành

Xét tuyển theo

kết quả thi tốt nghiệp

THPT

Xét tuyển kết quả

Học bạ THPT [Lớp 12 hoặc Lớp 11 & Học kỳ 1 lớp 12]

Ngành Luật kinh tế có chuyên ngành:

7380107

1.Toán, Lý, Hóa [A00] 2. Văn, Sử, Địa [C00] 3.Văn, Toán, KHXH  [C15]

4. Văn, Toán, Anh [D01]

1.Toán, Lý, Hóa [A00] 2.Toán, Lý, Anh [A01] 3. Văn, Sử, Địa [C00]

4. Văn, Toán, Anh [D01]

 Luật Kinh tế

609

Ngành Luật có chuyên ngành

7380101

Luật học

606

Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân

254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391

Website: //tuyensinh.duytan.edu.vn

Email:

Tôi viết theo cái nhìn của tôi, để hướng dẫn các bạn học và hành, để tạo một “sự khác biệt” nào đó so với phần còn lại, vừa đọc vừa hình dung các bạn nhé, hình dung về hình ảnh của chính bạn trong tương lai.

Những nội dung cùng được quan tâm:

Cơ hội việc làm của ngành luật và những thách thức, khó khăn

Có rất nhiều người giàu có trên thế giới không học qua đại học, hoặc học nửa chừng thì bỏ. Tuy nhiên, cả triệu người tương tự thì mới có một người thành công. Vậy nên, hiện tại việc học hành nghiêm túc, bài bản, trong đó có việc học đại học là cách gần như duy nhất để có được việc làm tốt, thăng tiến và có chỗ đứng trong xã hội. Và mục tiêu của hàng triệu sinh viên đang ngày qua ngày “cày cuốc” trên giảng đường cũng chỉ có vậy.

Trong vài năm qua, hiện tại và tương lai gần, kinh tế khó khăn, nhà nước thực hiện chính sách tinh giảm biên chế, cùng với việc thoái vốn, cổ phần hóa rất nhiều công ty nhà nước, việc làm được tạo ra không nhiều, trong khi nguồn cung ngành luật rất nhiều [hiện tại cả nước có 73 cơ sở đào tạo luật], do vậy, việc làm ít, người tìm việc đông, nguồn cung đa dạng, việc làm trong khối nhà nước gần như bảo hòa, những nguyên nhân này đã tạo nên một thị trường cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh tế tư nhân.

Vì thế, để có được việc làm, có chỗ đứng trong ngành mà bạn đam mê, không còn cách nào khác phải tự biến mình thành một sản phẩm chuyên nghiệp, hoàn hảo đến mức cao nhất có thể của việc học [kết hợp việc học ở trường và tự học] trong 04 năm sinh viên. Nếu không, ngày ra trường là ngày bắt đầu trở thành “thất nghiệp viên”, và cuộc sống sẽ như thế nào khi không có được việc làm, trình độ như chúng ta, ai cũng hiểu được.

Như đã nói ở phần 1, trong bài viết này, tôi hướng dẫn bạn về các yêu cầu, kiến thức chủ yếu phục vụ cho bạn tìm việc trong môi trường tư nhân. Tuy nhiên, nếu bạn đã chuyên nghiệp như sau đây, thì làm việc trong môi trường nhà nước cũng sẽ tạo cho bạn lợi thế rất lớn.

Để tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh so với “bạn bè”, bạn phải thành thạo 06 nhóm kỹ năng, trong đó quan trọng nhất là thành thạo 04 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết:

Đây là các kỹ năng bắt buộc cho nhiều ngành, quan trọng nhất đối với người học luật, phải giỏi nó. Nó như bốn cái chân bàn, thiếu 1 cái, thì cái bàn sẽ bị nghiêng. Nói về Tiếng Việt thôi nhé, chưa nói đến ngoại ngữ đâu, và cũng chỉ nói các kỹ năng này của sinh viên luật thôi, không nói ngành khác bạn nhé.

– Về kỹ năng NGHE:

+ Bạn bắt buộc phải nghe giỏi. Vì rằng trong quá trình bạn làm việc sau này, tùy ở vị trí công các, bạn có thể phải: nghe thẩm phán – chủ tọa phiên tòa điều hành phiên tòa, nghe thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, luật sư đặt câu hỏi, nghe đương sự trả lời, nghe phát biểu tranh luận của kiểm sát viên, luật sư; nghe lãnh đạo công ty chỉ đạo, hướng dẫn, giao việc; nghe đối tác phát biểu ý kiến, nghe cộng sự trình bày quan điểm; nghe cổ đông, người được phân công báo cáo thực hiện quyền, nghĩa vụ tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông… Việc nghe có thể là để chuẩn bị câu trả lời ngay, có thể nghe để có ngay phương án tranh luận đối đáp, có thể là để ghi nhớ và triển khai thực hiện, cũng có thể nghe để làm biên bản, … tất cả đều quan trọng đối với nghề pháp lý.

+ Để nghe giỏi, chỉ có cách là tập nghe nhiều:

Bạn nghe hàng ngày đó thôi, đó là nghe thầy cô giảng bài, nghe bạn bè trình bày quan điểm, ý kiến tại lớp học, tại nhóm thảo luận. Hãy có thái độ nghe hằng ngày một cách nghiêm túc. Lớn rồi, là công dân trưởng thành rồi, là nam thanh, nữ tứ, vào được đại học là có phần uyên bác rồi, không nên vừa ngồi học trên giảng đường vừa nghe giảng vừa cuối đầu xuống ngậm ống hút cà phê, vừa ăn vặt bánh tráng trộn hay xiên que, làm việc riêng, nói chuyện riêng… nó vừa mất lịch sự, vừa kém văn minh, vừa ảnh hưởng đến tiêu hóa, vừa ảnh hưởng xấu đến kỹ năng nghe sau này. Lời thầy cô giảng luôn có ý hay, không thầy cô nào dở cả, thầy cô không có lỗi, hãy nghiêm túc và kiên định với mình như vậy, để tìm kiếm một phương án nghe tốt nhất, thích nghi nhất, để học cho bằng được kiến thức môn đó, từ thầy cô đó. Vì rằng, sinh viên nhiều cả trăm, phải thích nghi với thầy, cô chứ thầy cô không thể tiến hành cả trăm phương pháp cho từng sinh viên.

Bạn cũng phải tập nghe các giọng nói của vùng miền khác nhau: Bắc, Trung, Nam, thậm chỉ giọng từng tỉnh; không chỉ dừng lại ở giọng nói, bạn phải nghe và hiểu các từ địa phương của họ, ví dụ tôi có anh bạn miền Tây, anh nói “có mình ên à”, bạn phải hiểu sao? Nếu bạn là người Miền Tây, mai này dự một phiên tòa mà Thẩm phán chủ tọa là người Quảng Bình, luật sư là người Quảng Nam, đương sự một người Huế, một người Phú Yên, họ cứ trình bày theo giọng địa phương, thì bạn thấy phải cần làm sao ngay bây giờ rồi đó.

+ Khi nghe phải tập trung thường xuyên, không được lơ đểnh khoảnh khắc nào. Nghe nhiều nhưng phải biết lọc ý, để ghi chép lại. Việc ghi chép quan trọng lắm, đầu con người có giới hạn, không thể nhớ hết được đâu. Ghi nhớ tập trung vào ý chính, ghi lại ý chính, không ghi lời nói. Vừa nghe, vừa ghi chép, vừa phải thể hiện sự thỏa mái trong giao tiếp, chứ không phải cắm mặt vào ghi chép. Hãy sắm một cây bút tốt, một cuốn sổ lịch sự, để ghi chép hàng ngày, rồi sẽ thành quen. Làm việc khi nào cũng có cặp đôi này tiện lắm, nó cũng tạo cho mình “cái phong cách” chuyên nghiệp lắm.

>>> Xem thêm: Những bài viết hay về kỹ năng, kinh nghiệm học luật

– Về kỹ năng NÓI:

+ Bạn thấy đấy, nghề luật là nghề bạn phải nói rất nhiều. Khi tôi phỏng vấn, rất nhiều bạn ứng cử viên ngành luật đã khóc và nói với tôi rằng: “Anh ơi! Em hiểu hết mà không nói được”. Vậy thì thất bại rồi còn gì. Đó là chưa kể nói ra người ta không hiểu, nói rất nhiều mà người ta hiểu được có “tí ti”. Nếu bạn làm nhân viên pháp lý, bạn phải thường xuyên trình bày ý kiến pháp lý tư vấn cho lãnh đạo công ty, thảo luận với khách hàng hoặc trình bày ý kiến tại phiên tòa… Bạn sánh vai người thuyết phục, có hai hình thức thuyết phục phố biến, là nói [trực tiếp], viết [gián tiếp]. Vì vậy, bạn phải nói tốt. Nói tốt không phải là nói hết ý mình muốn nói, là xong. Mà là nói cho người nghe hiểu hết ý mình. Khó là vậy đó, mình làm mà thành công hay không là phụ thuộc vào người khác. Nói người khác không hiểu thì khác gì ta là người không biết nói, không nói được. Đó là mới chỉ dừng lại ở mức độ nói cho người ta hiểu, còn nói để được người ta cảm động, người ta thương, người ta quý, người ta nhiệt tình giúp mình, là thuộc về nghệ thuật mất rồi. Có dịp tôi sẽ chia sẻ thêm quan điểm của tôi.

+ Để nói tốt thì:

Bạn cần phải luyện giọng và luyện sử dụng từ ngữ phổ thông, giảm dần giọng địa phương. Ví dụ, tôi đã giảm dần giọng Quảng Nam của tôi, cái này là phải chăm chỉ luyện, nói chuyện nhiều thành quen chứ không cần phải “soáng tộ” gì. Tôi cũng bỏ dầu từ địa phương, ví dụ xưng là “tau” – “mi”, tôi đổi lại là “tôi” – “bạn”, hay gì đó tùy vai vế, làm nhiều thành thói quen thôi.

Ảnh minh họa [Nguồn: CLB Luật Gia Trẻ – Khoa Luật ĐHQGHN]

Khi nói, phải để ý đến âm lượng. Đang ngồi bàn việc trong phòng riêng chỉ có lãnh đạo và bạn, thì nói vừa đủ nghe thôi, không nói quá to; nhưng khi phát biểu tại cuộc họp đông người thì phải nói cho to, cho rõ, không “lí nhí” trong họng.

Bạn nói thì phải tỏ ý, rõ lời, phải nhấn vào các điểm quan trọng, để người khác hiểu nó quan trọng, chứ nói kiểu “đều đều” thì vừa gây khó hiểu, vừa làm người ta “buồn ngủ”. Cái này luyện dễ, lấy luật ra, cứ nghĩ đang đứng ở phiên tòa, trình bày cho bạn cùng phòng nghe về một căn cứ pháp lý, một điều luật, khi nào bạn ấy hiểu ngay khi bạn trình bày xong lần thứ 1, lúc đó ta đã thành công.

– Về kỹ năng ĐỌC:

+ Phải luyện thôi, vì sau này phải đọc rất nhiều văn bản luật, rất nhiều tài liệu trong hồ sơ vụ án [cả hàng ngàn trang], đọc hợp đồng, báo cáo… phải đọc thường xuyên, liên tục, đọc cả ngày, cả đêm… Là người học luật mà “làm biếng” đọc hoặc sợ đọc, thấy sách dày, luật dài, hợp đồng nhiều trang sợ đọc, đọc lên nhức đầu mà không sửa ngay được thì tốt nhất hãy bỏ học ngay từ đây. Học tiếp sau này phí tiền lắm, vì học luật mà không đọc thì chẳng làm gì ra hồn đâu.

+ Khác với các kỹ năng trên, các bạn sinh viên đã phải đọc rất nhiều, nào là giáo trình, văn bản luật, tạp chí, báo về chuyên ngành, các luận văn, đề tài khoa học, hay sách kỹ năng, đọc thường xuyên và liên tục rồi. Nên nên tôi chỉ hướng dẫn thêm để bạn đọc tốt hơn thôi, đối với một số loại tài liệu:

Khi đọc một cuốn sách, hãy đọc lời dẫn, đọc mục lục trước, sau đó tìm nội dung, chương nào mình quan tâm đọc trước, có thời gian thì đọc hết, không thì để đó sau này đọc thêm;

Ảnh minh họa – Nguồn: CLB Luật Gia Trẻ – Khoa luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Khi đọc một văn bản luật thì hãy bắt đầu với trích yếu của văn bản, đọc phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, thời gian hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp, trước khi đọc đế nội dung điều luật bạn cần tra cứu, …

Cần tập đọc các tài liệu pháp lý để làm quen và hiểu các thuật ngữ pháp lý. Chẳng cần đi đâu xa, phải đến Tòa án hay đến hãng luật xin, bạn cứ lên internet, tìm các tài liệu pháp lý như : bản án, hợp đồng, biên bản họp đại hội cổ đông, điều lệ, báo cáo… [toàn bản pdf đẹp mê hồn, có cả chữ ký sống và đóng dấu đỏ chót, sáng loáng, rõ đẹp hơn tài liệu giấy], tải về mà đọc, mà tóm tắt ý chính, mà phân tích, mà làm báo cáo, rồi thử viết luận cứ, ý kiến về các tài liệu đó. Ví dụ [i] đọc một bản án dân sự thì tóm tắt: quan điểm của nguyên đơn thế nào? của bị đơn thế nào? nhận định của Hội đồng xét xử thế nào? Phán quyết của tòa án thế nào?; [ii] đọc một hợp đồng mua bán thì tóm tắt các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thế nào? Đọc điều lệ thì tóm tắt quyền của ĐHĐCĐ thế nào, HĐQT thế nào, TGĐ thế nào? Nó nằm dàn trãi chứ không phải nằm ở một chỗ đâu nhé. Khi đọc xong, tóm tắt, dẫn chiếu vào luật, xem điều đó đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp. Bởi sau này đi làm, bạn phải nghiên cứu hồ sơ, tóm tắt, chiếu vào luật để phân tích đúng – sai, phù hợp – không phù hợp … để lập phương án, tiến trình, báo cáo, triển khai thực hiện… giống như vậy cả thôi.

+ Hãy cố gắng đọc nhiều lên mỗi ngày, đọc càng nhiều càng tốt, đọc nhiều sẽ giúp bạn nghe giỏi, nói tốt và viết thành thạo. Đọc để thành thói quen, cho mình nghiện đọc luôn, nghiện sao mà không cai được luôn kia, để bạn trở thành người “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”, biết rõ “đông tây kim cổ”, trở thành người uyên bác, thông thái. Bạn cứ nghiện đi rồi mai mốt tôi mở cà phê sách, các bạn tới đọc sách, uống cà phê ủng hộ tôi các bạn nhé.

– Về kỹ năng VIẾT:

+ Tôi nói đến nó cuối cùng, vì theo tôi nó quan trọng nhất, vì chúng ta sử dụng nó thường xuyên nhất. Ở trường luật, bạn phải viết thường xuyên, đó là viết bài thi, bài tiểu luận, viết đề tài khoa học, viết luận văn, viết ý kiến pháp lý, nói chung là viết nhiều lắm, mòn cả tay, tróc hết cả bàn phím trong 04 năm đại học. Tuy nhiên, về viết thì khi đi học và đi làm khác nhau lắm. Dưới đây, tôi sẽ nói về kỹ năng viết khi đi làm và cách để bạn rèn nó khi còn trên ghế nhà trường.

Khi đi làm, bạn sẽ viết cái gì, đó là viết đủ loại văn bản, trên đời này có cái văn bản gì bạn đều có thể viết cả, người ta gọi việc viết văn bản bằng một cái từ rất mĩ miều là “soạn thảo”. Bạn có thể phải viết hợp đồng, viết văn bản gửi đối tác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, viết tờ trình, báo cáo, biên bản họp, quyết định, nghị quyết, đơn các loại, thư, và kinh khủng hơn là xây dựng các quy định nội bộ như: nội quy lao động, quy định về sử dụng văn phòng phẩm, quy định về chế độ sử dụng xe công ty, quy định sử dụng cơ sở vất chất… và hàng loạt các quy chế như: quy chế hội đồng quản trị, quy chế tài chính, quy chế thi đua khen thưởng… kể đến cả trang giấy vẫn còn. Viết cả ngày, cả đêm, về ngủ nằm mơ cũng thấy viết, viết cả đời, đến chết thì thôi.

+ Viết là kỹ năng khó nhất, nhiều bạn viết sai: sai hình thức, sai nội dung, sai từ ngữ, sai câu cú… Tôi rất nhiều lần điên tiết lên chỉ vì cộng sự của tôi gửi cho tôi một bản báo cáo sai thể thức văn bản, bố cục lộn xộn, sử dụng sai thuật ngữ pháp lý, và sai rất nhiều lỗi chính tả cơ bản. Là sinh viên luật, bạn phải hạn chế tối đa các lỗi này.

+ Để cải thiện và nâng cao khả năng viết, có rất nhiều cách, như là: làm cộng tác cho các tờ báo [để học cách biên tập, chỉnh sửa câu cú và điều đó sẽ giúp bạn chắc về kĩ năng viết]; tham gia các lớp học có yêu cầu bài viết dài; tham gia tranh biện [giúp cho việc tranh luận và thực hành thêm kĩ năng viết tóm lược] và theo học các lớp soạn thảo hợp đồng, văn bản. Về kinh nghiệm của bản thân mình, tôi hướng dẫn bạn thêm như sau:

>>> Xem thêm: Mình đã ghi chép ở trường Luật như thế nào?

Bạn phải đọc nhiều, không còn cách nào khác đâu, đọc nhiểu để hiểu những gì mình sẽ viết, để “bắt chước” người ta. Muốn viết được hợp đồng phải hiểu rõ luật về hợp đồng, đọc nhiều bản hợp đồng khác nhau, phải đọc các bản án về hợp đồng, đọc sách bình luận khoa học về hợp đồng … ban đầu đọc không hiểu thì đọc thêm, sau đó không hiểu thì hỏi người có kinh nghiệm, hiểu rồi thấy hay thì vận dụng vào bản hợp đồng của mình, vận dụng càng khéo càng tốt, phát triển cho nó “lợi hại” hơn thì bạn tài năng thật. Muốn viết văn bản cũng vậy thôi, ví dụ một văn bản trả lời một đối tác, thì bắt đầu nên đọc về các văn bản tương tự, xong rồi viết đối với tình huống của mình, rồi ngồi so sánh, về hình thức, về nội dung, từ đó hiểu ra thôi, hiểu rồi sẽ làm được, làm đúng.

Bạn phải tập viết rất nhiều lần, chỉ có tự làm mới giúp chính mình giỏi lên được. Bạn viết rồi nhờ người khác sửa cho bạn, người có kinh nghiệm hơn ấy. Quá trình viết và sửa sai liên tục sẽ giúp kỹ năng viết của bạn ngày một tốt hơn. Hãy tìm người hướng dẫn nhiệt tình, chân thành và giỏi việc, vì đây là kỹ năng thực hành, sẽ tiến bộ rất chậm nếu ta chỉ làm việc với ta.

Như vậy, bạn phải thành thạo 04 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết như tôi đã nói trước khi ra trường nhé. Đến đây, hình ảnh của các bạn đã khác đi nhiều rồi.

Những nội dung đang được tìm kiếm:

Trên đây là những nội dung được chia sẻ bởi Luật sư Lê Văn Dụng – Giám đốc công ty luật Share Law. Hy vọng, bài viết cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích để bạn có những năm đại học thành công!

Kinh nghiệm học luật, Kỹ năng mềm, Luật sư Lê Văn Dụng, Sinh viên luật, Tâm sự nghề luật, 15662

Video liên quan

Chủ Đề