Kem chống nắng dụng trong bao lâu

kem chống nắng là sản phẩm dưỡng da chống nắng, ngăn chặn đốm nâu, sự lão hóa và nếp nhăn. Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút để phát huy tốt công dụng, và nhớ bôi lại kem chống nắng 2-3 tiếng 1 lần nhé! Vậy kem bôi kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Hãy cùng healthmart.vn tìm hiểu ngay nhé!

Tia nắng mặt trời [nhất là vào thời điểm từ 10h-15h] chứa nhiều tia cực tím [UVA, UVB, UVC] sẽ:

  • Gây tổn thương bên ngoài cho da như cháy nắng, mẩn đỏ, sạm da…
  • Làm tăng sự hình thành các hắc tố melanin gây nên tình trạng da không đều màu.
  • Làm tăng nhanh quá trình lão hóa da, khiến da mất sự đàn hồi và hình thành nếp nhăn, khô da, nám da, tàn nhang…
  • Gia tăng hình thành các tế bào sừng, khiến da sần sùi, thô ráp.
  • Gây ung thư da.
  • Gây tổn hại cho mắt và thị lực nếu nhìn trực tiếp.

Kem chống nắng, là một loại kem dưỡng da, xịt, gel hoặc các sản phẩm đặc trị khác giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím [UV] của mặt trời và do đó giúp chống lại cháy nắng. Sử dụng siêng năng kem chống nắng cũng có thể làm chậm hoặc tạm thời ngăn ngừa sự phát triển của nếp nhăn, nốt ruồi và da chảy xệ.

****

Kem chống nắng cho da nhạy cảm của Nhật loại nào tốt?

Kem chống nắng thường có dạng kem, xịt hoặc gel, được sử dụng để phản chiếu hoặc hấp thụ những tia cực tím [UV] độc hại của mặt trời, từ đó giúp cho làn da của chúng ta không bị đen và cháy nắng.

Hiện nay, người ta chia kem chống nắng thành 2 loại:

  • Loại kem chống nắng này có chức năng hình thành một lớp màng bảo vệ phần lớn da khỏi các tia UV có hại, hoạt động trong một khoảng thời gian dài.
  • Tuy vậy, sunblock thường để lại các dấu vết khi thoa lên da và có thể gây nhờn rít.
  • Hoạt động như màng lọc, có chức năng hấp thụ tia UV [nhưng không hiệu quả bằng và có thời gian tác dụng ngắn hơn Sunblock].
  • Lợi thế của loại kem này là rất dễ thấm, không xuất hiện các vết thoa do dung dịch có thể hòa lẫn với màu da và ít nhờn rít.

Dựa vào đặc điểm của 2 loại kem chống nắng trên, chắc hẳn các nàng có thể đoán ra được tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm cho mình rồi đúng không nào:

  • Đối với những cô nàng thường xuyên ra đường, hoặc tham gia các môn thể thao ngoài trời, tắm biển,… thì Sunblock chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nàng.
  • Còn những nàng có tầng suất tiếp xúc với ánh mặt trời ít hơn [như đi từ nhà đến công sở chẳng hạn] thì hãy lựa chọn Sunscreen nhé.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu vào năm 2013, việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên sẽ làm giảm vết nhăn và lún của da.

Phân biệt sự khác nhau giữa Sunblock và Sunscreen Cuộc nghiên cứu với sự tham gia của 900 người da trắng đến từ Úc, phân nửa trong số đó được yêu cầu sử dụng kem chống nắng mỗi ngày trong vòng 4,5 năm, kết quả cuối cùng cho thấy rằng làn da của những người này có độ đàn hồi và láng mịn hơn rõ rệt so với những người không sử dụng.

Sự thật thì kem chống nắng không thể bảo vệ hoàn toàn làn da của các nàng và chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu thì còn phải dựa vào những yếu tố khác nhau như: chỉ số chống ánh nắng mặt trời SPF [Sun Protection Factor] của sản phẩm, thời gian các nàng tiếp xúc với ánh nắng và các hoạt động khi ở ngoài trời của các nàng.

Chỉ số SPF luôn luôn được ghi rõ ràng trên bao bì của sản phẩm để các nàng lựa chọn. Số SPF càng cao thì khả năng chống nắng của kem càng mạnh. Hình bên dưới sẽ minh họa rõ ràng nhất cho các nàng thấy sự khác biệt của từng chỉ số SPF.

Các chỉ số SPF khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.

  • SPF < 15: Không nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF thấp hơn 15 vì khả năng phản chiếu hoặc hấp thụ ánh nắng kém và dễ bị trôi đi bởi mồ hôi.
  • 15 < SPF < 45: Thích hợp với các nàng tiếp xúc ánh nắng với mật độ ít và trung bình [chủ yếu là đi ra đường]. Nàng nào hay đi lại với khoảng cách xa thì nên chọn các loại kem có chỉ số SPF cao nhé.
  • SPF >50: Đây là loại kem chống nắng chuyên dùng cho các hoạt động ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều như tắm biển hay các môn thể thao không có mái che,…

Ngoài ra, các chỉ số SPF còn quyết định thời gian tác dụng của sản phẩm. Theo các chuyên gia, mỗi 1 chỉ số SPF có khả năng bảo vệ từ 10 đến 15 phút.

VD: Kem chống nắng SPF 30 thì thời gian tác dụng nằm trong khoảng 300 phút [30 x 10 = 300] đến 450 phút [30 x 15 = 450].

Nếu các nàng tham gia các hoạt động thể thao, di chuyển nhiều thì các con số này hầu như không quan trọng. Mồ hôi từ cơ thể sẽ cuốn trôi các hợp chất của kem và làm giảm tác dụng của kem chống nắng đi đáng kể.

Nên áp dụng kem chống nắng liên tục mỗi 2,3 tiếng mà không cần phải quan tâm đến chỉ số SPF.

Hãy bôi kem chống nắng trước khi ra đường khoảng 20 phút để kem có thời gian thẩm thấu vào da nhé.

Kem chống nắng anessa dạng gel

500,000  469,000 

Trên đây là cách sử dụng kem chống nắng chuẩn mà healthmart.vn muốn chia sẽ đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này sẽ  mang đến cho các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Chúc các bạn thành công.

Từ khóa:

  • ở trong nhà có nên bôi kem chống nắng
  • Bôi lại kem chống nắng có cần rửa mặt 2020
  • Cách apply lại kem chống nắng
  • trước khi bôi kem chống nắng cần bôi gì

Happy Skin đã nói điều này hàng trăm lần rồi, nhưng vì lợi ích của làn da, chúng tôi sẽ phải nhắc lại: sử dụng kem chống nắng trong suốt cả ngày là một trong những bước chăm sóc da quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện. Và do vậy chai kem chống nắng không thấm nước, quang phổ rộng SPF 30 hoặc cao hơn phải luôn luôn có mặt trên bàn mỹ phẩm của bạn! Tuy nhiên, bạn cũng không muốn sử dụng cùng một chai kem chống nắng quá lâu, và bạn tự hỏi: hạn sử dụng của một chai kem chống nắng là bao lâu? Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi đó ngay sau đây!

Xem hạn sử dụng

Điều đầu tiên bạn nên làm trước khi thoa kem chống nắng là kiểm tra hạn sử dụng dán trên chai. Điều này sẽ giúp bạn xác định thời hạn cho sự ổn định và hiệu quả của sản phẩm. Nếu sản phẩm đã quá hạn sử dụng, hãy vứt đi và mua một chai kem chống nắng mới.

Kem chống nắng thường có hiệu quả trong khoảng ba năm. Tuy hầu hết các công thức đều có ghi hạn sử dụng, nhưng cũng có thể chai kem chống nắng của bạn thì không có. Nếu vậy, hãy cố nhớ lại lúc bạn mua sản phẩm. Nếu bạn không thể nhớ, chúng tôi khuyên bạn nên bỏ chai kem chống nắng đó đi và mua một chai mới. Hoặc bạn có thể ghi lại ngày mua lên vỏ chai nếu sản phẩm không có hạn sử dụng rõ ràng. Bằng cách này bạn có thể chắc chắn đổi kem chống nắng mới sau ba năm hoặc có một số sản phẩm thường có hạn sử dụng sau khi mở nắp là 6 hoặc 12, 18 tháng; do đó bạn cần để ý kĩ nếu đã mở nắp quá thời gian cho phép thì dù hạn sử dụng [exp date] chưa đến thì vẫn nên bỏ đi.

Bảo quản kem chống nắng đúng cách

Báo cáo người tiêu dùng đã kiểm tra các mẫu kem chống nắng và so sánh chúng với các thử nghiệm của năm trước và nhận thấy rằng hiệu quả sản phẩm không thay đổi. Tuy nhiên, nơi bạn bảo quản kem chống nắng trong một thời gian dài lại rất quan trọng. Bạn để chai kem chống nắng trong cốp xe hoặc khoang chứa găng tay từ suốt mùa hè năm ngoái? Hãy vứt nó đi. Các thành phần hoạt tính trong các công thức chống nắng có thể bị phá hủy trong môi trường có nhiệt độ cao, điều này có thể làm giảm thời hạn sử dụng của công thức. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bảo quản kem chống nắng ở những nơi mát mẻ.

Kiểm tra sản phẩm

Như đã nhắc đến ở trên, kem chống nắng có hiệu quả trong khoảng 3 năm miễn là chúng được bảo quản đúng cách. Hoặc với một số sản phẩm khác thì trên thân chai sẽ có ghi chú hạn dùng sau khi mở nắp, tùy hãng sẽ từ 6, 12, 24 tháng hoặc hơn.  Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra xem sản phẩm có thay đổi gì về kết cấu, mùi và/hoặc màu sắc trước khi sử dụng – kể cả khi sản phẩm chưa hết hạn. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất bình thường, hãy vứt chai kem chống nắng đó đi. Hãy nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Đảm bảo bạn thoa đủ lượng kem chống nắng cần thiết

Nếu mãi mà bạn vẫn không dùng hết một chai kem chống nắng thì rất có thể lượng kem chống nắng bạn thoa chưa đủ và/hoặc bạn không bôi lại kem chống nắng thường xuyên. Nhìn chung, bạn nên thoa khoảng 2mg/cm2 kem chống nắng – khoảng một đồng xu 5k hoặc 1/4 tsp- cho mặt và cổ. Lượng này có thể thay đổi tùy từng người, tùy thuộc vào kích thước cơ thể, nhưng bạn nên thoa lại kem ít nhất 2 giờ/ lần [sớm hơn nếu bạn đổ mồ hôi, dùng máy sấy, hoặc đi bể bơi, đi biển, hoặc tiếp xúc với nước]. Và do đó rất có thể bạn sẽ dùng hết một chai kem chống nắng chỉ sau cuối tuần nếu bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Luôn che chắn nắng cẩn thận

Hãy nhớ rằng hiện tại không có sản phẩm kem chống nắng nào có thể bảo vệ da hoàn toàn khỏi những tia UV có hại. Mùa hè đang đến – với những ngày nằm dài trên bãi biển, BBQ và các hoạt động ngoài trời khác – điều quan trọng là bạn phải biết rằng chỉ kem chống nắng không thôi thì chưa đủ để làm giảm khả năng bị tổn thương da. May mắn thay, vẫn còn nhiều cách để bạn có thể tận hưởng tất cả những trò vui dưới ánh mặt trời vào mùa hè này mà không phải chịu nguy cơ gây tổn thương da. Để bảo vệ tốt nhất cho cơ quan lớn nhất của cơ thể, hãy sử dụng kem chống nắng SPF quang phổ rộng hàng ngày [và thường xuyên thoa lại] và kết hợp với các biện pháp chống nắng khác, như những biện pháp được liệt kê dưới đây.

  1. Mặc quần áo bảo vệ: Chúng tôi biết là rất nóng! Chúng tôi không có ý nói bạn phải mặc một chiếc áo cao cổ ở bãi biển, nhưng bạn che phủ càng nhiều da càng tốt. Bạn nên chọn các loại vải nhẹ và thoáng. Nón vành rộng và kính mát chống tia cực tím cũng là một khoản đầu tư tốt để giúp bảo vệ da mặt của bạn. Vì các biểu hiện lặp đi lặp lại trên khuôn mặt có thể dẫn đến các nếp nhăn không mong muốn theo thời gian, bạn nên chặn các tia nắng khiến bạn phải nheo mắt.
  2. Tìm bóng râm: Tuy cảm giác nắng chiếu trên da rất thoải mái, nhưng bạn cũng nên để da nghỉ ngơi một chút khỏi ánh nắng mặt trời. Nếu bạn đang nằm dài trên biển, hãy tìm mái hiên hoặc vào bên trong để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hãy nhớ rằng tia UV có thể xuyên qua cửa sổ, do đó ngay cả những hoạt động vô hại như lái xe hoặc ngồi ở ghế cửa sổ cũng có thể gây tổn thương da.
  3. Tránh những giờ nắng cao điểm: Tia nắng mặt trời trực tiếp và mạnh mẽ nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ tối, vậy nên nếu có thể, bạn hãy tránh tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian này.

Video liên quan

Chủ Đề