“cổ tục” được nói đến trong văn bản này là gì?

Câu nói này nói về thái độ của bé Hồng với những hủ tục mà mẹ cậu phải gánh chịu.
Dù còn nhỏ tuổi nhưng bé Hồng nhận ra được nguyên nhân làm mẹ cậu phải khổ sở và chính cậu cũng phải chịu sự tủi nhục ấy. Chính vì thế mà bé Hồng muốn "gía những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Đó giống như một sự phản kháng mãnh liệt của cậu bé ngay từ thuở nhỏ đã phải chịu nỗi đau đớn, nhục nhã.Dù không chấp nhận những hủ tục xấu xa ấy nhưng bé Hồng cũng chỉ biết nín thinh trước những lời mỉa mai, đay nghiến của bà cô . Bé Hồng càng thương mẹ bao nhiêu thì càng căm ghét những hủ tục bấy nhiêu.

Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?

Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?

Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê gốc ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nhỏ nên được tận mắt chứng kiến những cảnh đời cơ cực. Nguyên Hồng là nhà văn của lớp người “dưới đáy” xã hội. Viết về thế giới nhân vật ấy, ông thường bày tỏ niềm yêu thương sâu sắc và thái độ trân trọng những nét đáng quý trong phẩm chất của họ. Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đó là tiếng nói chân thành của một trái tim nhạy cảm trước nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.

Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ bất hạnh của chính nhà văn. Tác phẩm gồm 9 chương, lần lượt đăng trên báo từ năm 1938 và được in thành sách năm 1940. Trong lòng mẹ là chương 4. Bằng lời văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực về tình yêu thương cháy bỏng đối với mẹ của đứa con sớm mồ côi cha. Thông qua cảnh ngộ éo le và tâm sự đau khổ của chú bé Hồng, tác giả còn cho ta thấy bộ mặt vô cảm lạnh lùng của loài người nhỏ nhen, đố kị đến mức độc ác trong xã hội phong kiến tư sản chỉ trọng đồng tiền. Những thành kiến cổ hủ của dân tiểu tư sản đã cố tình cắt đứt tình mẫu tử thiêng liêng.

Đoạn trích này có thể chia làm hai phần. Phần 1 là cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé về người mẹ đáng thương. Phần 2 là cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.

Chú bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không có tình yêu. Người cha lớn tuổi và ốm yếu quanh năm lặng lẽ u uất bên bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung, xinh đẹp luôn khao khát yêu thương song đành phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập. Gia đình bé Hồng lúc đầu sung túc, đầy đủ về vật chất nhưng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.

Rồi người cha chết vì bệnh. Người mẹ không chịu nổi sự o ép khắc nghiệt của nhà chồng nên đành bỏ lại con thơ, dứt áo ra đi. Để Hồng phải sống với bà cô nghiệt ngã, thâm hiểm. Như mọi đứa trẻ khác, bé yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng, chỉ thỉnh thoảng mới hé lộ ra. Vì thế, lòng thương yêu mẹ của bé Hồng lại càng da diết.

Mở đầu đoạn trích, qua giọng kể mộc mạc, tự nhiên, tác giả giúp người đọc hình dung ra cảnh ngộ thương tâm của bé Hồng: Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Tiếp theo, nhà văn kể về thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp:

Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ tỉnh còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.

Câu chuyện đã được khơi nguồn. Nhân vật bà cô xuất hiện và tâm địa độc ác của bà ta càng về sau càng lộ rõ. Bà ta cố tình nói cho bé Hồng biết cảnh ngộ thảm thương của mẹ cậu để rồi cười cợt, nhạo báng, thoả mãn trên nỗi đau của người khác:

Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

Nụ cười giả tạo của bà cô chứa đựng ác ý rõ ràng. Nó như một mũi dao nhọn cố tình xoáy vào trái tim non nớt đang rớm máu của đứa cháu vừa mới mồ côi cha, lại phải chịu cảnh xa lìa mẹ. Lẽ ra, bé Hồng sẽ trả lời rằng muốn vì bé đang thiếu thốn tình mẫu tử, nhưng vốn nhạy cảm, bé lập tức nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Vì thế, bé cúi đầu không đáp.

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Trong văn bản "Trong Lòng Mẹ" có 1 câu thế này: "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng, Giá những cổ tục đã đày dọa mẹ tôi là 1 vật nư hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi..."

Hãy cho biết câu đó có nghĩa gì?

bài này hay quá. hay đến nỗi không ai làm được luôn.

cái này chị cũng không hiểu hết được nó chị năm nay 12 rồi chả biết là học nó từ bao giờ nữa,nhưng vẫn hiểu tí chút về nó lên post cho các em tham khảo vài ý nha Bé Hồng là 1 cậu bé phải chịu đựng nhiều khổ cực,[không nhớ rõ là ba cậu bé đâu nữa] mẹ cậu bé vì nhưng hủ tục của chế độ phong kiến xưa đã phải bỏ con lại và đi tha hương cầu thực.khi nghe người ta nói là nhìn thấy mẹ mình ngồi cạnh rổ bóng đèn,mặt xanh bủng cậu bé đã rất hận những hủ tục đã đẩy mẹ cậu vào hoàn cảnh bi thương như vậy và cậu bè ước rằng nếu những hủ tục đó là 1 vật gì đó mà cậu có thể cầm nắm được thì cậu nhất quyết sẽ nhào tới mà cắn mà xé nó ra ,nhưng nó lại là thứ mà cậu không thể chạm tới được,không thể thay đổi nó được,có lẽ là cậu bé đã hận chính bản thân mình.Điều đó đã cho thấy cậu có một tình yêu rất lớn với người mẹ của mình.câu nói đã cho thấy khát vọng thay đổi số phận thay đổi hủ tục của con người trong xã hội phong kiến xưa

Chị cũng chỉ nhớ vài ý vậy thôi.có chỗ nào sai mong các em ,các bạn bỏ qua nha

Trong văn bản "Trong Lòng Mẹ" có 1 câu thế này: "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng, Giá những cổ tục đã đày dọa mẹ tôi là 1 vật nư hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi..."

Hãy cho biết câu đó có nghĩa gì?

Câu này thể hiện lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Xét ngữ cảnh, lời bà cô tả mẹ bé Hồng

gợi lên người mẹ đau khổ cô độc. Lại xét vào thời diểm đó, chính những cổ tục phong kiến đã đẩy mẹ bé Hông vào cảnh khổ như vây. Vậy nên câu này cho thấy lòng thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng. Quá đau xót cho mẹ nên Hồng muốn phá nát những cổ tục kìm hãm mẹ, hành hạ mẹ và chia cắt hai mẹ con.

Bài văn "Trong lòng mẹ", cậu bé Hồng khóc hai lần. Lần thứ nhất, cậu bé khóc khi đối thoại với người cô, vì căm ghét những cổ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ cậu và thương mẹ khi người cô nhắc đến, nghe những lời trách mắng của người cô đối với mẹ làm cậu đau lòng. Lần thứ hai, cậu khóc là vì vui mừng khi được gặp lại mẹ, được mẹ ôm trong lòng, cảm thấy mẹ không giống như lời của người họ nội nhắc đến mẹ, cậu sung sướng không còn nhớ đến những gì mà người cô đã nói nữa. Sau khi em đọc bài văn ' Trong lòng mẹ' em cảm thấy thương cậu bé Hồng nhiều hơn và căm ghét người cô độc ác với những cổ tục lạc hậu.

Câu nói này nói về thái độ của bé Hồng với những hủ tục mà mẹ cậu phải gánh chịu.
Dù còn nhỏ tuổi nhưng bé Hồng nhận ra được nguyên nhân làm mẹ cậu phải khổ sở và chính cậu cũng phải chịu sự tủi nhục ấy. Chính vì thế mà bé Hồng muốn "gía những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Đó giống như một sự phản kháng mãnh liệt của cậu bé ngay từ thuở nhỏ đã phải chịu nỗi đau đớn, nhục nhã.Dù không chấp nhận những hủ tục xấu xa ấy nhưng bé Hồng cũng chỉ biết nín thinh trước những lời mỉa mai, đay nghiến của bà cô . Bé Hồng càng thương mẹ bao nhiêu thì càng căm ghét những hủ tục bấy nhiêu.

Video liên quan

Chủ Đề