Ví dụ các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là gì? Bài biết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn các ví dụ về Phép biện chứng duy vật một cách thực tế.

Phép biện chứng duy vật là chỉ “Phép biện chứng trong chủ nghĩa Mác”. Là sự thống nhất giữa bản chất lý luận chủ nghĩa Mác [duy vật] và nhận thức luận [phép biện chứng]. Với đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung của sự phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và tư duy con người. Là hình thức phát triển tiên tiến của tư tưởng biện chứng. Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong triết học chủ nghĩa Mác.

Phép biện chứng duy vật cho rằng thế giới vật chất là một chỉnh thể thống nhất liên kết phổ biến, không ngừng thay đổi và vận động. Quy luật biện chứng là quy luật vận động của chính thế giới vật chất. Phép biện chứng chủ quan hay tư duy biện chứng là sự phản ánh phép biện chứng khách quan trong tư duy của con người. Đó là học thuyết phát triển toàn diện nhất, phong phú nhất và sâu sắc nhất.

Nó bao gồm ba quy luật cơ bản [quy luật thống nhất của các mặt đối lập, quy luật biến đổi về chất và quy luật phủ định của phủ định].  Và một loạt các phạm trù cơ bản như hiện tượng và bản chất, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực, hình thức và nội dung… Với cốt lõi là các quy luật đối lập thống nhất. Nó là vũ trụ học nhưng cũng là nhận thức luận và phương pháp luận.

1, Heraclitus nói rằng: “Cuộc đời con người không ai có thể đặt chân hai lần trên một dòng sông”. Nhưng học trò của ông lại phát triển thành: “Cuộc đời con người một lần cũng không thể đặt chân trên cùng một dòng sông”.

Đây là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thể hiện rằng mọi vật trên thế giới đều vận động và biến đổi. Vận động là vĩnh cửu và tuyệt đối. Tĩnh lặng là tương đối. Những sự vật tĩnh lặng tuyệt đối là không tồn tại.

Vật chất là chuyển động, chuyển động là tuyệt đối. Còn tĩnh lặng là tương đối. Trong hóa học và vật lý, các phân tử và nguyên tử luôn luôn chuyển động. Trong sự phát triển của xã hội, xã hội loài người luôn luôn tiến lên.

2, Hình thể còn tồn tại thì tinh thần cũng tồn tại. Hình thể mà biến mất thì tinh thần cũng biến mất. [Duy vật]

Tinh thần là chức năng của cơ thể [hình thức]. Thể xác là bản chất của tinh thần. Khi thể xác biến mất, tinh thần bị tiêu diệt. Vật chất được chia thành vật chất hữu tri và vật chất vô tri. Con người là vật chất hữu chi, còn gỗ là vật chất vô chi. Một khi con người chết, thì sẽ trở thành vật chất vô tri. Sự thay đổi của vật chất có quy luật riêng của nó. Người sống sẽ chết, nhưng người chết không thể sống được nữa. Cây cối sống trước rồi  khô chết. Sau khi chết đi thì không thể sống lại được nữa.

>> Trình bày Ví dụ cụ thể về Phủ định biện chứng và Siêu hình trong thực tế cuộc sống

3, Trong quá trình dạy học, dạy và học hoặc giáo viên và học sinh là hai bên mâu thuẫn. Là hai mặt đối lập. Dạy không phải là học, học không phải là dạy. Cả hai có những tính quy định rõ ràng, không thể giống nhau, như nhau.

Nhưng cả hai lại thống nhất với nhau, không thể tách rời. Có dạy tức là có học. Có học tức là có dạy. Một mặt tồn tại thì mặt khác cũng tồn tại. Một mặt không tồn tại thì mặt khác cũng không thể tồn tại.

Hai mặt dạy và học lại vừa có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Dạy và học cùng phát triển. Khi bên dạy cảm thấy kiến thức không đủ, thì phải đi học. Khi bên học cảm thấy kiến thức của mình vượt qua bên dạy, thì có thể ngược lại biến học thành dạy.

Trong quá trình dạy học, có quá trình tích lũy tăng trưởng kiến ​​thức. Kiến ​​thức nắm vững đến một mức độ nhất định và đủ lượng thì mới ra trường được. Đây là sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất. Trong quá trình dạy học phải rút kinh nghiệm, học hỏi cái mới, khắc phục khó khăn trở ngại. Quá trình dạy học sẽ không thuận buồm xuôi gió, sẽ có sự lặp lạ. Sau mỗi lần lặp lại sẽ có những thu hoạch mới và sự tiến bộ mới. Đây chính là phủ định trong phủ định.

4, Mùa thu đến, lá cây bắt đầu rụng xuống

Nguyên nhân và kết qur: mùa thu đến là nguyên nhân, lá cây bắt đầu rụng xuống là kết quả.

Tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên: lá cây rơi xuống một chỗ nào đó là tính ngẫu nhiên. Nhưng dưới tác động nhất định của gió, nó sẽ tất nhiên rơi xuống một nơi nào đó. Đó là tính tất nhiên.

Tính khả năng và tính hiện thực: lá cây có thể rơi xuống các phía của cây. Đây là tính khả năng. Nhưng cuối cùng chỉ rơi xuống một chỗ. Đây là tính hiện thực.

Nội dung và hình thức: bản thân chiếc lá cây là nội dung, có to có bé, có vàng có xanh là hình thức.

Hiện tượng và bản chất: lá cây biến thành màu màu là hiện tượng. Giảm diệp lục tốt là bản chất.

Mục lục bài viết

  • 1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
  • 2. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
  • 2.1 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
  • 2.2 Nguyên nhân và kết quả
  • 2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên
  • 2.4 Nội dung và hình thức
  • 2.5 Bản chất và hiện tượng
  • 2.6 Khả năng và hiện thực
  • 3. Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
  • 4. Phân tích cặp phạm trù "tất nhiên và ngẫu nhiên"
  • 5.Phân tích cặp phạm trù "Đồng nhất và khác nhau"

1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật

- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Ngay cả ý thức của con người cũng chỉ là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao và nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.

- Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng, các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau và bản chất của sự vật, hiện tượng thể hiện qua mối liên hệ đó. Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau.

- Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú. Các tính chất đó của mối liên hệ phổ biến phản ánh tính chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới đa dạng.

- Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn [xem nguyên tắc toàn diện ở cuối chương].

Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật.

- Khái niệm sự phát triển:Phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng và giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự phát triển; phát triển vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt đi theo đường xoáy ốc, dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.

- Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn [xem nguyên tắc phát triển ở cuối chương].

>> Xem thêm: Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen trong sự hình thành và phát triển triết học Mác – Lênin

2. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

2.1 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

- Các phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.

- Mối liên hệ giữa các phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.

2.2 Nguyên nhân và kết quả

- Các phạm trù nguyên nhân và kết quả.

- Mối liên hệ giữa các phạm trù nguyên nhân và kết quả.

>> Xem thêm: Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù nguyên nhân và kết quả.

2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên

- Các phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.

- Mối liên hệ giữa các phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.

2.4 Nội dung và hình thức

- Các phạm trù nội dung và hình thức.

- Mối liên hệ giữa các phạm trù nội dung và hình thức.

>> Xem thêm: Phân tích một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù nội dung và hình thức.

2.5 Bản chất và hiện tượng

- Các phạm trù bản chất và hiện tượng.

- Mối liên hệ giữa các phạm trù bản chất và hiện tượng.

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù bản chất và hiện tượng.

2.6 Khả năng và hiện thực

- Các phạm trù khả năng và hiện thực.

- Mối liên hệ giữa các phạm trù khả năng và hiện thực.

>> Xem thêm: Quan điểm lịch sử cụ thể là gì ? Nội dung và yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể ?

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù khả năng và hiện thực.

3. Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Trong phép biện chứng duy vật, quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguyên nhân, động lực của sự phát triển; quy luật lượng đổi chất đổi chỉ ra tính chất và cách thức của sự phát triển; quy luật phủ định của phủ định chỉ ra xu hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó.

Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại [quy luật lượng đổi - chất đổi]

- Các khái niệm chất; lượng; độ; điểm nút; bước nhảy.

- Nội dung quy luật [Mối liên hệ giữa các khái niệm của quy luật].

- Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật.

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ biện chứng giữa các khái niệm của quy luật.

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập [quy luật mâu thuẫn]

>> Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ? Vai trò của lý luận đối với thực tiễn ?

- Các khái niệm mặt đối lập; thống nhất; đồng nhất; mâu thuẫn biện chứng; đấu tranh giữa các mặt đối lập.

- Nội dung quy luật [Mối liên hệ giữa các khái niệm của quy luật].

- Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật.

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ biện chứng giữa các khái niệm của quy luật.

- Quy luật phủ định của phủ định

- Các khái niệm phủ định siêu hình, phủ định biện chứng; kế thừa biện chứng; vòng xoáy ốc.

- Nội dung quy luật [Mối liên hệ giữa các khái niệm của quy luật].

- Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật.

- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ biện chứng giữa các khái niệm của quy luật.

>> Xem thêm: Phân tích bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học

4. Phân tích cặp phạm trù "tất nhiên và ngẫu nhiên"

Cặp phạm trù này trong Phép biện chứng của tự nhiên được nghiên cứu tương đối đầy đủ. Những người siêu hình không hiểu phép biện chứng của ngẫu nhiên và tất nhiên. Ăngghen cho rằng, phép siêu hình lúng túng vì sự đối lập của ngẫu nhiên và tất nhiên và không thừa nhận cái ngẫu nhiên là có tính tất nhiên và cái tất nhiên cũng có tính ngẫu nhiên, coi tất nhiên và ngẫu nhiên là những tính quy định vĩnh viễn, gạt bỏ nhau, hoặc là ngẫu nhiên, hoặc là tất nhiên, không thể vừa là thế này vừa là thế kia. Họ cho rằng trong tự nhiên hoặc có những vật và hiện tượng ngẫu nhiên hoặc những vật và hiện tượng tất nhiên, và không được lẫn lộn hai thứ đó.

Đối với lô gích biện chứng thì sự đối lập tất nhiên và ngẫu nhiên [cũng như của các cặp phạm trù đối lập khác] chỉ có tính chất tuyệt đối trong phạm vi rất hẹp, ngoài phạm vi đó thì không thể nói cái này hoặc là ngẫu nhiên hoặc là tất nhiên vì nó vừa thế này vừa thế kia.

Phép siêu hình không hiểu phép biện chứng của tất nhiên và ngẫu nhiên, do đó cho rằng chỉ có tất nhiên mới đáng được khoa học chú ý và vứt bỏ cái ngẫu nhiên. Ăngghen vạch rõ quan niệm như vậy sẽ đưa tới thuyết định mệnh”, vì như vậy có nghĩa là: “Cái mà người ta có thể quy vào những quy luật, tức là cái mà người ta biết, thì mới là cái đáng chú ý, còn cái mà người ta không quy được vào những quy luật, tức là cái mà người ta không biết, thì là cái không đáng chú ý và có thể gác ra một bên. Nếu thế thì không còn gì là khoa học nữa, vì khoa học phải nghiên cứu chính cái mà chúng ta không biết. Như thế có nghĩa là: cái mà người ta có thể quy vào những quy luật chung thì được coi là tất nhiên, còn cái mà người ta không quy được vào những quy luật đó thì được coi là ngẫu nhiên. Thật dễ thấy rằng đó là cái thứ khoa học giống như cái khoa học coi cái mà nó có thể giải thích được là tự nhiên, và coi cái mà nó không giải thích được là do những nguyên nhân siêu tự nhiên sinh ra; rằng dù tôi có gọi nguyên nhân của những hiện tượng không giải thích được, là ngẫu nhiên hay là trời, thì điều đó cũng hoàn toàn không quan hệ gì tới bản chất sự vật. Cả hai tên gọi ấy đều chỉ chứng tỏ tôi dốt và do đó chúng không có chỗ đứng trong khoa học”.

Còn có một quan điểm siêu hình khác trái ngược hẳn lại, đó là “thuyết quyết định”. Thuyết này nói chung phủ nhận ngẫu nhiên, cho rằng sở dĩ một hiện tượng nào đó được gọi là ngẫu nhiên chỉ là vì chúng ta không hiểu những nguyên nhân gây nên hiện tượng đó, còn hễ thấy rõ được nguyên nhân thì không có ngẫu nhiên nữa. Thế là lẫn lộn hai khái niệm: tính nhân quả và tính tất nhiên.

Tất cả những hiện tượng của tự nhiên đều không thể không có nguyên nhân, nhưng không phải bất cứ hiện tượng nào cũng là tất nhiên cả. Vì vậy, nếu ta tìm ra nguyên nhân của một hiện tượng ngẫu nhiên thì không phải hiện tượng đó là tất nhiên. Ăngghen phê phán những kẻ máy móc và cũng vạch rõ quan điểm sai lầm này như sau: “Theo quan điểm đó thì trong tự nhiên, chỉ ngự trị có sự tất nhiên trực tiếp đơn giản thôi... Thừa nhận tính tất nhiên như vậy thì chúng ta không bao giờ thoát khỏi quan niệm thần học về giới tự nhiên được. Dù chúng ta gọi cái đó là mệnh trời vĩnh viễn như thánh Ôguyxtanh hay Canvanh, hay gọi là số trời như người Thổ Nhĩ Kỳ, hay gọi là tất nhiên thì cũng chẳng quan hệ gì đối với khoa học cả. Trong tất cả những trường hợp ấy, người ta không đặt vấn đề theo dõi đến cùng cái chuỗi những nguyên nhân; vì thế mà trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng chẳng tiến gì được hơn; cái gọi là tất nhiên vẫn chỉ là một công thức rỗng tuếch do đó... cái ngẫu nhiên cũng vẫn như xưa. Chừng nào chúng ta còn chưa chứng minh được số lượng hạt đậu trong quả đậu phụ thuộc vào cái gì thì chừng đó nó vẫn là ngẫu nhiên; và nếu nói rằng sự việc ấy đã được dự kiến từ trước trong sự cấu tạo nguyên thuỷ của hệ thống mặt trời thì chúng ta chẳng tiến thêm được bước nào. Hơn nữa: cái khoa học định nghiên cứu trường hợp của quả đậu cá biệt đó bằng cách đi ngược lại tất cả cái chuỗi những nguyên nhân của nó, sẽ không còn là khoa học nữa mà chỉ còn là một trò trẻ con; vì bản thân quả đậu ấy vẫn còn vô số những thuộc tính cá biệt khác, mới trông qua thì tưởng là ngẫu nhiên, như sự khác nhau về màu sắc, độ dày và độ cứng của vỏ, độ to của các hạt, đó là chưa nói đến những đặc tính cá biệt mà người ta còn tìm thấy qua kính hiển vi. Do đó chỉ với một quả đậu đó chúng ta cũng đã phải nghiên cứu nhiều mối liên hệ nhân quả đến nỗi tất cả các nhà thực vật trên thế giới cũng không nghiên cứu xuể.

Như vậy là ở đây, tính ngẫu nhiên không được giải thích từ tính tất nhiên, mà trái lại tính tất nhiên lại bị hạ thấp đến mức thành ra là sản vật của tính ngẫu nhiên thuần tuý. Nếu một quả đậu nhất định có 6 hạt, chứ không phải 5 hay 7 là một hiện tượng cùng loại với quy luật vận động của hệ thống mặt trời hay quy luật chuyển hoá năng lượng, thì thực ra như thế không phải là tính ngẫu nhiên được nâng lên trình độ tính tất nhiên, mà là tính tất nhiên bị hạ xuống trình độ tính ngẫu nhiên. Hơn nữa. Người ta có thể tùy ý khẳng định rằng tính nhiều vẻ của các giống và các cá thể hữu cơ và vô cơ tồn tại bên cạnh nhau trong một vùng nhất định là dựa trên một sự tất nhiên bất khả xâm phạm; - đối với cái giống và các cá thể riêng biệt thì tính nhiều vẻ đó vẫn như trước, nghĩa là ngẫu nhiên. Đối với một con vật riêng lẻ thì chỗ nó đẻ, môi trường mà nó tìm được để sống, những kẻ thù uy hiếp nó và số lượng kẻ thù đó là ngẫu nhiên. Đối với một cây mẹ thì nơimà gió mang hạt của nó đến là ngẫu nhiên; đối với cây con thì nơi mà hạt giống sinh đẻ ra nó gặp miếng đất thuận lợi để nảy mẩm là ngẫu nhiên và nếu tin rằng cả ở đây nữa, tất cả đều đưa trên một tính tất nhiên bất khả xâm phạm, thì như thế chỉ là một sự an ủi yếu ớt mà thôi. Sự tụ tập hỗn tạp các vật thể khác nhau của giới tự nhiên trên một vùng nhất định, thậm chí trên cả trái đất, bất chấp mọi sự quy định nguyên thuỷ và vĩnh viễn, cũng vẫn như cũ... vẫn là ngẫu nhiên”35.

=> Kết luận: Như vậy, Ăngghen đã nêu một số thí dụ cụ thể để chứng minh rằng trong xã hội và trong tự nhiên đều có hiện tượng ngẫu nhiên. Tiếp theo, Ăngghen dẫn ra Hêghen và trình bày quan niệm biện chứng về tất nhiên và ngẫu nhiên. Ăngghen vạch rõ rằng, tính ngẫu nhiên của các hiện tượng cũng là chính đáng như tính tất nhiên và nếu ta vứt bỏ tính ngẫu nhiên đi thì tính tất nhiên bị hạ xuống thành ngẫu nhiên và như vậy là coi sự thống trị của ngẫu nhiên là quy luật duy nhất của tự nhiên.

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ăngghen viết rằng: “Ngẫu nhiên chỉ là một cực của sự phụ thuộc lẫn nhau, mà cực kia của nó là tất yếu. Trong giới tự nhiên - ở đấy tựa hồ như tính ngẫu nhiên cũng ngự trị - thì trong mỗi lĩnh vực riêng biệt, chúng ta đã từ lâu chỉ ra tính tất yếu nội tại và tính quy luật nội tại, chúng tự khẳng định trong tính ngẫu nhiên ấy”36.

Trong tác phẩm: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ăngghen cũng nói ý rằng, cái tất yếu bao gồm vô số cái ngẫu nhiên và cái ngẫu nhiên là hình thức che đậy cái tất yếu. Như vậy, Ăngghen cho rằng ngẫu nhiên là hình thức thể hiện của cái tất nhiên, bản thân cái tất nhiên biểu hiện ra xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên. Hiểu ý đồ này như thế nào? Ăngghen đã nói rõ: Ta lấy ví dụ về sự lan tràn các hạt giống của một thứ cây, ở đây cái gì là tất nhiên? Cái tất nhiên ở đây là thứ cây đó tiếp tục bảo tồn nòi giống của nó. Đó là một quy luật nhất định của tự nhiên mà bất cứ quy luật nào cũng biểu hiện tính tất nhiên. Vì vậy, mỗi một cây đều có một phương thức nhất định riêng để sinh sản. Nhưng việc một hạt của cây đó bay đi như thế nào, tìm thấy mảnh đất nào để nảy mầm thì đó là ngẫu nhiên. Chẳng hạn, hạt của cây đó bay vào đường nhựa thì sẽ hỏng, nếu một con vật tha hạt ấy ra cánh đồng, nó sẽ nảy mầm. Đó là một trường hợp ngẫu nhiên, nhưng chính thông qua tính ngẫu nhiên mà hạt ấy bảo đảm việc sinh sôi nảy nở của giống cây ấy. Hạt nào có đủ điều kiện thì nảy nở, hạt nào không có đủ điều kiện thì chết. Như vậy, tất nhiên có được là qua nhiều ngẫu nhiên.

>> Xem thêm: Phân tích nội dung và phân loại quy luật mâu thuẫn

5.Phân tích cặp phạm trù "Đồng nhất và khác nhau"

Quan điểm siêu hình thừa nhận khả năng có đồng nhất trừu tượng, là đồng nhất hoàn toàn, tuyệt đối cứng nhắc giữa các vật thể. Phép siêu hình coi các đối tượng vốn tự bên trong là bất biến và cho rằng hai trạng thái của một đối tượng cũng có thể tuyệt đối đồng nhất: “Nguyên lý đồng nhất, theo nghĩa của siêu hình học cũ, là nguyên lý cơ bản của thế giới quan cũ: a = a. Mọi vật đều đồng nhất với bản thân. Mọi vật đều đã được coi như vĩnh viễn không thay đổi: hệ thống mặt trời, các tinh tú, các thể hữu cơ. Khoa học tự nhiên đã lần lượt bác bỏ từng điểm của nguyên lý ấy; nhưng trong lĩnh vực lý thuyết nó vẫn tiếp tục tồn tại và những kẻ bênh vực cái cũ luôn luôn đem nó đối lập với cái mới: “một sự vật không thể đồng thời vừa là bản thân lại vừa là cái khác với bản thân”31.

Các nhà siêu hình thường dựa vào kết cấu lô gích hình thức, và cho rằng: Nếu a = a thì không thể a = a. Những người siêu hình quên rằng trong toán học người ta trừu tượng hoá, gạt bỏ những sự khác nhau thực tế giữa các vật. Còn nếu không gạt bỏ những sự khác nhau đó thì trong tự nhiên cũng như xã hội, đều không có sự đồng nhất tuyệt đối. Ăngghen viết: “Khoa học tự nhiên gần đây đã chứng minh một cách tỉ mỉ rằng, sự đồng nhất thật sự, cụ thể bao hàm trong bản thân nó, sự khác biệt, sự biến đổi”32. Và, Ăngghen chứng minh bằng thí dụ cụ thể: Cái cây, con vật, mỗi tế bào, trong mỗi lúc của đời nó và đồng nhất với nó nhưng lại khác biệt với bản thân nó, do sự đồng hoá và bài tiết các chất, do sự hô hấp, sự tạo thành và sự huỷ diệt các tế bào, do quá trình diễn biến của sự tuần hoàn - tóm lại do tổng số các biến đổi không ngừng của các phân tử, tức là các sự biến đổi đã tạo nên sự sống và những kết quả chung của các sự biến đổi đó đã xuất hiện rõ ràng trong những giai đoạn của sự sống: thời bào thai, thời thanh niên, thời phát dục, quá trình sinh sản, thời già nua, chết. Sinh lý học càng phát triển, thì những biến đổi không ngừng, vô cùng nhỏ ấy lại càng trở nên quan trọng hơn đối với nó; do đó cả việc nghiên cứu những khác biệt trong nội bộ sự đồng nhất cũng trở nên quan trọng hơn đối với nó, và quan điểm cũ, hình thức một cách trừu tượng về cái tính đồng nhất, theo đó phải coi vật thể hữu cơ là một cái gì đồng nhất một cách giản đơn với bản thân vật thể đó, là một cái gì bất biến, thì đã tỏ ra lỗi thời”.

=> Kết luận: Như vậy là sự đồng nhất trừu tượng chỉ tồn tại trong đầu óc con người do sự trừu tượng gạt bỏ những quá trình thực tế. Sự đồng nhất cụ thể thì có thật trong tự nhiên, và sự đồng nhất cụ thể bao hàm cả sự khác nhau, sự biến đổi. Phép biện chứng quan niệm đồng nhất và khác nhau là hai mặt thống nhất, đan xen vào nhau.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề