Sự phát triển của kế toán trên thế giới trải qua những thời kỳ lần lượt như thế nào

Ngày nay kế toán là một công cụ quản lý quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, người ta đã sử dụng các phương pháp hiện đại trong kế toán như phương trình kế toán, mô hình toán trong kế toán, kế toán trên máy vi tính… Sự ra đời của ngành như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của tư vấn Blue nhé.

Lịch sử ra đời ngành kế toán

Lịch sử hình thành nghề kế toán như hiện nay
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời xa xưa, với công cụ lao động hết sức thô sơ, con người cũng đã tiến hành hoạt động sản xuất bằng việc hái lượm hoa quả, săn bắn… để nuôi sống bản thân và cộng đồng. Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác, có ý thức và có mục đích của con người. Cho nên khi tiến hành hoạt động sản xuất, con người luôn quan tâm đến các hao phí bỏ ra và những kết quả đạt được. Chính sự quan tâm này đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện quản lý hoạt động sản xuất. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt động sản xuất càng tăng và do đó, yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất cũng được nâng lên.

Để quản lý, điều hành hoạt động sản xuất nêu trên mà ngày nay gọi là hoạt động kinh tế cần phải có thông tin về quá trình hoạt động kinh tế đó. Thông tin đóng vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh tế. Để có được thông tin đòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho người quản lý. Kế toán là một trong các công cụ cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế phục vụ cho công tác quản lý các quá trình kinh tế đó.

Quan sát là giai đoạn đầu tiên của việc phản ánh các quá trình và hiện tượng kinh tế phát sinh ở các tổ chức.

Đo lường là việc xác định các nguồn lực, tình hình sử dụng các nguồn lực đó theo những phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh riêng biệt, và các kết quả tạo ra từ quá trình đó bằng những thước đo thích hợp.

Ghi chép là quá trình hệ thống hoá tình hình và kết quả các hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ theo từng địa điểm phát sinh, làm cơ sở để cung cấp thông tin có liên quan cho người quản lý.

Trải qua lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, kế toán có những đổi mới về phương thức quan sát, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội. Có thể nhìn nhận những thay đổi này qua những hình thái kinh tế xã hội.

Ở thời kỳ nguyên thủy, các cách thức đo lường, ghi chép, phản ánh được tiến hành bằng những phương thức đơn giản, như: đánh dấu trên thân cây, ghi lên vách đá, buột nút trên các dây thừng… để ghi nhận những thông tin cần thiết. Các công việc trên trong thời kỳ này phục vụ cho lợi ích từng nhóm cộng đồng. Khi xã hội chuyển sang chế độ nô lệ với việc hình thành giai cấp chủ nô, nhu cầu theo dõi, kiểm soát tình hình và kết quả sử dụng nô lệ, tài sản của chủ nô nhằm thu được ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư đã đặt ra những yêu cầu cao hơn trong công việc của kế toán. Các kết quả nghiên cứu của những nhà khảo cổ học cho thấy các loại sổ sách đã được sử dụng để ghi chép thay cho cách ghi và đánh dấu thời nguyên thủy. Các sổ sách này đã được cải tiến và chi tiết hơn trong thời kỳ phong kiến để đáp ứng với những phát triển mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế trong cộng đồng. Kế toán còn được sử dụng trong các phòng đổi tiền, các nhà thờ và trong lĩnh vực tài chính Nhà nước… để theo dõi các nghiệp vụ về giao dịch, thanh toán và buôn bán.

Mặc dù có nhiều đổi mới về cách thức ghi chép, phản ánh các giao dịch nói trên qua các giai đoạn phát triển của xã hội nhưng kế toán vẫn chưa được xem là một khoa học độc lập cho đến khi xuất hiện phương pháp ghi kép. Phương pháp ghi kép trước tiên được xuất hiện ở nơi này nơi khác qua sự tìm tòi của những người trực tiếp làm kế toán trong lĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp. Đến năm 1494, Luca Pacioli, một thầy dòng thuộc dòng thánh Fran-xít, trong một tác phẩm của mình lần đầu tiên đã giới thiệu phương pháp ghi kép. Ông đã minh họa việc sử dụng khái niệm Nợ và Có để đảm bảo một lần ghi kép. Nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử kế toán đã cho rằng sự xuất hiện phương pháp ghi chép có hệ thống của kế toán dựa trên bảy điều kiện sau:

  • Có một nghệ thuật ghi chép riêng
  • Sự xuất hiện của số học
  • Việc tồn tại sở hữu tư nhân
  • Việc hình thành tiền tệ
  • Việc hình thành các quan hệ tín dụng
  • Việc tồn tại các quan hệ mua bán
  • Sự dịch chuyển của đồng vốn.

Theo cách nhìn đó thì kế toán đã có những phát triển về phương pháp ghi chép để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao trong nền sản xuất hàng hóa. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của ghi kép đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sự xuất hiện của phương pháp ghi kép đã trợ giúp việc theo dõi, giám sát các quan hệ thương mại ngày càng tăng, quan hệ tín dụng giữa người mua và người bán, giữa người cho vay và người đi vay trong xu thế dịch chuyển của các dòng tư bản ngày càng lớn giữa các vùng. Ngoài ra, phương pháp ghi kép cho phép các nhà tư bản hoạch định và đo lường ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế, đồng thời tách biệt quan hệ giữa người chủ sở hữu với doanh nghiệp để thấy rõ sự phát triển của các tổ chức kinh doanh.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không chỉ gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mà còn gắn liền với những thay đổi về hình thái của các tổ chức kinh tế, các trung gian tài chính, cách thức quản lý trong các tổ chức này cũng như phương thức quản lý nền kinh tế ở góc độ vĩ mô. Đó là sự phát triển của hệ thống các ngân hàng cùng với việc ra đời nhiều công cụ tài chính, là sự phổ biến của mô hình công ty cổ phần vận hành trên các thị trường chứng khoán. Tất cả những điều kiện đó làm cho các dòng tư bản dịch chuyển thuận lợi và nhanh chóng hơn. Khái niệm người chủ doanh nghiệp không chỉ hạn chế vào một số nhà tư bản mà mở rộng ra cho mọi tầng lớp dân cư có khả năng góp một phần của cải dôi thừa của mình vào các công ty qua hình thức cổ phiếu, trái phiếu. Trong bối cảnh đó, kế toán không chỉ là sự ghi chép và cung cấp thông tin cho người quản lý ở doanh nghiệp mà còn có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho những đối tượng bên ngoài, như: cơ quan thuế, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng…Việc công bố thông tin kế toán ra bên ngoài được xem là một yêu cầu khách quan của thực tiễn để nhà nước vận hành nền kinh tế tốt hơn; để các tổ chức kinh tế và cá nhân liên quan có điều kiện đánh giá các khoản vốn đầu tư của mình hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất. Vấn đề này đặt ra cho kế toán phải công bố những thông tin gì cho bên ngoài để vừa đảm bảo tính bí mật thông tin của từng doanh nghiệp, vừa đảm bảo nhu cầu thông tin của cộng đồng kinh doanh. Để đáp ứng những đòi hỏi đó, các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán [có thể có sự can thiệp của chính phủ] đã xây dựng những qui tắc chung trong ghi chép, phản ánh và công bố các giao dịch kinh tế. Đây là một nhu cầu khách quan để người làm công việc kế toán có thể đạt được những thống nhất ở một chừng mực nhất định trong xử lý và cung cấp thông tin.

Mọi thắc mắc về kế toán, quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Từ khi hình thành xã hội loài người, con người luôn luôn muốn phát triển và tồn tại. Họ đã sống, làm việc và chống chọi trước những thách thức của thế giới tự nhiên và của chính họ - xã hội loài người. Để đánh giá được công việc mình làm, hiệu quả của nó và tiên liệu được kết quả ở tương lai cho hoạt động của mình thì con người phải dựa vào một công cụ, đó là kế toán.

Như vậy sự hình thành của kế toán xuất hiện cùng lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người.

Lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, khoảng 5 - 6 ngàn năm trước công nguyên. Lịch sử kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những sự tiến bộ kinh tế - xã hội cùng những tiến bộ theo tổ chức hành chính của từng thời kỳ. Qua nghiên cứu nền văn minh cổ sơ của các dân tộc như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã... chứng tỏ kế toán được hình thành từ thời thượng cổ.

Phần lớn những kiến thức của kế toán được nảy sinh trong những giao dịch của các nhà buôn và trong trao đổi hàng hóa hoặc trong các hoạt động tài chính của nhà cầm quyền như thu thuế, phát lương...

Những nhà khảo cổ thời cận đại đã tìm thấy một số tài liệu kế toán về thời thượng cổ, những thư từ thương mại, những tài liệu ghi chép sự giao dịch đổi chác... dưới hình thức mảnh đất nung chín hay những tảng đá phẳng, trên đó có ghi chằng chịt những dấu hiệu, những con số lờ mờ, chứng tỏ rằng trong thời đại Thượng cổ, những kiến thức kế toán đã được nhận định trong hoạt động thương mại và hành chính.

Cuộc thập tự chinh từ năm 1096 đến 1270 đã làm phục hồi hoạt động của nền kinh tế Châu Âu. Nhiều trung tâm thương mại được khám phá, nhiều hải cảng có cơ hội chứng kiến những sự trao đổi giữa những quân chinh phục và dân chúng, nhiều chợ phiên được thành lập nên phương pháp kế toán mỗi ngày được cải tiến nhiều hơn. Sự phát triển của kế toán ở thời kỳ này nhờ 3 lý do chính:

Các bạn vui lòng xem thêm "3 lý do khiến kế toán phát triển trong giai đoạn 1096 đến 1270" tại đây

Vào thời kỳ này con người tham dự vào 3 giai đoạn chính trong sự tiến hóa của kỹ thuật kế toán. Trước tiên kế toán là một hình thức sổ nhật ký, kế tiếp đến là kế toán đơn và sau cùng người ta khám phá ra hệ thống kế toán mới là kế toán kép. Sự tiến hóa này xét về nhịp điệu không giống nhau ở tất cả các nước và kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Vào thời này sổ sách kế toán đã được hình thành và đến năm 1400 các con số La Mã dần dần bị thay thế bởi các con số Ả Rập, đó là điều ước số học được lập ở Châu Âu. Con số không có trị số định được đưa vào, số này phần lớn dễ dàng trong tính toán và hàng trăm, hàng chục và số lẻ đều được phân cách bằng một dấu chấm dễ cộng. Như vậy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được lan rộng dần dần đến cuối thế kỷ 18. Chế độ Trung cổ mang đặc tính "phong kiến" bởi tình trạng đúc tiền thô sơ và bởi sự biến đổi thường xuyên xảy ra của tiền tệ dẫn đến sự thay đổi tính chất thủ công, có một tầng lớp xã hội thực sự tồn tại cho những người có nghề đổi tiền. Dần dần sổ nhật ký hợp nhất có một vị trí trong những sổ sách của kế toán đơn, lần cuối này nó xuất hiện như một công cụ quản lý hợp lý và chính nó đã giúp cho sự tiến hóa về sau của kế toán kép. Các sổ nhật ký được mở cho từng tài khoản và được ghi chép một cách rõ rệt như tài khoản tiền mặt, tài khoản khách hàng...

Thật sự mà nói, vào thời kỳ này người ta cũng đã biết rằng sự thay đổi tài sản trong kinh doanh làm ảnh hưởng đồng thời đến hai đối tượng, như vậy đối với mỗi sổ nợ người ta phải ghi nhận "cho vay và thu nợ",  và như vậy mỗi tài khoản đều chia làm 2 bên "bên nợ và bên có". Sự mở rộng về kỹ thuật ghi sổ tài sản cho đến những cấu thành khác nhau của tài sản từ kế toán đơn đến kế toán kép. Tất cả những tính chất đó được biểu hiện như sau: Sự nhìn nhận chính xác và đầy đủ của luật đối tính [nhị nguyên] - một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hai đối tượng luôn luôn vận động theo 2 mặt tăng và giảm. Đây là cơ sở hình thành nên kế toán kép.

Thời kỳ phục hưng cho phép khám phá ra một kỉ nguyên mới mà ở đó kế toán tiếp tục phát triển. Một trong những người đầu tiên phát minh ra phương pháp kế toán kép là một nhà tu dòng Franciscan tên là Luca Pacioli, sinh trưởng tại một thị trấn tên là Borgo san Sepolchro bên sông Tibre vào năm 1445. Ông là một giáo sư về toán và đã biên soạn Summa de Arthmetica, Geomatrica, Proprortioni et Proportionalita vào năm 1494 về số học, hình học, tỷ lệ thức và tính cân đối. Riêng về

Các bạn có thể xem thêm một vài thông tin cơ bản về "Luca Pacioli" tại đây.

Suốt những thế kỷ sau, kỹ thuật kế toán được cải tiến. Ví dụ như bảng kê khai tài sản được chia làm 3 phần: những tài sản lưu động - hiệu quả - và tài sản cố định. Mức độ tiến triển được thay đổi tùy theo từng nước. Nhiều tác giả Ý, Pháp, Đức, Anh đã dựa vào phương pháp kế toán của Luca Pacioli để xuất bản sách kế toán như Heinaich, Schreiber [người Đức] xuất bản một quyển kế toán vào năm 1518, tái bản năm 1523, Savonne [người Pháp] xuất bản tại Lyon năm 1581 cuốn kế toán nói nhiều về phiếu ghi tạm, sổ nhật ký và sổ cái, Simon Stevies [người Bỉ] xuất bản cuốn kế toán năm 1548 viết về kế toán và nhất là kế toán hành chính.

Đến thế kỉ thứ 17, ở Ý đột nhiên kế toán bị suy sụp

[Nội dung hiện đang còn nữa, đang chờ cập nhật]

Một số câu hỏi, có thể bạn sẽ gặp trong phần này:

1. Kế toán có thực sự là công cụ để đánh giá được công việc mình làm, hiệu quả của nó và tiên liệu được kết quả ở tương lai cho hoạt động của con người?

2. Sự hình thành của kế toán xuất hiện khi nào?

3. Theo nghiên cứu các nền văn minh cổ sơ, bạn hãy kể tên một vài dân tộc chứng tỏ kế toán xuất hiện từ thời thượng cổ?

4. Phần lớn kiến thức của kế toán được nảy sinh từ đâu?

5. Theo nghiên cứu của những nhà khảo cổ thời cận đại, hãy đưa ra những bằng chứng để cho thấy kế toán có từ thời thượng cổ? Kiến thức của kế toán được nhận định trong những hoạt động nào?

6. Cuộc thập tự chinh từ năm 1096 đến 1270 có sự kiện gì nổi bật? Hãy trình bày 3 lý do chính khiến kế toán phát triển trong giai đoạn này? Vào thời kỳ này kế toán có những hình thức nào? Vào năm 1400 có sự kiện gì nổi bật?

7. Hãy cho biết các tính chất của kế toán? Và chúng được biểu hiện như thế nào?

8. Hãy cho biết cơ sở hình thành nên kế toán kép? Thế nào là luật đối tính [luật nhi nguyên] trong kế toán?

Video liên quan

Chủ Đề