Các phương pháp dịch tiếng anh pháp lý luận văn năm 2024

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa, truyền tải thông điệp của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nguồn và chuyển sang một ngôn ngữ đích thành một đoạn văn mới và tương đương - bản dịch. Vậy hãy cùng StarWorld tìm hiểu về 10 phương pháp dịch thuật cơ bản mà phiên/ biên dịch viên nào cũng cần biết nhé!

1. PHƯƠNG PHÁP DỊCH VAY MƯỢN

Vay mượn là một kỹ thuật dịch thuật liên quan đến việc sử dụng cùng một từ hoặc trạng thái biểu cảm trong văn bản gốc và văn bản đích. Trong trường hợp để lấp một khoảng trống về ngữ nghĩa (ví dụ, một kĩ thuật mới, một khái niệm chưa được biết đến) thì phương thức dịch vay mượn là phương thức đơn giản trong tất cả các phương pháp.

2. PHƯƠNG PHÁP DỊCH SAO PHỎNG

Sao phỏng là một loại dịch vay mượn đặt biệt, toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa.

Khi sử dụng phương pháp dịch sao phỏng, dịch giả có xu hướng tạo ra một từ mới trong ngôn ngữ đích nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ nguồn.

3. PHƯƠNG PHÁP DỊCH CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI

Chuyển đổi từ loại có nghĩa là thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác mà không thay đổi nghĩa của thông điệp. Phương thức chuyển đổi từ loại không chỉ xảy ra giữa hai từ loại động từ và danh từ mà còn giữa các từ loại khác, cụ thể là tính từ, trạng từ...

4. PHƯƠNG PHÁP DỊCH NGUYÊN VĂN

Dịch nguyên văn là phương thức dịch từ đối từ (word for word translation), là sự thay thế cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc thường là câu hoặc mệnh đề bằng cú pháp đồng dạng hoặc gần như đồng dạng. Người dịch không cần phải tạo ra các thay đổi trừ các thay đổi mà chính ngữ pháp của ngôn ngữ dịch đòi hỏi. Phương thức này được Vinay và Darbelnet mô tả là phổ biến nhất giữa các ngôn ngữ có cùng hệ phả và văn hóa.

5. PHƯƠNG PHÁP DỊCH TƯƠNG ĐƯƠNG

Phương pháp này dùng để chỉ những trường hợp khi hai ngôn ngữ cùng mô tả một tình huống nhưng với các phương tiện cấu trúc hoặc phong cách khác nhau.

6. PHƯƠNG PHÁP DỊCH BIẾN ĐIỆU

Phương pháp biến điệu có nghĩa là sự thay đổi trong thông điệp do có một sự thay đổi về quan điểm, tức là hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác. Phương pháp này thích hợp khi dịch nguyên văn hoặc chuyển vị có được một câu dịch đúng ngữ pháp nhưng lại không tự nhiên trong ngôn ngữ dịch. Trong phương pháp biến điệu, ta có thể phân biệt biến điệu tự do/không bắt buộc với biến điệu cố định/bắt buộc.

7. PHƯƠNG PHÁP DỊCH SÁT NGHĨA

Để có thể hiểu sâu hơn về phương pháp này chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm của Newmark (1995). Theo ông, dịch sát nghĩa là chuyển ngữ pháp, trật tự từ và nghĩa của ngữ nguồn sang ngữ đích. Phương pháp dịch sát đa dạng từ cấp độ từ sang từ, mệnh đề sang mệnh đề, câu sang câu, v.v… Với quan điểm này, người dịch liên ngôn không chỉ là người truyền tin mà còn là đồng tác giả của văn bản ngữ đích .

8. PHƯƠNG PHÁP DỊCH LOẠI BỎ

Theo Baker (1992), nếu nghĩa được truyền đạt bởi một từ hoặc một cụm từ không quan trọng trong việc phát triển văn bản hay phải giải thích dài dòng, thì người dịch có thể loại bỏ từ hoặc cụm từ đó.

9. PHƯƠNG PHÁP DỊCH GIAO TIẾP

Theo Newmark (1995), trong phương pháp dịch giao tiếp người dịch có quyền sửa hoặc cải thiện tính logic trong giao tiếp; thay thế những từ chưa tinh tế; không dịch những từ khó hiểu; loại bỏ những chỗ lặp lại; những chỗ còn mơ hồ chưa rõ ràng; hay làm rõ các biệt ngữ.

10. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THOÁT Ý

Đây là phương pháp cuối cùng được dùng khi một tình huống trong văn hóa gốc không tồn tại trong văn hóa dịch, vì vậy phải có một sở chỉ tương đương với văn hóa gốc trong văn hóa dịch. Phương pháp dịch thoát ý có thể được mô tả là một loại tương đương đặc biệt, tương đương tình huống. Đây là hình thức viết lại bản gốc ở ngôn ngữ dịch, chủ yếu được dùng cho việc dịch thơ, bài hát và kịch.

****

Nếu bạn đang có nhu cầu dịch thuật chất lượng, nhanh chóng, giá hợp lý, thì Dịch thuật StarWorld chính là một gợi ý hoàn hảo nhất. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy, bởi những lý do sau:

Dịch là quá trình chuyển đổi từ một ngôn ngữ nguồn dạng văn bản hoặc lời nói thành ngôn ngữ đích dạng văn bản hoặc lời nói tương ứng. Mục đích chính của quá trình dịch thuật là tái sinh các loại văn bản khác nhau, như các tác phẩm văn học, các văn bản liên quan tới tôn giáo, khoa học, triết học,… bằng một ngôn ngữ khác, nhờ đó tiếp cận được lượng người đọc lớn hơn, chính vì thế lượng độc giả mục tiêu cũng sẽ lớn hơn và đưa thế giới lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên dịch hoàn toàn không phải là một công việc đơn giản. Nếu ngôn ngữ chỉ là việc giải thích các khái niệm chung hoặc tổng quát thì tất nhiên quá trình dịch từ một ngôn ngữ nguồn sang một ngôn ngữ đích sẽ rất dễ dàng. Nhưng dịch không chỉ là việc chuyển đổi từng từ, mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác. Các khái niệm của một ngôn ngữ này có thể sẽ rất khác biệt với các khái niệm của một ngôn ngữ khác, bởi vì mỗi ngôn ngữ có cách tổ chức lời nói khác nhau. Khoảng cách giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích càng lớn thì việc chuyển đổi sẽ càng khó khăn hơn. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và hai văn hóa khiến quá trình dịch thực sự là một thách thức lớn. Có thể lấy một số yếu tố trở ngại trong vấn đề dịch như hình thức, văn phong, ý nghĩa, thành ngữ, tục ngữ, vân vân.

Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình dịch:

  • Một biên dịch viên có thể lược bỏ một số phần trong văn bản hay không?
  • Biên dịch viên nên coi trọng ý nghĩa hay hình thức hơn?
  • Biên dịch viên nên ẩn danh hay hiện danh?
  • Biên dịch viên nên trung thành hay không cần phải trung thành?
  • Văn bản dịch nên biến đổi tương ứng ngôn ngữ đích hay duy trì sắc thái ngôn ngữ nguồn?
  • Có khả năng dịch thành các văn bản tương đương?

Các câu hỏi này chính là những tranh luận lý thuyết thường xuyên được đưa ra xem xét trong các buổi Nghiên cứu Dịch thuật.

Quy trình dịch thuật

Quy trình dịch thuật nghĩa là toàn bộ quá trình một biên dịch viên chuyển từ một văn bản hoặc một phần văn bản thành các văn bản tương ứng bằng một ngôn ngữ khác. Quy trình dịch thuật có thể miêu tả như sau:

  • Giải mã ý nghĩa văn bản nguồn, và
  • Mã hóa lại hoặc dịch ý nghĩa đó thành ngôn ngữ đích.

Trong quy trình đơn giản đó chứa rất nhiều hoạt động khác nhau như kiểm tra ngữ pháp, cú pháp, thành ngữ, nghĩa từ vựng và các yếu tố tương tự của ngôn ngữ nguồn, cũng như văn hóa của tác giả văn bản đó. Biên dịch viên cần có kiến thức sâu rộng để có thể giải mã và sau đó mã hóa lại ý nghĩa văn bản bằng một ngôn ngữ khác. Trong nhiều trường hợp, có thể kiến thức ngôn ngữ đích của biên dịch viên quan trọng hơn kiến thức ngôn ngữ nguồn của người đó.

Sau đây là quy trình mà tất cả các biên dịch viên cần tuân thủ nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp lý của văn bản dịch:

  • Tài liệu cần dịch (ngôn ngữ nguồn) phải được giao cho người thông thạo ngôn ngữ đích mà văn bản đó cần được dịch ra.
  • Tài liệu phải được người thông thạo cả về ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích hiệu đính. Trong quá trình hiệu đính phải đảm bảo tính chính xác, ngữ pháp, chính tả và văn phong của văn bản.
  • Tài liệu cần được người thành thạo cả hai ngôn ngữ đọc lại một lần nữa. Chính tả và hình thức văn bản cần được kiểm tra lại trong quá trình này.
  • Cuối cùng, trước khi giao tài liệu cho khách hàng, tài liệu phải được kiểm tra một lần nữa để đảm bảo rằng bản dịch chính xác và không có bất kỳ đoạn văn bản nào bị bỏ sót cũng như văn bản được trình bày một cách hoàn hảo.

Quy trình dịch thuật có thể chia thành hai nhóm:

  • Quy trình kỹ thuật:Quy trình này là việc phân tích ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích và tìm hiểu toàn diện ngôn ngữ nguồn trước khi bắt tay vào dịch thuật.
  • Quy trình tổ chưc:Quy trình này là việc thường xuyên đánh giá lại bản dịch. Công việc này cũng bao gồm việc so sánh bản dịch hiện tại với bản dịch văn bản tương ứng của các biên dịch viên khác. Bên cạnh đó, quy trình tổ chức cũng kiểm tra hiệu quả truyền đạt của văn bản dịch thông qua việc lấy ý kiến của độc giả ngôn ngữ nguồn nhằm đánh giá tính chính xác và hiệu quả của bản dịch cũng như xem xét phản ứng của họ.

Phương pháp dịch thuật

Một số phương pháp dịch thuật phổ biến là:

  • Dịch từng từ: Trong phương pháp này, các từ trong ngôn ngữ nguồn được dịch sang một ngôn ngữ khác theo nghĩa phổ biến nhất. Phương pháp này đôi khi gây ra tình trạng sai văn bản, đặc biệt với các thành ngữ, tục ngữ.
  • Dịch hàm nghĩa từ vựng: Với phương pháp này, các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn được dịch sáng ngôn ngữ đích gần nhất. Tuy nhiên, các từ có nghĩa từ vựng được dịch riêng biệt, không phụ thuộc vào bối cảnh.
  • Dịch trung thành:Phương pháp này đòi hỏi biên dịch viên dịch chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc với các đòi hỏi về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn.
  • Dịch sát nghĩa:Dịch sát nghĩa là một phương pháp dịch quan tâm tới cả giá trị thẩm mỹ của văn bản ngôn ngữ nguồn.
  • Dịch tùy ứng:Dịch tùy ứng là cách dịch thường được sử dụng trong khi dịch thơ ca hoặc kịch bản. Văn bản được tái hoàn chỉnh về mặt văn hóa ngôn ngữ nguồn và sau đó được chuyển thành văn hóa ngôn ngữ đích trong khi vẫn giữ nguyên các yếu tố liên quan tới nhân vật, đề tài, bối cảnh.
  • Dịch tự do:Phương pháp dịch này tạo nên các bản dịch mà văn phong, hình thức và nội dung không đồng nhất với văn bản nguồn.
  • Dịch văn cảnh:Phương pháp này thể hiện chính xác thông điệp của văn bản nguồn, nhưng đôi khi có xu hương làm thay đổi nghĩa gốc của văn bản bằng việc sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ. Dịch truyền đạt thông tin:Phương pháp này chuyển thể chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc mà người đọc có thể dễ dàng chấp nhận và hiểu được cả nội dung và ngôn ngữ của bản dịch đó.