Các dạng đề so sánh văn học 12 với 11 năm 2024

Nắm vững sự khác biệt của dạng đề so sánh trước đây và liên hệ hiện nay giúp các em làm tốt câu nghị luận văn học.

Trong đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia năm nay, câu nghị luận văn học sẽ bao hàm kiến thức của hai lớp là lớp 11 và lớp 12. Không còn là dạng bài so sánh văn học như trước, đề thi năm 2018 yêu cầu học sinh liên hệ so sánh kiến thức giữa hai lớp. Do đó, cách làm câu nghị luận văn học sẽ có sự khác biệt. Đơn vị kiến thức chính vẫn nằm trong chương trình lớp 12, nhưng có thêm phần kiến thức lớp 11, yêu cầu học sinh phải liên hệ và so sánh để phân tích, làm rõ cảm nhận về đối tượng kiến thức lớp 12.

Để không bị nhầm lẫn khi làm bài, thầy Đặng Ngọc Khương - giáo viên Ngữ văn Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn sẽ giúp các em phân biệt rõ sự khác nhau trong cấu trúc thân bài giữa hai dạng đề này trong video dưới đây:

Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong bài "Tây Tiền" và "Việt Bắc.

Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Xem lời giải

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

NỘI DUNG KHÓA HỌC

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL

ĐĂNG KÝ EMAIL nhận thông tin bài giảng video, đề thi và ưu đãi đặc biệt từ HỌC247

Các dạng đề so sánh văn học 12 với 11 năm 2024

Copyright © 2022 Hoc247.vn Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247 GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020 Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. HCM, Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Các dạng đề so sánh văn học 12 với 11 năm 2024

Copyright © 2022 Hoc247.vn

Hotline: 0973 686 401 /Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Đó là: So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học; so sánh hai đoạn thơ; so sánh hai đoạn văn; so sánh hai nhân vật;

So sánh cách kết thúc hai tác phẩm; so sánh phong cách tác giả; so sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm.

Hướng dẫn cách làm bài văn so sánh 2 tác phẩm văn học

Cách làm bài dạng đề so sánh văn học Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thông thường có hai cách:

Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau

Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.

💙Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp

Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng trong đáp án đề thi đại học - cao đẳng.

Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau.

Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

-Mở bài: Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này); giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

-Thân bài: Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích);

Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

So sánh: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)

Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

-Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

💙Cách 2: Phân tích song song

Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó.

Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Ứng dụng cách viết này học sinh không phân tích lần lượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng - hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

-Mở bài: Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này); giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

-Thân bài: Điểm giống nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng); điểm khác nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng).

-Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp.

Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.