Các bài văn lập luận chứng minh lớp 7 hay năm 2024

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.

  1. Tìm hiểu đề và tìm ý
  1. Lập dàn ý
  1. Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ, đoạn chứng minh bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.

2. Thực hành trên lớp

  1. Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước tổ hoặc nhóm theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo
  1. Chú ý tham khảo ý kiến của các bạn, cùng trao đổi về cách lập luận, về các dẫn chứng thực tế
  1. Ghi chép những nhận xét của thầy cô giáo để bổ sung, điều chỉnh dàn ý, lắng nghe các đoạn văn hay so sánh để hoàn thiện phần viết của mình.

Câu 2

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?

Gợi ý:

- Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” nói lên điều gì?

- Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.

Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn” mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ là để xác định cái đạo lí mà nhân ta luôn coi trọng ở đây là gì, từ đó mới có thể xác định được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận cho phù hợp.

- Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;

- Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng nhân dân ta luôn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người lớn để có các dẫn chứng thuyết phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:

+ Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em biết (Lễ giỗ tổ Hùng Vương chẳng hạn);

+ Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên không? Ngày cúng giỗ trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?

+ Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam…;

+ Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em thương binh liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên,…

- Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam không?

- Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào để thực hiện đạo lí ấy?

2. Xác định các ý cho từng phần (Mở bài, Thân bài, Kết luận) theo lập luận nhất định. Làm sao vừa đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần, vừa thiết lập được mối quan hệ giữa các đoạn trong phần Thân bài.

Có thể lập luận theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ từ chung đến riêng, từ rộng đến hẹp của các dẫn chứng.

Đọc bài văn “Không sợ sai lầm” (SGK Ngữ văn lớp 7, trang 43) và trả lời cáccâu hỏi sau:a, Bài văn nêu luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?b, Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào?Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?c, Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ...

Đọc tiếp

Đọc bài văn “Không sợ sai lầm” (SGK Ngữ văn lớp 7, trang 43) và trả lời các câu hỏi sau: a, Bài văn nêu luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó? b, Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không? c, Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”?

3: Đọc bài văn “Không sợ sai lầm” (SGK Ngữ văn lớp 7, trang 43) và trả lời cáccâu hỏi sau:a, Bài văn nêu luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?b, Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào?Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?c, Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ...

Để làm tốt các bài tập làm văn lớp 7, phần này liệt kê các bài văn hay và văn mẫu về chủ đề Văn nghị luận xã hội. Bạn vào tên bài để tham khảo các bài văn mẫu Văn nghị luận xã hội tương ứng.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Các bài văn lập luận chứng minh lớp 7 hay năm 2024

Các bài văn lập luận chứng minh lớp 7 hay năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.