Bị covid xong bao lâu tiêm được

Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19, sau 3 tháng sẽ được tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: VGP

Theo đó, những đối tượng này sẽ trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong 3 tháng sau khi mắc bệnh. Sau thời gian này, trẻ sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 nếu bảo đảm đủ điều kiện sức khỏe.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị sở y tế các địa phương phối hợp với sở GD&ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học thuộc nhóm trẻ có độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi để chuẩn bị triển khai tiêm chủng.

Trao đổi với báo chí, TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn [Bệnh viện Nhi Trung ương] cho biết, ở nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, sau 3 tháng kể từ khi mắc COVID-19, sức khỏe của trẻ gần như hồi phục hoàn toàn, đồng thời khả năng miễn dịch tự nhiên ở trẻ sau nhiễm bệnh cũng suy giảm, vì vậy tiêm vaccine cho trẻ đã mắc COVID-19 sau 3 tháng là phù hợp.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] cũng cho biết, theo kinh nghiệm của các quốc gia, tất cả những người đã mắc COVID-19 vẫn tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo các đánh giá cho thấy, giữa người đã mắc COVID-19 có tiêm chủng và người đã mắc COVID-19 chưa tiêm chủng, thì nhóm người đã mắc COVID-19 và tiêm chủng có tỉ lệ sinh kháng thể cao hơn, hiệu quả phòng bệnh cũng cao hơn nhiều, từ đó giảm các ca nặng và tử vong.

Từ ngày mai [14/4], tỉnh Quảng Ninh sẽ là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vaccine Moderna phòng COVID-19 cho trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi. Sang tuần sau, cả nước sẽ triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi này.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, ước tính cả nước có khoảng 11,8 trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc COVID-19. Vì vậy, ngành y tế sẽ triển khai tiêm đủ 2 mũi cho nhóm trẻ này trước, cố gắng hoàn thành trong quý II/2022. Khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc COVID-19 sẽ tiêm vào tháng 7, tháng 8, tức là 3 tháng sau khi trẻ mắc COVID-19.

Tính đến ngày 13/4, trên cả nước, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 208.596.156 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.366.877 liều [mũi 1 là 71.383.300 liều, mũi 2 là 68.491.388 liều, mũi 3 là 1.505.536 liều, mũi bổ sung là 15.012.049 liều, mũi nhắc lại là 34.974.604 liều].

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.229.279 liều, trong đó mũi 1 là 8.823.693 liều, mũi 2 là 8.405.586 liều. 

Hiền Minh


Nhân viên y tế tại TP.HCM chuẩn bị tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân - Ảnh: THU HIẾN

TS.BS Phạm Quang Thái - trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc [Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương] - cho biết sau khi khỏi COVID-19 có thể tiêm vắc xin được ngay. Tuy nhiên cần lưu ý là bệnh nhân phải khỏi hẳn, không còn các triệu chứng, chứ không phải chỉ xét nghiệm âm tính.

Trường hợp còn triệu chứng, có nguy cơ trùng hợp giữa phản ứng do vắc xin hay triệu chứng của bệnh và có thể dẫn tới xử lý sai với phản ứng sau tiêm. Như vậy, khi đã khỏi hẳn COVID-19 thì tiêm theo lịch như bình thường và không cần phải chờ thêm.

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, kháng thể sau nhiễm tự nhiên sẽ không hiệu quả bằng việc có tiêm vắc xin. Đặc biệt, nhiễm trước hoặc sau tiêm cho kết quả kháng thể được tăng cường cao hơn rất nhiều so với việc đơn thuần nhiễm tự nhiên hoặc đơn thuần chỉ tiêm vắc xin.

TS Thái cho biết thêm, đối với những người có bệnh lý liên quan đến miễn dịch hoặc sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch, hay bệnh lý làm đáp ứng miễn dịch yếu đều phải tiêm mũi vắc xin bổ sung và tiêm nhắc lại theo đúng lịch.

Như vậy, ngoài mũi cơ bản [2 hoặc 3 mũi tùy đối tượng] còn có mũi nhắc lại, hiện Việt Nam mũi nhắc lại tiêm cách 3 tháng so với mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Trường hợp người nhiễm COVID-19 nhưng không biết tình trạng bản thân mà vẫn tiêm vắc xin, thì cũng không làm tăng nguy cơ đến sức khỏe. Mọi người vẫn cần tiếp tục thực hành tốt 5K để hạn chế sự lây nhiễm, điều có thể giúp virus tiếp tục lan tràn và biến đổi tạo ra những biến chủng mới khó lường.

Bà Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia - cho biết từ tháng 12-2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi COVID-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin COVID-19 [bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại].

Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi COVID-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân.

Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 - 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người.

"Khi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vắc xin", bà Hồng khuyến nghị.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại [lần trước] và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Bà Dương Thị Hồng cho biết đối với trẻ mắc COVID-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vắc xin.

"Kế hoạch sắp tới nước ta sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi", bà Hồng cho hay.

Chủ Đề