Bệnh herpes là gì

Herpes được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng. Căn bệnh này bị một loại virus có tên Herpes Simplex Virus gây nên. Bệnh nhân cần phải nắm rõ được các thông tin về bệnh để hiểu được bệnh HSV có nguy hiểm không. Những kiến thức y khoa được đề cập đến sau đây sẽ có ích cho bạn.

1. Bệnh Herpes là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh HSV có nguy hiểm không thì đầu tiên bạn cần phải hiểu được HSV có nghĩa là gì.HSV là tên viết tắt của căn bệnh Herpes Simplex Virus. Căn bệnh này không chỉ lây nhiễm thông qua con đường tình dục mà còn có thể gây bệnh ở khu vực xung quanh miệng, ngón tay và một số vị trí khác. HSV có hai loại, bao gồm HSV - 1 và HSV - 2.

Bệnh herpes là gì

Bệnh Herpes là gì?

  • HSV loại 1: Đây chính là nguyên nhân khiến khu vực xung quanh miệng, mắt bị lở loét. Bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh thông qua nước bọt hoặc những vết thương. Bên cạnh đó, HSV loại 1 còn có thể làm xuất hiện mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân bị mắc HSV sinh dục là do bệnh loại 2 gây ra. 

  • HSV loại 2: Các vết lở loét sẽ bị xuất hiện ở xung quanh của bộ phận sinh dục hoặc trực tràng. Những vết lở này có thể có ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường được nhìn thấy ở khu vực thắt lưng. HSV loại 2 chủ yếu sẽ xuất hiện qua con đường tình dục. 

2. Các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Herpes

Bệnh HSV có nguy hiểm không? Herpes có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần phải nắm rõ các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời. Để nhận biết bệnh Herpes, một số nguyên nhân cùng triệu chứng của căn bệnh này cụ thể như sau:

2.1. Nguyên nhân gây bệnh Herpes

HSV có nguy hiểm không? Bệnh Herpes có thể xuất hiện vì một số nguyên nhân sau đây:

  • Cả hai người quan hệ tình dục không đảm bảo sự an toàn (không có sử dụng bao cao su hoặc giao hợp với nhiều người khác nhau,...). Đây chính là nguyên nhân chính gây bệnh Herpes ở nhiều người. 

  • Bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ. Quá trình thụt rửa và chà xát quá mạnh cũng khiến cho bộ phận sinh dục bị tổn thương, mang đến điều kiện để cho virus gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể. 

  • Da và phần niêm mạc tiếp xúc với những vết thương hở có chứa virus gây bệnh HSV. 

Bệnh herpes là gì

Nguyên nhân gây bệnh HSV là gì?

  • Dùng chung những vật dụng của người mang bệnh HSV.

  • Bệnh được truyền từ mẹ sang con (đôis với các bà bầu bị nhiễm bệnh HSV, trẻ khi sinh ra sẽ có sức đề kháng khá yếu).

  • Bị tổn thương ở phần môi, răng và miệng.

  • Sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể bị suy nhược, tinh thần bị căng thẳng kéo dài cũng có thể nguyên nhân khiến bạn dễ bị nhiễm HSV hơn. 

2.2. Triệu chứng của Bệnh Herpes

Trong giai đoạn đầu mới phát bệnh, những triệu chứng của Herpes loại 1 sẽ gồm có mụn nước hoặc bị lở loét ở những khu vực quanh miệng. Những vết lở loét xuất hiện ở trên môi còn hay được gọi là các “vết loét lạnh”. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ra ở những khu vực có xuất hiện vết lở loét, khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu. 

Khi mụn nước bị dập vỡ thì sẽ để lại những vết trợt. Chúng thậm chí còn có thể trở thành những vết lở loét sâu rất mất thẩm mỹ. Đối với một số trường hợp, vết loét còn có thể bị đóng vảy hoặc bị tiết dịch. Căn bệnh này có thể xuất hiện từ khoảng 3 đến 4 ngày và dần hết trong vài ngày sau đó. Bệnh cũng sẽ tái phát theo từng đợt. 

Xem thêm: Triệu chứng chlamydia và biện pháp phòng ngừa bệnh

Nấm Sinh Dục Chlamydia

Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không- Đây là câu trả lời

Bệnh herpes là gì

Những triệu chứng nhận biết bệnh

Thế nhưng, đa số những người bị nhiễm HSV đều không có các triệu chứng một cách rõ ràng. Thỉnh thoảng bạn sẽ chỉ nhìn thấy trên da có các vết màu đỏ, bị trợt hoặc bị nứt da,... Nhiều người thậm chí còn không có triệu chứng nào nhưng virus vẫn có thể bài xuất và lây bệnh sang cho người khác. 

Tương tự với Herpes loại 1, Herpes loại 2 thường sẽ không có những dấu hiệu điển hình. Hoặc một số dấu hiệu nhẹ hơn cũng không thể giúp người bệnh nhận biết. Đa số người bệnh đều sẽ không biết được bản thân mình hiện đang mắc bệnh. Các triệu chứng của bệnh thường thấy ở HSV 2 gồm có vết lở loét xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Ngoài ra, HSV 2 còn có các triệu chứng như bị sốt, bị đau nhức cơ thể và bị sưng hạch bạch huyết.

3. Bệnh Herpes có nguy hiểm không?

Một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm chính là bệnh HSV có nguy hiểm không. Khi bị nhiễm HSV, nếu không được điều trị cẩn thận thì có thể xảy ra biến chứng, cụ thể: 

  • Gây nên tình trạng bị viêm nước răng - miệng cấp tính, biến chứng này thường gặp ở các bệnh nhân dưới 5 tuổi. 

  • Có thể bị loét giác mạc, kết mạc khiến cho bệnh nhân bị đau mắt và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Lâu dài, biến chứng có thể khiến bệnh nhân bị mù nếu không kịp thời chữa trị. 

  • Bệnh nhân có thể bị viêm não hoặc màng não  nếu không chữa Herpes kịp thời. Điều này sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

Bệnh herpes là gì

bệnh HSV có nguy hiểm không?

  • Phát ban thuỷ đậu cũng là một dạng biến chứng vô cùng nguy hiểm mà HSV gây ra. Một dạng nhiễm HSV ở ngoài da có dạng chốc lở và lây lan nhanh chóng. Bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh và cơ thể bị suy nhược cùng với những chùm mụn nước xuất hiện. Biến chứng sẽ diễn biến nhanh chóng khoảng 7 - 10 ngày và lây rộng ra. Chúng kết nối lại với nhau và tạo nên những mảng lở loét rộng hơn. Tình trạng này tiếp diễn có thể làm xuất hiện tình trạng bị bội nhiễm Staphylococcus hoặc Streptococcus.

  • Hồng ban đa dạng: Đây là một dạng phát ban đối xứng thường bị ở các khu vực tay chân. Những vết phan ban này có thể ở dạng dát, sần hoặc xuất hiện thành từng mảng chứ không đơn giản chỉ là mụn nước. 

Một vài biến chứng khác của bệnh như bị viêm gan, bị viêm đường hô hấp hoặc viêm khớp. Đối với trẻ sơ sinh, khi bị nhiễm HSV loại 2 thì sẽ có tiên lượng xấu hơn so với loại 1. Những biến chứng xuất hiện ở trong giai đoạn tái phát sẽ ít hơn và nhẹ hơn so với giai đoạn sơ phát. Các biến chứng khác điển hình như bị đau dây thần kinh ngoại biên, bị viêm màng não, bị viêm não, bị liệt dây thần kinh sọ não hoặc bị nhức đầu thường xuyên. 

4. Các biện pháp phòng ngừa Bệnh Herpes

Herpes có nguy hiểm không chắc chắn là vấn đề mà người bệnh quan tâm nhất. Vậy làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này? Một vài biện pháp được khuyến cáo áp dụng như:

  • Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo virus HSV. 

Bệnh herpes là gì

Phòng ngừa HSV như thế nào?

  • Khi quan hệ tình dục cần sử dụng các biện pháp an toàn và quan hệ lành mạnh để tránh virus Herpes lây nhiễm (đồng thời bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh tình dục khác). 

  • Hạn chế các hành động thân mật hoặc tiếp xúc với các vết thương hở của người bệnh. 

  • Nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục thật sạch sẽ, đúng cách để đảm bảo an toàn. Tránh thụt rửa quá mạnh trong quá trình vệ sinh làm tổn thương bộ phận nhạy cảm này. 

Trên đây, Galant Clinic đã cập nhật cho bạn một số thông tin quan trọng về bệnh Herpes. Đồng thời chúng tôi cũng đã giải đáp được vấn đề bệnh HSV có nguy hiểm không. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào chưa hiểu rõ về Herpes, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.

Virus herpes simplex là bệnh gì?

Herpes simplex Herpes (vi rút herpeses loại 1 và 2) thường gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Các bệnh nhiễm trùng nặng thường gặp gồm viêm não, viêm màng não, herpes sơ sinh và, ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng lan tỏa.

Làm gì khi bị Herpes môi?

Dùng kem bôi hoặc thuốc mỡ Để kiểm soát cơn đau và ngứa do Herpesmôi và thúc đẩy quá trình tự làm lành tổn thương thì dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi kháng virus cần thiết. Thuốc thường dùng điều trị là Acyclovir được dùng ngay khi mụn Herpes môi khởi phát, triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát nhanh chóng.

Virus herpes từ đau?

- Da và niêm mạc tiếp xúc với vết thương hở có nguồn bệnh virus HSV. - Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác mang virus HSV như dao cạo râu, bàn chải, khăn,… - Lây từ mẹ sang con khi thai phụ nhiễm virus, trẻ sinh ra có sức đề kháng kém. - Tổn thương ở môi (nứt môi, khô,…), răng - miệng (nhổ, trám răng,…).

Virus herpes có hình dạng gì?

Các virus herpes có một cấu trúc chung, được cấu tạo bởi sợi đôi tương đối lớn, bộ gen DNA mã hóa tuyến tính 100-200 gen được bọc trong một lớp vỏ protein 20 mặt gọi là capsid, lớp vỏ này chứa cả protein, mRNA của virus và màng lipid kép.